ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 96
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
Quá độ từ luận lý học thuần tuý
Trong ngôn ngữ tư tưởng của Husserl, có những cặp khái niệm xung đối, như bản chất và trực quan chẳng hạn. Trực quan khả dĩ giữ một vai trò quan trọng trong hình thành hiện tượng luận của Husserl, song có ít nhà chuyên khảo về triết học Husserl chú ý.[126]
Khái niệm về trực quan của Husserl có thể xét đến qua ba thời kỳ: nghiên cứu tâm lý học cho luận lý học sơ cấp đăng trên Nguyệt san triết học năm 1894 gồm hai phân đoạn về khu biệt trừu tượng với cụ thể và về trực quan và biểu hiện ; phân đoạn hai về cảm giác và ngộ tính, chương VI về những trực quan khả giác và những trực quan phạm trù thuộc Nghiên cứu VI tập II bộ Nghiên cứu luận lý; trở lại vấn đề thống nhất trực giác của trực quan tri giác và trực quan tri tưởng trong Kinh nghiệm và phán đoán là những nghiên cứu về một gia phổ của luận lý học là di cảo chỉ xuất hiện vào năm 1948 sau khi Husserl đã mất, do Ludwig Landgrebe biên soạn.
1/ Trực quan được nói đến trong phần II tiểu luận Nghiên cứu tâm lý học cho luận lý học sơ cấp khi đối chiếu với khái niệm biểu hiện. Trước hết với ý nghĩa nguyên ủy, trực quan/Auschauung là sự kiện nhìn, tức là việc tri giác những sự vật trông thấy được; chắng hạn ta thường nói "tôi muốn quan sát/thấy (mir anschauen) căn nhà này, cái bàn kia v.v...". Nếu mở rộng việc sử dụng lối nhìn này, dựa trên ưu thế về những biểu hiện thị giác tác động trên mọi tri giác ngoại tại, là sự đồng nhất hóa trực quan với tri giác ngoại tại, tiếp nữa là đồng nhất hóa trực quan với tri giác nói chung.[127] Theo Husserl, cho nên Wundt dùng hai từ trực quan và tri giác như thể đồng nhất, Meinong còn định nghĩa biểu hiện tri giác như thể trực quan làm nền tảng cho phán đoán tri giác hữu hiệu hay khả hữu. Ông nhận xét, nếu như quan niệm như vậy, tưởng cũng phải nhắc nhở các nhà tâm lý học là tri giác không phải hiểu theo nghĩa thông thường. Đó không phải là những gì chúng ta tưởng tri giác, nhìn vào đó mà không phản tư, cái được tri giác xét về mặt hữu hiệu. Chúng ta tưởng/meinen trông thấy sự bằng nhau của các mặt bên của con xúc xắc được tri giác, mặc dầu những mặt này thực sự nhìn không bằng nhau. Phán đoán tri giác không kiến lập nội dung hiện tại với việc là biểu hiện tri giác/Wahrnehmungsvorstellung lên ý thức của một tính khách thể, song tự nó, chính xác hơn là ở một số thời khoảng, có nguyên nhân cơ hội. Do đó cần phải khu biệt nội dung trực giác của biểu hiện tri giác với nội dung ý hướng, toàn diện của nó. Khu biệt này rõ ràng vì, biểu hiện tri giác có giá trị đối với ý thức tự nhiên như thể trực quan, vì ý thức tự nhiên coi như/vermeinte có trong nó như thể đối tượng tự tại cái đúng ra nhắm tới và biểu hiện như vậy trong một ý nghĩa hoàn toàn khác. Husserl muốn nhấn mạnh đến việc là không chỉ có những biểu hiện tri giác mà ta gọi là trực quan, song ngay cả với những biểu hiện tri tưởng. Cho nên chúng ta thường nói đến trực quan nghệ thuật, trực quan huyền thuyết của một dân tộc, v.v...
MarvinFarber, W. Illemann trong số những nhà chuyên khảo Husserl nhận xét là tiểu luận nói trên biểu hiện cuối cùng của giai đoạn Husserl còn chịu ảnh hưởng duy tâm lý học, song phần tư liệu vẫn tồn lưu trong bộ Nghiên cứu luận lý. Điều đó có nghĩa là quan điểm nền tảng đã biến đổi, hơn là nội dung toàn công trình của ông.
2/ Ở tập VI bộ Nghiên cứu luận lý - Những yếu tố của một minh giải hiện tượng luận về nhận thức/Elemente einer phänomenologischen Aufklärung der Erkenntnis, trong phần thứ hai với chương đầu theo Huserl chỉ ra sự tất yếu của mở rộng nền tảng những khái niệm tri giác và trực giác, không đơn giản chỉ bao gồm khu vực toàn bộ cảm giác tính ngoại tại, song còn bao gồm khu vực những hiện động phạm trù. Minh giải hiện tượng luận vì ở chương này đã trình ra cơ sở của tất cả hiện tượng luận và lý luận nhận thức trong tương lai.
Tiêu đề của chương VI này là "những trục quan khả giác và những trực quan phạm trù minh định" liên quan đến "những hình thái phạm trù khách quan, hay tương ứng là những chức năng "tổng hợp" trong khu vực những hành vi làm thành khách quan, nhờ đó những hình thái khách quan được cấu thành, nhờ đó chúng trở thành những đối tượng "trực quan" và do đó thành những đối tượng của "nhận thức".[128]
Cho nên để hướng về một đối tượng giới hạn trong minh giải nhận thức, nghĩa là về mối quan hệ giữa ý hướng chỉ thị ý nghĩa diễn đạt và trực quan khả giác được diễn đạt, cũng như xét đến những trần thuật của tri giác hay của mọi loại trực quan.
Trong trần thuật của tri giác, không chỉ là những biểu hiện duy danh hỗn độn, song toàn thể chỉ thị ý nghĩa của trần thuật thực hiện đầy đủ nhờ vào tri giuác làm nền tảng. Chẩng hạn toàn bộ trần thuật diễn đạt tri giác của chúng ta, chẳng hạn, ta không chỉ phát biểu: tôi trông thấy tờ giấy này, lọ mực này, nhiều quyển sách v.v... mà còn là: tôi trông thấy ngườt ta đã viết trên tờ giấy này, tôi trông thấy ở đây có một lọ mực bằng đồng, tôi trông thấy nhiều quyển sách đã mở v.v... [129]
-------------------------------------
[126] André de Muralt trong L'Idée de la Phénoménologie: L'Exemplarisme Husserlien (Ý niệm hiện tượng luận: Chủ nghĩa mô phạm của Husserl), 1958 dựa trên Ideen I nhận xét phương pháp hiện tượng luận có nghĩa là miêu tả, , nên thuần tuý trực giác và trực tiếp. Hiện tượng luận cũng như hình học là hai khoa học ý tượng, song phương pháp diễn dịch là một diễn dịch bản chất, trong khi phương pháp hiện tượng luận là một trực quan trực tiếp những bản chất. Song khi luận về thế giới của đời sống/Lebenswelt là một vấn đề cơ bản của hiện tượng luận, khoa học về thế giới của đời sống không thể cùng loại với những khoa học khách quan, vì không phù hợp với ý niệm phổ cập của khoa học này, và chỉ có trực quan trực tiếp mới cho chúng ta thế giới của đời sống như thể tương đối-chủ quan. Trực quan trực tiếp là khởi điểm cho chúng ta sự vật hiện ra ở ngoài mọi xác định có thể đến từ dự tưởng/préconception; nó là nguyên lý của những nguyên lý.
Maurice Natanson trong Edmund Husserl, Philosopher of Infinite Tasks (EH, triết gia với vô tận nhiệm vụ) 1973 xét đến cái Tôi trong khu vực siêu nghiệm với cái nhìn theo kiểu trực tiếp mà Husserl gọi là "trực quan". Trong những thuật ngữ hiện tượng luận như tri kiện và tri hoạt, bản chất và trực quan hàm ngụ và xung đối, có thể khu biệt như khi ta đối với sự vật như thể bản chất, có nghĩa là tri kiện, song khi với sự vật trong hình thái trực tiếp, đó là trực quan, nhìn không bị trở ngại vì tri thức. Theo Natanson,với trực quan và bản chất, ta có thể lĩnh hội vấn đề về ý hướng tính.
[127] Husserl, Études psychologiques pour la Logique élémentaire (Philosophische Monatshefte, số 30 1894), II. - Sur les Intuitions et les Re-présentations, in trong Articles sur la Logique 1975 : Au sens originaire, l'intuition, c'est le fait de voir; donc le fait de percevoir des objets visibles. Ainsi il arrive qu'on entende dire : je veux m'intuitionner* cette maison-ci, ce tableau-là, etc. Un élargissement de cet usage, fondé sur la prépondérance que les représentations visuelles prétendent exercer dans toute perception extérieure, est l'identification de l'intuition et de la perception extérieure; et à elle se rattache ensuite l'identification de l'intuition et de la perception en général. (in nghiêng trong nguyên tác)
* Jacques English, dịch giả bản tiếng Pháp sách dẫn trên của Husserl dùng tân ngữ m'intuitionner để dịch biểu ngữ mir anschauen thường dùng trong ngôn ngữ Đức,
[128] Husserl, Logische Untersuchungen, II/2 Elemente einer phänomenologischen Aufklärung der Erkenntnis, Zweiter Abschnitt. Sinnlichkeit und Vernunft, Sechstes Kapitel : Sinnliche und kategoriale Anschauungen : "die kategorialen objektiven Formen, bzw. die "synthetischen" Funktionen in der Sphäre der objektivietenden Akte, durch welche sich diese objektiven Formen konstituieren, durch welche sie zur "Anschauung" und demgemäß auch zur "Erkenntnis" kommen soll.
[12] Husserl, Sdt, § 40 :
Im Falle der Wahrnehmungsaussage erfüllen sich nicht nur die ihr eingeflochtenen nominalen Vorstellungen; Erfüllung durch die unterliegende Wahrnehmung findet die Aussagebedeutung im ganzen. Von der ganzen Aussage heißt es ja gleichfalls, daß sieunserer Whrnehmung Ausdruck gebe; wir sagen nicht bloß, ich sehe dieses Papier, ein Tintenfaß, mehrere Bücher u. dgl, sondern auch ich sehe, daß dieses Papier beschrieben ist, daß hier ein Tintenfaü aus Bronze steht, daß mehrere Bücher aufgeschlagen sind usw.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017