ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 116

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

7/ vấn đề siêu nghiệm trong ý nghĩa cơ bản tùy thuộc vào tính phổ cập toàn diện của nó, trong đó thế giới và mọi khoa học nghiên cứu được đặt thành vấn đề. Đó là trường tổng quát những hoạt động thực tiễn và lý luận, khi đã rời bỏ thái độ tự nhiên và xoay chuyển cái nhìn trực tiếp vào đời sống của ý thức, qua một thái độ tri thức mới.[48]  

Mọi giác quan, từ tri giác, tri tưởng, suy tưởng, đánh giá quá trình đời sống v.v...về thế giới đối với chúng ta  được hình thành trong khởi sinh chủ quan; mọi tiếp nhận về sự vật có giá trị hiện hữu trong chính chúng ta; mọi hiển nhiên trong kinh nghiệm và trong lý luận thực hoạt trong chính chúng ta vẫn liên tục biểu hiện trong chúng ta : nguyên lý này liên quan thế giới trong mọi xác định, kể cả có tự hiển nhiên,"tự ngã hay quy ngã/an und für sich", hiện hữu ra làm sao, tôi hay người khác có nhận thức hay không nhận thức được nó.

Husserl lý giải là một khi thế giới trong tính phổ cập toàn diện này liên hệ tới tính chủ thể của ý thức, trong ý thức sinh động này, làm xuất hiện như thể thế giới trong ý hướng biến đổi và toàn cách thế của nó đắc thủ một chiều kích Bất khả niệm, hay đúng hơn là đáng tranh biện/eine Dimension der Unverständlichkeit bzw. Fraglichkeit. "Cái làm xuất hiện/Auftreten", "hữu-quy-ngã môn (chúng ta)/Für-uns-sein" của thế giới chỉ được chấp nhận về mặt chủ quan hay được mang đến biểu tượng hiển nhiên về mặt chủ quan, đòi hỏi minh giải. Vấn đề mở rộng ra mọi loại  thế giới "lý tưởng" và "hữu-tự-ngã/An-sich-sein". Bất khả niệm có thể được cảm nhận như một đối đầu đặc thù với cách thế tự hữu của chúng ta. Chúng ta là những người (về mặt cá nhân và trong cộng đồng) mà trong đời sống ý thức thế giới thực hiện diện cho chúng ta như có giác quan và thụ lãnh. Tuy nhiên, chính chúng ta là con người cũng thuộc về thế giới.[49]

Kế đến là vấn đề "siêu nghiệm" nhẳm nhận thức tính tương đối của ý thức không những chỉ sự kiện về thế giới chúng ta, song về tính thiết yếu ý tượng với bất kỳ thế giới nào nhận thức được. Husserl nhận xét, dầu chúng ta biến đổi thế giới thực theo trí tưởng của chúng ta, đem nó vào trong những thế giới tưởng tượng tuỳ tiện, thì cũng chỉ là biến đổi thế giới ở cảnh vực của chúng ta, chắc chắn là, mỗi người chúng ta thay đổi trong tính chủ thể khả hữu của mình, mà cảnh vực luôn luôn có thể là thế giới chúng ta nghĩ, như lả thế giới của những kinh nghiệm khả hữu, những hiển nhiên khả hữu trong lý luận, đời sống thực tiễn khả hữu của nó. Song đương nhiên biến đổi này không đụng chạm gì đến những thế giới lý tưởng thuần túy mà hiện hữu của chúng có trong phổ quát ý tượng, bất biến trong bản chất của chúng; tuy nhiên có vẻ là biến đổi khả hữu của chủ thể nhận thức những đồng nhất tính/Identitäten như vậy mà khả năng tri thức của chúng, cũng như quan liên ý hướng của chúng  không chỉ khởi sự với tính chủ quan thực của chúng ta. Với trần thuật ý tượng vấn đề đòi hỏi nghiên cứu trong ý thức là ý tượng.[50]

8 / Giải pháp duy tâm lý học như vòng siêu nghiệm : Khởi từ tâm lý học thuần tuý ở phần một đến tâm lý học hiện tượng luận ở phần hai, ngay từ tiết §6, đề cập chủ thuyết duy tâm lý của Locke, Huserl lặp lại phê phán trong những tác phẩm đã xuất bản : mọi khoa học khả hữu, bao gồm mọi lãnh vực khác nhau về đối tượng của chúng về mặt siêu nghiệm cũng là chủ đề cho một Epoché, kể cả tâm lý học và toàn thể những gì coi là tâm tinh/Psychische trong ý nghĩa của nó. Như vậy đó là một vòng siêu nghiệm, nhằm hỗ trợ cho giải đáp vấn đề siêu nghiệm cho tâm lý học, dầu đó là thường nghiệm hay hiện tượng luận ý tượng. Vấn đề siêu nghiệm đề xét trong tính chủ thể và ý thức - ở đây chúng ta đứng trước một hàm hồ nghịch lý - như vậy có thể thực sự không phải là tính chủ thể và ý thức mà tâm lý học nghiên cứu.[51]    

9/ Giảm trừ hiện tượng luận siêu nghiệm và dáng vẻ của gấp đôi siêu nghiệm : Giả định "chúng ta" là hữu gấp đôi, về mặt tâm lý học như thể con người khách quan tínhy trong thế giới, chủ thể của đời sống tâm linh, và về mặt siêu nghiệm như thể chủ thể của đời sống siêu nghiệm cấu thành thế giới ?

Để làm sáng tỏ vấn nạn này, Husserl xác định:

Chủ thể tính tâm linh, "ta" và "chúng ta" cụ thể trong nói chuyện hàng ngày được kinh qua như đặc hữu tâm linh thuần tuý qua phương phápgiảm trừ âm lý hiện tượng luân . Trong biến đổi ý tượng nó tạo thânh nền tảng cho tâm lý học hiện tượng luận.

Chủ thể tính siêu nghiệm được giả định trong nó như một cơ sở hiện hữu, không gì khác hơn là "chinh ta" và "chính chúng ta", tuy nhiên không phải là cái chúng ta thấy trong thái độ tự nhiên của thường nhật và của khoa học thực nghiệm, được thông giác như những hợp thành của thế giới khách quan hiện hữu trước chúng ta : song đúng hơn là những chủ thể của đời sống ý thức, ở đó thế giới này và mọi cái hiện hữu - trước chúng ta - "tạo thành" qua một số thông giác.

Là người, về tâm linh cũng như thân xác hiện hữu trong thế giới, chúng ta là cho "chúng ta"; chúng ta là những hiện diên của một đời sống có ý hướng lắm vẻ, cuộc đời "chúng ta", trong đó hiện hữu này tự tạo thành"cho chúng ta" về mặt thông giác với toàn thể nội dung giác quan của nó. Cái ta và chúng ta hiện hữu (thông giác) giả định một cái ta và chúng ta (đang thông giác), , hiện diện cho nó, tuy nhiên chính nó lại không hiện diện trong cùng ý nghĩa. Đối với chủ thể tính siêu nghiệm này chúng ta có thể tiếp cận trực tiếp qua kinh nghiệm siêu nghiệm, cũng như kinh nghiệm tâm linh đòi hỏi một phương pháp giảm trừ cho thuần tuý, kinh nghiệm siêu nghiệm cũng yêu cầu như vậy.[52]

Vẫn trong việc dần vào giảm trừ siêu nghiệm, Husserl xác định, đối với nhà triết học siêu nghiệm/Transzendentalphilosoph, có nghĩa là nhà hiện tượng luận, qua một quá trình quyết định của ý chí phổ cập tiến hành, đã tạo cho mình  thói quen vững chắc là "để trong ngoặc" siêu nghiệm, ngay cả việc xem mọi sự là một phần thế giới ý thứccũng bị dứt khoát ngăn cản.

----------------------------------------------------

[48] Husserl, Sdt. II Phänomenologische Psychologie und transzendentale Phänomenologie.

6. Descartes' transzendentale Wendung und Lockes Psychologismus : Die Idee einer rein phänomenologischen Psychologie hat nicht nur die soeben dargelegte reformatorische Funktion für die empirische Psychologie. Aus tiefliegenden Gründen kann sie als Vorstufe für die Freilegung des Wesens einer transzendentalen Phänomenologie dienen.

Descartes' Zweifelsmethode war die erste Methode der Herausstellung der "transzendentalen Subjektivität", sein "ego cogito" führte auf deren erste begriffliche Fassung. Bei Locke wandelt sich Descartes' transzendental reine mens in die reine Seele (human mind*), deren systematische Erforschung durch innere Erfahrung Locke in transzendentalphilosophischem Interesse in Angriff nimmt. Er ist so der Begründer des Psychologismus als einer Transzendentalphilosophie durch eine Psychologie aus innerer Erfahrung.

*human mind : trong nguyên tác.

7. Das transzendentale Problem : Zum wesentlichen Sinn des transzendentalen Problems gehört seine Universalität, in der es die Welt und alle ie erforschenden Wissenschaften in Frage stellt... So ist sie das allgemeine Feld unserer praktischen und theoretischen Betätigungen.Sowie das theoretische Interese diese natürliche Einstellung aufgibt und in einer allgemeinen Blickwendung sich auf das Bewußtseinsleben richtet ... sind wir in einer neuen Erkenntnislage.  

[49] Husserl, Sdt : Ist einmal die Welt in dieser vollen Universalität  auf die Bewußtseinssubjektivität bezogen worden, in deren Bewußtseinsleben sie eben als "die" Welt des jeweiligen Sinnes auftritt, so erhält ihre gesamte Seinsweise eine Dimension der Unverständlichkeit bzw. Fraglichkeit. Dieses "Auftreten", dieses Für-uns-sein der Welt als der nur subjektiv zur Geltung gekommenen und zur begründeten Evidenz  gebrachten und zu bringenden, bedarf der Aufklärung...

Offenbar überträgt sich das Problem auf jederlei "ideale" Welten und ihr "An-sich-sein". Die Unverständlichkeit greift in besonders empfindlicher Weise unsere Seinsart selbst an. Wir (Einzelne und in Gemeinschaft) sollen es sein, in deren Bewußtseinsleben die reale Welt, die für uns vorhanden ist, als solche Sinn und Geltung gewinnt. Wir als Menschen sollen aber selbst zur Welt gehören.

[50] Husserl, Sdt : Er liegt in der Erkenntnis, daß die aufgewiesene Bewußseirelativität nicht nur das Faktum unserer Welt angeht, sondern in eidetischer Notwendigkeit jede erdenkliche Welt überhaupt. Denn variieren wir in freier Phantasie unsere faktische Welt, sie in beliebige erdenkliche Welten überführend, so variieren wir uns deren Umwelt sie ist, unweigerlich mit, wir wandeln uns je in eine mögliche Subjektivität,  deren Umwelt je die erdachte Welt wäre, als Welt ihrer möglichen Erfahrungen, möglichen theoretischen Evidenzen, ihres möglichen praktischen Lebens. Diese Variation läßt freilich die rein idealen Welten der Art, die ihr Sein in der eidetischen Allgemeinheit haben, zu deren Wesen ja die Invarianz gehört, unberührt; aber es zeigt sich doch in der möglichen Variierbarkeit des solche Identitäten erkennenden Subjekts, daß ihre Erkennbarkeit, also ihre intentionale Bezogenheit nicht nur unsere faktische Subjektivität angeht. Mit der eidetsichen Fassung des Problems wandelt sich auch die erforderliche Bewußtseinsforschung in eine eidetische.

[51] Husserl, Sdt :

8. Die psychologistische Lösung als transzendentaler Zirkel : Danach sind alle positiven Wissenschaften transzendental eine Epoché zu unterwerfen so wie alle ihre Gegenstandsgebiete, also auch die  Psychologie und das gesamte in ihrem Sinne Psychische. Es wäre also ein transzendentaler Zirkel, die Beantwortung der transzendentalen Frage auf die Psychologie  zu stützen, einerlei ob auf empirische oder eidetisch-phänomenologische. Die Subjektivität das Bewußtsein - wir vorideutigkeit - auf das  die transzendentale Frae ekurrirt, kann also wirklich nicht diejenige Subjektivität und das Bewußtsein, von dem die Psychologie handelt.

[52]Husserl, Sdt :

9. Die transzendental-phänomenologische Reduktion und der transzendentale Schein der Verdoppellung :  

Als Menschen, seelisch wie leiblich in der Weltanden, sind wir für "uns"; wir sind Erscheinendes eines sehr mannigfaltigen intentionalen Lebens, "unseres" Lebens, worin sich also dieses Vorhandene apperzeptiv mit seinem ganzen Sinnesgehalt "für uns" macht. Das vorhandene (apezipierte)Đ Ich und Wir setzt ein rzipierendes) Ich und Wir voraus, für das es vorhanden ist, das aber nicht selbst wieder im selben Sinn vorhanden ist. Zu dieser transzendentalen Subjektivität hn wir direkten Zugang durch eine transzendentale Erfahrung. Wie schon die seelische Erfahrung zur Reinheit einer reduktiven Methode bedarf, so auch die tranzendentale.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017