ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 88
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của Husserl )
Trong vấn nạn c) nhằm khảo sát mối quan liên giữa chân lý mệnh đề và chân lý trực quan. Xác định chân lý như thể giá trị vì chân lý đặc thù cho tính hiện thực của một mệnh đề chân thực, song mặt khác, không chỉ tiêu biểu cho tính hiện thực của cái gì là chân thực, song còn về cấu trúc của chính chân lý, gọi là đồng nhất.
Mặt khác, Heidegger cũng đưa ra xác định thứ hai về chân lý nhằm vào hành vi nhận thức, đặc biệt là nhận thức như thể trực quan, hiểu theo nghĩa rộng qua từ ngữ hy lạp νοείν, hay còn chỉ định là αίσθησις. Như vậy, khái niệm công chính của chân lý cấu thành chân lý của νοΰς và chân lý của trực quan, hay chân lý-νοΰς. Vấn đề đặt ra là : νοΰς liên hệ với λόγος ra sao ? Từ khu biệt hiện tượng luận giữa cấu trúc ý hướng của nhận thức và kết quả của nó, nghĩa là xác định chân lý như thể đồng nhất, người ta thu nhận được gì về lĩnh hội loại chân lý của mệnh đề ?
Mệnh đề là chân thực vì nó là một thành phần liên hệ với tương quan của chân lý. Chẳng hạn trong mệnh đề "Cái bàn này thì đen" biểu hiện cho một trực quan, có cấu trúc như vậy chứa một nội dung, có ý hướng như vậy là thành phần của tương quan xác định như chân lý. Cho nên Husserl gọi tương quan giữa cái có ý hướng với cái trực giác là một tương quan-nội dung/Sachverhalt, S = P. Trong S = P tương quan-nội dung, những thành phần của tương quan là sự vật và xác định sự vật, song nếu xét đến đồng nhất xem như chân lý, đó cũng là một tương quan, tương quan của cái có ý hướng và cái được trực giác, gọi là tương quan-chân lý/Wahrverhalt, vì là một tương quan đặc thù, tương quan của chân lý, cũng là cùng loại của hữu như thể mệnh đề - hữu lý tưởng, và như vậy đồng nhất của cái có ý hướng và cái được trực giác có thể hiểu là hữu lý tưởng.[95]
Theo Heidegger, Husserl đã xem lĩnh hội có nguyên tắc và rộng rãi như thể cho và nhận một thực thể trong hiện diện cụ thể của nó. Một lĩnh hội trực quan như thế không hạn chế vào bất cứ trường sở đặc thù nào hay quan năng đặc thù nào, song trần thuật ý nghĩa chiều hướng của trực quan. Với lĩnh hội triệt để và duy nhất khái niệm của trực quan, Husserl nghĩ đã thông suốt truyền thống lớn của triết học phương tây tới tận cùng.
Heidegger dẫn chứng định thức "nguyên lý của mọi nguyên lý" cho nhận thức nói chung và nghiên cứu của Husserl trong Ideen I :
"Không có lý thuyết khả niệm nào có thể làm chúng ta lầm lẫn với nguyên lý của mọi nguyên lý: là mọi trực quan nguyên ủy biểu thị là một nguồn chính đáng của nhận thức, là mọi sự đã cho tự nguyên ủy (có thể nói, trong "bản thân" thực tại của nó) trong "trực quan" thì có thể chấp nhận đơn giản như thể cái nó đã cho, song cũng chỉ trong những giới hạn trong cái nó đã cho ở đó". [96]
Như vậy nguyên ủy của mọi nghiên cứu và mọi nhận thức là trực quan như thể nguồn sơ cấp của chính thống, mà Husserl lập thânh định thức "nguyên lý của mọi nguyên lý" nghiên cứu. Ở tiết § 136 Ideen I dẫn trên, chương hai mệnh danh Hiện tượng luận lý trí, Husserl luận về "Hình thái cơ sở đầu tiên của ý thức thuần lý [là] Quan [cảnh] chỉ ra nguyên ủy"[97], theo Heidegger có nghĩa là trực quan trình ra "bản thân" chủ đề, từ ngữ "Sehen" Husserl dùng ở đây hiểu theo nghĩa rộng không chỉ giới hạn vào "thị giác".
Quả thực, Husserl giải thích "ý thức thuần lý" ở đây nhằm trình ra trực giác của những ví dụ và những khởi sự phân tích ý tượng thực hiện trong những ví dụ đó cho chúng ta một số những khu biệt, tiêu biểu như khu biệt thứ nhất là khu biệt giữa những kinh nghiệm sinh động định vị trong đó cái được định vị trở thành được cho tự nguyên ủy và những kinh nghiệm trong đó không được cho theo cách thế này : cho nên, giữa những hành vi " tri giác" hay "quan cảnh" - hiểu theo nghĩa rộng nhất - và những hành vi phi " tri giác". Như vậy một ý thức ký ức - chẳng hạn, của một phong cảnh - không trình ra từ nguyên ủy; phong cảnh không được tri giác như trong trường hợp chúng ta thực sự nhìn thấy nó, nghĩa là không phải một ý thức "quan cảnh". Husserl xác định hiện tượng luận chỉ ra một loại suy của tương phản này trong mọi loại kinh nghiệm sinh động định vị .[98]
(Nhận xét về tương quan Heidegger-Husserl)
Heidegger như đã giới thiệu ở đầu tiểu mục lý giải của ông về bộ Nghiên cứu luận lý của Husserl [xem: gio-o kỳ 81], ngoài hai luận án trình năm 1914 và 1916 và một tiểu luận đăng trên tạp chí văn chương năm 1912, nói về luận lý trong những giáo trình dạy ở đại học những năm 1925-26, 1928 và 1934, và chỉ in ra trong Toàn tập/Gesamtausgabe /Ga 21 năm 1976, Ga 26 năm 1978, Ga 38 năm 1998; bàn về hiện tượng luận Husserl trong giáo trình " Dẫn nhập vào nghiên cứu hiện tượng luận" ở đại học Marburg khóa Hạ 1923-1924 và in ra trong Toàn tập/Ga 17 năm 1994.[99] Như vậy xét tương quan Heidegger-Husserl khó thấu đáo với người đọc không có những giáo trình trước khi được in ra, ngoài tác phẩm Sein und Zeit năm 1927. Về phần Husserl, người đọc chỉ có ghi chú bên lề của Husserl trong khi đọc SuZ của Heidegger và chỉ được in ra vào năm 1994.[100]
Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi đã xét đến tương quan giữa Heidegger với Dilthey và Husserl; mối quan hệ đó có thể nói đến từ phương diện Heidegger : thế giới đời sống của Heidegger có ba chiều kích (trong/Um-, cùng/Mit- và tự giới/Selbst-Welt), cho nên ở lý giải Aristote về mặt hiện tượng luận, ông xác định hiện thể/Dasein là đời sống, thống nhất kế tục và thời vận. Sống là một "phạm trù hiện tượng luận cơ bản", đối với Dilthey, hiện thể con người là hữu lịch sử đích thực song Heidegger phê phán là đã không nêu ra vấn đề đâu là ý nghĩa của hữu trong hiện thể đích thực của chúg ta/Welches ist der Sinn von Sein unseres eigenen Daseins. Hiện tượng luận Husserl cũng đi xác định con người như một toàn bộ sống liên hợp cái thống nhất của Ngã như thể trung tâm của mọi hành vi song cũng không đặt vấn đề về tính cách hữu của trung tâm này ra sao.
-----------------------------------
[95] Heidegger, Sdt : Now Husserl himself called this relation between the intended and the intuited a "content-relation"[Sachverhalt], and therefore, in accordance with its own structure, he brought it into line with the other content-relation, S = P... In the S = P content-relation, the members of the relation are the thing and the thing's determination... but, in identity taken as truth, there is also a relation, that of the intended with regard to the intuited. [We call this] the "truth-relation" [Wahrverhalt], because it is a special relation, a relation of truth... it has the same kind of being as the proposition - ideal being - and so the identity of the intended and the intuited can be understood as ideal being.
[96] Husserl, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophe, § 24. Das Prinzip aller Prinzipien : Am Prinzip aller Prinzipien: daß jede originär gebende Anschauung eine Rechtsquelle der Erkenntnis sei, daß alles, was sich uns in der "Intuition" originär, (fozusagen in seiner leibhaften Wirklichkeit) darbietet, einfach hinzunehmen sei, als was es sich gibt, aber auch nur in den Schranken, in denen es sich da gibt, kann uns keine erdenkliche Theorie irre machen.
[97] Husserl, Sdt, Zweites Kapitel : Phänomenologie der Vernunft, § 136 : Die erste Grundform des Vernunftbewußtseins : das originär gebende "Sehen".
[98] Husserl, Sdt : [Fragen wir nun,] was vernünftige Ausweisung heißt, d.i. worin das Vernunfttbewußtsein besteht, so bietet uns die intuitive Vergegenwärtigung von Beispielen und der Anfang an ihnen vollzogener Wesensanalyse sogleich mehrere Unterschiede dar:
Fürs Erste den Unterschied zwischen positionalen Erlebnissen, in denen das Gesetzte zu originärer Gegebenheit kommt, und solchen, in denen es nicht zu solcher Gegebenheit kommt : also zwischen "wahrnehmenden", "sehenden" Akten - in einem weitesten Sinne - und nicht "wahrnehmenden".
So ist ein Erinnerungsbewu ßtsein, etwa das von einer Landschaft, nicht originär gebend, die Landschaft ist nicht wahrgenommen, wie wenn wir sie wirklich sehen würden. Wir wollen damit keineswegs gesast haben, daß das Erinnerungsbewußtsein ohne ein ihm eigenes Recht ist : nur eben ein "sehendes" ist es nicht. Ein Analogon dieses Gegensatzes weist die Phänomenologie für alle Arten positionaler Erlebnisse auf.
[99] Heidegger, Einführung in die phänomenologische Forschung, 1923-24, Ga 17 1994.
[100] Roland Breeur, "Randbemerkungen Husserls zu Heideggers Sein und Zeit und Kant unddas Problem der Metaphysik" in Husserl Studies 11 (1994). Xem bản tiếng Pháp : Edmund Husserl, Notes sur Heidegger: "Notes marginales de Husserl à Être et temps", 1993; bản tiếng Anh : E. Husserl, Psychological and Transcendental Phenomenology and Confrontations with Heidegger (1927-1931), 1997.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016