ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 29

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 ,      

 

Chương II

Thiên-địa-không:nguyên ủy h́nh học

 

 

Trong khi khai phá mặt lịch sử và mặt ngôn ngữ nguyên ủy ý nghĩa hình học như đã trình bày ở trên, Husserl xác định ngay là không đi sâu vào vấn đề khái quát về nguyên ủy ngôn ngữ, trong hiện hữu lý tưởng và nền tảng của nó trong một thế giới thực qua biển ngữ và ký thác, song thiết yếu là nói về quan hệ giữa ngôn ngữ như là chức năng  của con người trong chúng nhân với thế giới như là chân trời hiện hữu của con người.

Ông giải thích điều đó như sau: khi chúng ta sống ở tình trạng tỉnh thức trong thế giới, dầu có chú ý hay không chú ý, chúng ta vẫn thường xuyên có ý thức về thế giới, ý thức nó như thể chân trời của đời sống của chúng ta, như thể chân trời những "sự vật" (Dinge: những đối tượng thực), những quan tâm và những hoạt động thực và khả hữu của chúng ta. Luôn luôn tách rời khỏi chân trời thế giới, có chân trời những tha nhân đồng bào (Mitmenschen) dầu có hiện diện hay không hiện diện ở đó*.[13]

Chân trời chúng nhân theo Husserl được xác định vì chúng ta ý thức được cái chân trời mở ra này với trung bộ giới hạn của nó, của  những tha nhân đồng bào của chúng ta và của những người chúng ta quen biết nói chung. Liên đới với ý thức này, có ý thức là chúng ta có những con người trong chân trời-của-người-xa-lạ , mà mỗi lần chúng ta ý thức như những "tha nhân", mỗi lần ý thức tha nhân "cho tôi", như thể những tha nhân "của tôi", như những người mà tôi có thể bước vào trong một liên hệ nội cảm, hiện thực và tiềm tàng, trực tiếp và gián tiếp, trong một nội hàm hỗ tương giữa tự ngã và tha nhân, và trên nền tảng liên hệ này, trong một trao đổi  với họ, một hòa mình với họ trong bất kỳ phương thức đặc thù nào của cộng đồng, và tiếp theo đó là trong một tri thức thường lệ với hữu-cộng-đồng-hóa này.  Tất cả cũng như tôi, mỗi người có đồng-chúng-nhân của họ, và đó chính là điều tôi và mọi người hiểu họ, và nếu như đã xét về chính mình, có chúng nhân nói chung và con người biết làm sao sống trong đó.[14]

Rõ ràng là có ngôn ngữ phổ quát ở chân trời chúng nhân này. Chúng nhân trước tiên được hiểu như thể cộng đồng ngôn ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp. Đương nhiên, chỉ nhờ vào ngôn ngữ và những ủy thác của nó trải rộng bao la, như thể những thông giao hư giả, mà chân trời chúng nhân có thể là chân trời của một vô biên mở ra, như thể nó đã ở đó từ bao giờ đối với mọi người.[15]

Trong khuôn khổ ý thức, chúng nhân bình thường và trưởng thành (ngoại trừ thế giới của những người không bình thường và trẻ con) được coi là ưu tiên như thể chân trời của nhân loại và là cộng đồng của ngôn ngữ. Trong ý nghĩa này, chúng nhân là của mọi người, là chân-trời-của ta nơi mỗi người, một cộng đồng có quyền-phát-biểu trong tương kính, phổ thông và đầy trí lực; và cũng trong cộng đồng này, mọi người cũng có quyền ngôn luận như của một hiện thể khách quan của những gì có ở đó, trong thế giới xung quanh thuộc chúng nhân của mình. Mọi người có danh tính của mình hay đúng ra có danh tính hiểu theo nghĩa rất rộng, nghĩa là có thể diễn đạt trong một ngôn ngữ. Thế giới khách quan tự khởi thủy là thế giới của mọi người, thế giới mà "tất cả mọi người" có như thể chân trời của thế giới. Con người với định vị hữu khách quan giả định mọi người với tư cách là những con người [chủ thể] có ngôn ngữ chung, phổ cập. Ngôn ngữ ở phía họ là chức năng và quyền năng thi hành, liên quan tương ứng với thế giới, vũ trụ/universum

những sự vật với tư cách diễn đạt trong một ngôn ngữ của hữu thể và đương nhiên là như thế. Như vậy, một mặt, con người với tư cách con người, chúng nhân-đồng bào, thế giới - thế giới mà con người (phát) ngôn, và luôn luôn có thể (phát) ngôn, thế giới mà chúng ta nói và luôn luôn có (quyền) nói - và mặt khác, (kể cả) ngôn ngữ, kết bện với nhau không rời, và luôn luôn chắc chắn trong sự thống nhất không rời về mối liên hệ của chúng, dầu theo thói thường chúng chỉ tiềm ẩn ở cuối chân trời.[16]

Khi điều đó đã giả định trước rồi, nhà hình học sáng lập-đầu tiên cũng đương nhiên có thể phát biểu sự hình thành sáng lập nội tại của mình. Song vấn đề đặt ra là: làm thế nào sự hình thành  này do đó trở nên khách quan trong "tính lý tưởng" của nó?

Trước khi luận bàn vấn đề này, chúng ta cần phải chú ý đến văn phong của Husserl ở những tiết đoạn dẫn trên. Khác với lối văn phong phê bình, luận chiến trong tác phẩm Triết lý toán học, phụ lục III này bổ túc, minh giải cho tiết § 9 a/ "Hình học thuần túy" trong Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm, một số tiết đã xuất bản trên tạp chí Philosophia ở Belgrade nâm 1936.

Trong hành trạng trí thức của Husserl vào thời đại mà Đệ Tam đế chế Hitler cai trị, có những sự biến xẩy ra với ông:

Năm 1933, Husserl bị đình chỉ công việc giảng dạy do sắc lệnh Nr. A 7642 của nhà nước;

Năm 1935, ngày 7 tháng Năm ông thuyết giảng trước công chúng ở Wiener Kulturbund tại Wien/Vienna với đề tài Die Philosophie in der Krisis der europâischen Menschheit/Triết học trong cuộc khủng hoảng của chúng nhân châu Âu; vào tháng 11 ông thuyết giảng tại Pra-ha với đề tài Die Krisis der europâischen Wissenschaften und die Psychologie/Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và tâm lý học.

Năm 1936, ngày 15 tháng Giêng ông bị rút giấy phép dạy học vào cuối năm 1935; ngày 25 tháng Giêng, bộ Khoa học, Giáo dục và Giáo dục Nhân dân của Đệ Tam đế chế buộc ông phải ra khỏi tổ chức triết học do Arthur Liebert thành lập tại Belgrade.

Năm 1937, ngày 8 tháng Sáu, Đệ Tam đế chế bác bỏ yêu cầu của ông xin tham dự Hội nghị quốc tế Triết lần thứ 9 tổ chức ớ Paris.

Năm 1938, ngày 27 tháng Tư Husserl qua đời, thọ 79 tuổi.

Hỏi về Nguyên ủy hình học  như một vấn đề ý hướng-lịch sử/Die Frage nach dem Ursprung der Geometrie als intentional-historisches Problem dưới dạng bản thảo được viết trong khoảng 1936 vào lúc chính quyền Đức Quốc xã đang khủng bố ông, cho nên có thể coi như dự thảo tuyên ngôn nhân quyền. Eugen Fink đã có ý chuyển tải từ bản thảo đưa lên tạp chí triết học quốc tế xuất bản vào ngày 15 tháng Giêng 1939 ba năm sau ngày Husserl bị đình chỉ việc giảng dạy. Fink xem vấn đề nguyên ủy hình học như một lịch sử ý hướng, vì trong chính bản viết của Husserl đã nhấn mạnh về những vấn đề ông đang nghiên cứu là có tính cách lịch sử/historische.

Cho nên ông đã viết những biểu ngữ dễn đến ở trên "chúng nhân là của mọi người", "một cộng đồng có quyền phát biểu trong tương kính", "mọi người có quyền ngôn luận", rõ rệt hơn là những khẳng định quyết liệt, con người với tư cách con người, "luôn luôn có quyền ngôn luận". Những tuyên ngôn nhân quyền ấy đã được môn đệ trung thành của ông là E. Fink thực hiện, đưa lên tạp chí quốc tế như một tiếng nói vọng xa.

Tiếng nói mà tôi đã đề cập trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, dẫn lại bài giảng Triết học trong khủng hoảng của chúng nhân châu Âu, Husserl gióng lên lời cảnh báo, đã nói: "những ý niệm thì mạnh mẽ hơn mọi lực lượng thường nghiệm", "chỉ có tinh thần là bất tử", "do việc con người tiếp nhận những ý niệm, con người trở thành một con người mới: con người sống trong hữu hạn, nhưng đời sống của họ vươn về một cực vô hạn". Tôi đã nhận xét: bài giảng nói trên ở Wien của Husserl như một di chúc...biểu hiện can đảm trong khung cảnh lịch sử trước chủ nghĩa Quốc xã man rợ.

----------------------------------

 

* Bị chú: Từ chú thích cuối bài đánh số [7] trở đi dẫn theo bản dịch tiếng Pháp L'origine de la géométrie [nguyên tác phụ lục III Der Ursprung der Geometrie trong sách dẫn trên] của Jacques Derrida in Épiméthée, Essais philosophiques P.U.F.1962, in lại trong La crise des sciences européennes et la phénoménologie transcendantale, Gallimard 1976 [bản dịch của Gérard Granel, tuy nhiên phụ lục III giữ nguyên bản dịch trên của J. Derrida].

[13] Husserl, Sdt: Quand nous vivons à l'état de veille dans le monde, nous sommes constamment, que nous y prêtions ou non attention, conscients du monde, nous en sommes conscients comme de l'horizon de notre vie, comme horizon des "choses" (objets réals), de nos préoccupations et de nos activités réelles et possibles. Toujours détaché sur l'horizon du monde, il y a l'horizon de nos prochains, que quiconque y soit présent ou non.

[14] Husserl, Sdt: Nous sommes conscients de l'horizon ouvert de notre co-humanité avec son noyau circonscrit, celui de nos proches et de ceux que nous connaissons en général. Solidaire de cette conscience, il y a la conscience que nous avons des hommes de notre horizon-de-l'étranger et dont nous avons chaque fois conscience comme des "autres"; chaque fois conscience comme des autres "pour moi", en tant que "mes" autres, comme ceux avec lequels je peux entrer dans une connexion intropathique, actuelle et potentielle, immédiate et médiate, dans une compréhension réciproque entre soi et les autres, et sur le fondement de cette connexion, dans un échange avec eux, un engagement avec eux en n'importe quel mode particulier de communauté, et ensuite dans un savoir habituel de cet être-communautisé. Tout comme moi, chaque homme a sa co-humanité, et c'est comme tel qu'il est compris de moi et de tout le monde, et il a, s'y comptant toujours lui-même, l'humanité en général, dans laquelle il se sait vivre.

[15] Husserl, Sdt: C'est précisément à cet horizon d'humanité qu'appartient le langage universel. L'humanité se connaît d'abord comme communauté de langage immédiate et médiate. De toute évidence, c'est seulement grâce au langage et à l'immense étendue de ses consignations, comme communications vituelles, que l'horizon d'humanité peut être celui d'une infinité ouverte, comme il l'est toujours pour les hommes.    

[16] Husserl, Sdt: Dans la dimension de la conscience, l'humanité normale et adulte (à l'exclusion du monde des anormaux et des enfants) est privilégiée comme horizon de l'humanité et comme communauté de langage. En ce sens, l'humanité est pour chaque homme, pour lequel elle est son horizon-de-nous, une communauté du pouvoir-s'exprimer dans la réciprocité, la normalité et la pleine intelligibilité; et dans cette communauté, tout le monde peut aussi parler comme d'un étant objectif de tout ce qui est là, dans le monde environnant de son humanité. Tout a son nom ou plutôt tout est nommable en un sens très large, c'est-à-dire exprimable dans un langage. Le monde objectif est de prime abord monde pour tous, le monde que "tout-le-monde" a comme horizon de monde. Son être objectif présuppose les hommes en tant qu'hommes [sujets] de leur langage universel. Le langage est de leur côté une fonction et un pouvoir exercé, corrélativement rapporté au monde, universum des objets en tant qu'il est exprimable dans un langage selon son être et son être-tel. Ainsi, d'une part, les hommes en tant qu'hommes, la co-humanité, le monde - le monde dont les hommes parlent et peuvent toujours parler, dont nous parlons et pouvons toujours parler - et, d'autre part, le langage, sont indissociablement entrelacés et toujours déjà certains dans l'unité indissociable de leur corrélation, bien que d'habitude ils restent seulement implicites et à l'horizon.

 

        (c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015