ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 47
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Khi xác định thiết lập hình học có thể là một hành vi triết lý, Derrida muốn nói đến chủ nghĩa (l)ý tưởng Platon, Husserl thường đề cập trong nhiều tác phẩm. Nhâ triết học là người mở đầu thái độ lý luận cho phép vận động vượt qua hữu hạn, mở ra chân trời nhận thức như thể chân trời của dự án vô hạn, tạo cho chặng đường quyết định "vượt qua giới hạn" của lý tưởng hóa trở thành khả hữu, cũng như cấu thành trường toán học nói chung.... Khởi từ vô hạn hóa mở đầu, toán học sẽ nhận ra những vô hạn hóa mới là những cách mạng nội tại. Bởi nếu như vô hạn hóa nguyên ủy mở ra cho người Hy lạp trường toán học có những phong phú vô hạn, trước hết nó cũng chẳng giới hạn hệ thống tiên thiên của sức sinh sản này; chính tính vô hạn của nội dung sản xuất cũng tiếp cận với nội tại của một hệ thống tiên thiên, đối với người Hy lạp, luôn luôn đã hoàn tất. Song [theo như diễn ngữ của Husserl], hình học Euclide hay đúng hơn, "lý tưởng Euclide" giới hạn trong ý nghĩa, hơn là sự kiện lịch sử... bị đảo lộn bởi một vô hạn hóa mới, chỉ xẩy ra ở trong vô hạn như khả năng của một tiên thiên toán học nói chung... vô hạn hóa xem như hành vi xây dựng nền tảng toán học. [98]
Derrida dẫn lời Husserl trong Khủng hoảng về vấn đề toán học nói chung, để nói đến "một thế giới vô hạn, tuy nhiên lại bao hàm tự nội những tính khách thể lý tưởng như một trường nghiên cứu"[99] và lý giải là trong tinh thần này, vô hạn hóa hiện đại mang dấu ấn, không phải là một trồi sinh công chính, song là một loại phụ sinh hình học. Derrida đặt vấn đề, liệu như vậy người ta có thể nói về một nguyên ủy của hình học. Chẳng phải hình học không có một vô lượng những hành động khai sinh trong đó mỗi lần, lại báo hiệu một khai sinh mới, dầu vẫn ẩn tàng ? Liệu có cần phải nói là hình học vẫn đang trên đường về nguồn thay vì tự đó mà ra ?
Trong ghi chú, Derrida tự giải đáp: Đã đành, quả thực trong trình hạn mà những tính khách thể này, trực tiếp hay không, quan hệ với không gian tính nói chung, nếu người ta xem chính hình học theo nghĩa hẹp; với vận động nói chung, nếu người ta xem chính vận động học theo nghĩa hẹp. Song Husserl thường nói "hình học" là một "cách nói tắt" để chỉ mọi khoa học khách quan và nghiêm xác của không-thời gian thuần túy. Nói chung, nếu điều trên là đúng thực cho tất cả tính khách thể lý tưởng tuyệt đối thuần túy và "tự do", nếu xem hình học là tiêu biểu.[100]
Derrida lý luận, như vậy ngay trong Nguyên ủy hình học, hay trong tác phẩm Khủng hoảng, cũng như trong bài diễn thuyết ở thành Vienne, Husserl đã thuyết minh về sự ra đời của triết học, về mặt lịch sử, đã định đặt sự ra đời của hình học. Nguyên ủy của sử tính (Geschichlichkeit) không bao giờ thuộc về một lịch sử (Historie).
Những vấn nạn khác đề ra là: khác với tính lý tưởng hình thái, tính lý tưởng nghiêm xác sinh ra không cầu trợ chủ yếu tới khả giác và tri tưởng; nó tháo bỏ mọi dây neo miêu tả, qua một bước nhẩy vọt, có chỗ dựa trên tính lý tưởng khả giác, mà Husserl gọi là cơ sở khả giác của hình học . Song nền móng ở đây không phải là cơ sở...luôn luôn có một "tư duy thuần túy" chịu trách nhiệm về phát triển lý tưởng hóa và chân lý hình học như vậy. Tính cách mở đầu của hành vi lý tưởng hóa, tự do triệt để và xâm nhập mà nó thể hiện, sự gián đoạn quyết định giải thoát nó khỏi những điều kiện quá khứ, tất cả sự đó ngăn nó khỏi việc miêu tả theo hệ thống. Derrida ghi nhận nhà toán học Ferdinand Gonseth cũng có quan niệm tương tự trong ý nghĩa này: Đi từ khái niệm trực quan: Đường ngắm/chiếu chuẩn tuyến sang khái niệm lý tưởng: Đưởng thẳng/trực tuyến là một điều hoàn toàn không thể miêu tả được.[101]
Khi đặt vấn đề về những bản văn trước Nguyên ủy hình học của Husserl không chỉ ra quá trình lý tưởng hóa ra sao, Derrida hỏi là có nói rõ hơn điều gì về nguyên ủy của khả năng lý tưởng hóa, theo ông dường như cũng không, ngay cả trong những xác định cụ thể nhất.
Vận dụng lý luận luôn luôn trình bầy như một "vượt qua giới hạn": Khởi từ một cấu trúc dự biện của ý hướng tính, tính lý tưởng hình thái vượt qua về cực lý tưởng và bất biến của một tiếp cận vô hạn. Song để cho dự biện ý hướng nhẩy vọt tới vô hạn, nó cần phải đã là lý tưởng. Cái cho phép đồng thời điều động lý tưởng hóa dự biện này chính là hiện diện cho ý thức của một Ý niệm theo nghĩa Kant. Ý niệm này là đối tượng của một tạo niệm, mà Husserl thường dùng để chỉ việc lý tưởng hóa, và cần phải phân biệt với tạo niệm như thể trực quan bản thể (Wesensschau).
Khu biệt giữa hai tạo niệm này, chính là một tạo niệm có thể cấu thành một đối tượng như một sáng tạo, còn tạo niệm kia xác định nó như môt trực quan. Tạo niệm hình học nguyên ủy chẳng hạn làm hiện ra một bản thể không hiện hữu trước nó. Do đó tạo niệm này có tính lịch sử hơn.
Trong cả hai trường hợp, đối tượng là một bản thể phi thực, dầu nó chẳng phải là hư ảo. Trong hình học, trực quan bản thể/Wesensschau chỉ lặp lại lý tưởng hóa sinh sản... "vượt qua giới hạn" nguyên ủy chỉ khả hữu nếu được hướng dẫn bởi một bản thể thường có thể dự biện rồi "nhận biết" vì đó là chân lý của không gian thuần túy.[102]
Điều đó có nghĩa là "vượt qua giới hạn" không phải là tùy tiện; hoạt động của hình học nhằm sáng tạo một ý tượng (eidétique), do thống nhất một thời khoảng trừu tượng, không gian tính của một vùng, thống nhất của một triển khai lịch sử vô hạn của ý tưởng gọi là hình học, không là gì ngoài lịch sử của chính hình học.
Derrida nhận xét Husserl không tạo Ý niệm thành chủ đề cùa miêu tả hiện tượng luận; ông cũng không trực tiếp định nghĩa mô hình hiển nhiên ở trong một hiện tượng luận mà " nguyên lý của những nguyên lý" và hình thức khuôn mẫu của hiển nhiên là hiện diện trực tiếp của ngay "đích thân" sự vật, hàm ý của sự vật hạn định hay có thể hạn định trong hiện tượng, nghĩa là sự vật hữu hạn. Ông giải thích sự vật hữu hạn là cái mà "duyên cớ của tính hữu hạn có lẽ nhiều quan hệ hơn với nguyên lý của một hiện tượng luận trải ra giữa ý thức duy hữu hạn trong nguyên lý của nó với ý thức duy vô hạn trong cơ sở cứu cánh của nó, cái Endstiftung diên trì vô hạn trong nội dung của nó, song luôn luôn hiển nhiên trong giá trị điều chỉnh của nó." [103]
Ý niệm theo nghĩa của Kant, cực điều chỉnh cho mọi nhiệm vụ vô hạn, trong tư tưởng Husserl, mang nhiều chức năng khác nhau song tương tự, theo Derrida đã được Paul Ricœur nhận xét chính xác "mang vai trò trung gian giữa ý thức và lịch sử" trong "Husserl et le sens de l'histoire", cũng như " khu biệt giữa ý hướng và trực quan là cơ bản đối với Kant, song hoàn toàn không được nhận ra nơi Husserl" trong bài viết về "Kant et Husserl"[104].
-----------------------------
[98] Derrida, Sdt: [Le philosophe est un homme qui] inaugure l'attitude théorétique...Par là, elle rend possible le décisif "passage à la limite" de l'idéalisation et la constitution du champ mathématique en général... À partir de l'infinisation inaugurale, la mathématique connaîtra de nouvelles infinitisation qui seront autant de révolutions intérieures. Car si l'infinitisation originaire ouvre aux Grecs le champ mathématique aux fécondités infinies, elle n'en limite pas moins d'abord le système apriorique de cette productivité; l'infinité même du contenu de production sera confinée à l'intérieur d'un système apriorique qui, pour les Grecs, sera toujours clos.
...l'"Euclide idéal"...sens, non au fait historique... bouleversé par une nouvelle infinitisation. Mais celle-ci n'aura lieu qu'à l'intérieur de l'infinité comme possibilité d'un apriori mathématique en général... l'infinitisation comme acte fondateur de la mathématique.
[99] Husserl, Khủng hoảng của những khoa học châu Âu.../Die Krisis der europaische Wissenschaften...: un monde infini et pourtant enferme en soi d'objectivités idéales comme champ de travail.
[100] Derrida, Sdt: La géométrie n'a-t-elle pas une infinité d'actes de naissance en lesquels, chaque fois, s'annoncerait, en se dissimulant encore, une autre naissance ? Ne faut-il pas dire que la géométrie est en route vers son origine au lieu d'en procéder ?
[chú thích cuối trang:] Ceci n'est vrai, bien entendu, que dans la mesure où ces objectivités se rapportent, immédiatement ou non, à la spatialité en général, si l'on considère la géométrie en elle-même et au sens strict; au mouvement en général, si l'on considère la cinématique en elle-même et au sens strict. (Mais Husserl dit souvent que "géométrie" est une "abréviation" pour toutes les sciences objectives et exactes de la spatio-temporalité pure.) Mais cela est vrai, en général, pour toute objectivité idéale absolument pure et "libre", si l'on considère la géométrie dans son exemplarité.
[101] Derrida, Sdt: À la différence de l'idéalité morphologique, l'idéalité exacte a été produite sans le secours essentiel de la sensibilité et de l'imagination; elle s'est détachée, par un saut, de toute amarre descriptive. Sans doute ce saut a-t-il pris son appui ou son appel sur l'idéalité sensible; Husserl parle toujours de "support", de "substrat", de "soubassements" sensibles de la géométrie. Mais les fondations ne sont pas ici des fondements... C'est toujours un "penser pur", qui est responsable de l'essor idéalisateur et de la vérité géométrique comme telle. Le caractère inaugural de l'acte idéalisateur, la liberté radicale et irruptive qu'il manifeste, la discontinuité décisoire qui l'arrache à ses conditions passées, tout cela le dérobe à une description généalogique.
[chú thích cuối trang:] Gonseth note dans le même sens:"Le passage de la notion intuitive: la ligne de visée, à la notion idéale: la droite, est quelque chose de tout à fait indescriptible", Les mathématiques et la réalité. Essai sur la méthode axiomatique.1936.
[102] Derrida, Sdt: l'opération est toujours présentée comme un "passage à la limite". A partir d'une structure anticipative de l'intentionnalité, l'idéalité morphologique est dépassée vers le pôle idéal et invariant d'une approximation infinie. Mais pour que l'anticipation intentionnelle bondisse elle-même à l'infini, il faut qu'elle soit déjà idéale. Ce que autorise et commande à la fois cette idéalisation de l'anticipatìon, c'est la présence à la conscience d'une Idée au sens kantien. Celle-ci est l'objet d'une idéation, nom que Husserl donne souvent à l'idéalisation et qu'il faut distinguer de l'idéation comme intuition d'essence.
La différence entre ces deux idéations, c'est que l'une peut constituer un objet en une création, l'autre le déterminer en une intuition. L'idéation géométrique originaire, par exemple, fait surgir une essence qui n'existait pas avant elle. Elle est donc plus historique... dans les deux cas, l'objet est une essence irréale, bien qu'elle ne soit en rien fantastique. Dans la géométrie constituée, la Wesensschau ne fait que répéter l'idéalisation productrice... Le passage-à-la-limite n'est possible que s'il est guidé par une essence qu'on peut toujours anticiper puis "reconnaître" parce qu'il s'agit d'une vérité de l'espace pur.
Bị chú: Tạo niệm: Idéation trong Ngữ vựng triết học của Lalande định nghĩa là "formation et enchaînement des idées/hình thành và liên lạc ý niệm".
[103] Derrida, Sdt: Husserl n'a jamais fait de l'Idée elle-même le thème d'une description phénoménologique. Il n'en a jamais défini directement le type d'évidence à l'intérieur d'une phénoménologie dont le "principe des principes" et la forme archétypique de l'évidence sont la présence immédiate de la chose même "en personne", c'est-à-dire, implicitement, de la chose definie ou définissable dans son phénomène, donc de la chose finie.
Ce en quoi le motif de la finitude a peut-être plus d'affinité qu'il n'y paraît d'abord avec le principe d'une phénoménologie qui serait ainsi tendue entre la conscience finitiste de son principe et la conscience infinitiste de son fondement final, "Endstiftung" indéfiniment différée dans son contenu, mais toujours évidente dans sa valeur régulatrice.
Bị chú: Theo André de Muralt trong Ý niệm của Hiện tượng luận 1958, Ur-stiftung và End-stiftung là hai cực của ý hướng tính trong quan niệm của Husserl.
[104] Ricœur, Husserl et le sens de l'histoire, Revue de métaphysique et de morale, số 54, 1949 (in lại trong Ricœur, A l'école de la phénoménologie 1986): "le rôle médiateur entre la conscience et l'histoire" và Kant et Husserl, Kantstudien, số 46, 1954-1955, (in lại trong sách dẫn trên,1986): "La clé du problème est la distinction, fondamentale chez Kant, mais totalement inconnue chez Husserl entre l'intention et l'intuition".
Trong những kỳ bắt đầu từ 39 đến 46,những chú thích bị ghi lầm số, xin sửa lại là:
kỳ 39, chú thích [57] thay vì [54], và tiếp tục như vậy cho đến hết kỳ 46: chú thích cuối cùng [97] thay vì [94].
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2015