ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 99

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

Quá độ từ luận lý học thuần tuý

Do đó, Villela-Petit dẫn Husserl trong Kinh nghiệm và Phán đoán xác định :

" trở về với hiển nhiên khách quan, tiền thuộc từ, chỉ có trọng lượng và ý nghĩa đầy đủ qua mệnh đề sau : quan hệ nền tảng/Fundierung này không chỉ liên quan đến những phán đoán có nền tảng là kinh nghiệm, mà đến toàn thể phán đoán thuộc từ hiển nhiên khả hữu nói chung, và cũng liên quan đến những phán đoán của chính nhà luận lý..."[136].

Như chính Husserl đã xem Kinh nghiệm và Phán đoán là phổ hệ của luận lý học, nghĩa là tự nguyên ủy, hoạt động phán đoán nhằm phục vụ lợi ích của nhận thức, nên vấn nạn tiên khởi của tác phẩm này nhằm xem "cái gì phải bổ túc cho những điều kiện hình thái cho khả hữu của chân lý để hoạt động của nhận thức đạt được mục đích ?" Vì vậy, thiết yếu phải trở về kinh nghiệm tiền thuộc từ, mà kinh nghiệm đơn giản nhất là qua đó thấu đáo/Erfassung được tầng tự nhiên khả giác của đối tượng trong một tri giác ngoại tại.

Khi đặt vấn đề đạo tuyến phân tích kinh nghiệm tiền thuộc từ như thể kinh nghiệm của hoạt động ý thức dưới cách thức tri giác của cái gì cho trong thế giới như thể ngoại tại ý thức, theo Villela-Petit có hai lý do, một là nỗ lực nhận thức của chúng ta trước tiên là hướng về cái gì được cho như thể "thực/Real trên lãnh địa phổ cập của thế giới, trong ngôn ngữ hiện tượng luận gọi là những siêu việt; hai là quan niệm tri giác "ngoại tại" của Husserl ở đây khu biệt với Locke và những nhà duy nghiệm.

Sau khi xét những điều trên, Villela-Petit nhận định về khu biệt giữa "thấu đáo đơn giản" với "thấu đáo minh nhiên", một đằng là hoạt động định ý của ý thức nhờ đó một đối tượng được cho ở đó với tôi như thể mang lại lợi ích cho cái tôi, chẳng hạn đối tượng này dấy lên một âm kéo dài, ở đó đánh dấu việc mọi hoạt động thấu đáo như thể hoạt động của ý thức là hoạt động hàm súc một tổng hợp thời gian; một đằng là hoạt động, nhằm nắm giữ về mặt thụ động cái được tri giác cho trong thấu đáo đơn giản, quay về những sở hữu, những xác định mà cái được tri giác mang theo về minh thị/Explikation chân trời nội tại của nó. Với những đặc tính xác định này, kinh nghiệm tri giác chỉ có ý nghĩa qua "vị trí" của nó trong phán đoán.[137]    

Theo Villela-Petit, Husserl đã nhìn thấy trong tổng hợp minh nhiên, nguyên ủy của những phạm trù cơ thể và xác định, những "phạm trù luận lý", cho nên xác định:

"theo nghĩa đen, người ta chắc chắn chỉ có thể khởi sự nói đến những phạm trù luận lý trong khu vực phán đoán thuộc từ như thể những yếu tố xác định thiết yếu thuộc hình thái phán đoán thuộc từ khả hữu. Song mọi phạm trù và hình thái phạm trù xuất hiện ở đó phát triển trên những tổng hợp tiền thuộc từ và có nguyên ủy trong những tổng hợp này".[138]

Villela-Petit nhận xét khác với Aristote, phạm trù được nhìn từ quan điểm hữu thể luận thuộc thường nghiệm, Husserl đi tìm nguyên ủy siêu nghiệm của phạm trù, thuộc vào hoạt động chủ quan của nhận thức.

Kinh nghiệm và phán đoán được san hành theo ba phần chính : kinh nghiệm tiền thuộc từ, tư tưởng thuộc từ và tính khách thể của lĩnh hội, cấu thành của những tính khách thể tổng quát và những hình thái của phán xét nói chung - thực sự vẫn trong một định hướng chung là xây dựng hiện tượng luận, mà cơ bản là phương pháp hiện tượng luận. Trong phần I chẳng hạn, kinh nghiệm tiền thuộc từ được nói đến dựa trên mô hình tổng hợp khôi phục, một kiểu thức đặc thù như lũy tích/Überschiebung; trong phần II, khi khu biệt phán đoán trực giác với phán đoán trống, nói đến những hình cách của phán đoán thuộc từ; trong phần III, nói đến phương pháp của thông giác bản chất/Die Methode der Wesenserschauung.

Trong phần III này dưới tiêu đề Đắc thủ những thông luận/Allgemeinheiten thuần túy bằng phương pháp thông giác bản chất, Husserl khởi từ khu biệt giữa ngẫu nhiên của những thông luận thường nghiệm với lẽ tất yếu tiên thiên khi xác định "khái niệm đối lập với lẽ thường hằng này là lẽ tất yếu tiên thiên" vì trái với những khái niệm thường nghiệm, những khái niệm thuần túy được hình thành, những khái niệm mà cấu thành không phụ thuộc vào lẽ thường hằng của yếu tố thực sự đã cho như thể khởi điểm và những chân trời thường nghiệm của nó. Những khái niệm này không bao gồm một trương độ như thể nó chỉ khai mở sau biến cố, song trước đó, nghĩa là tiên thiên. Bao hàm có trước này mang ý nghĩa những khái niệm phải có khả năng chỉ định những quy luật cho mọi đặc thù thường nghiệm. [139]

Trong tiết § 87 của phần III này, phương pháp thông giác bản chất bao gồm biến thiên tự do là nền tảng, bởi đó là quá trình hình thành những biến thể có một cấu trúc tự ý và duy trì thấu đáo toàn thể phức số những biến thiên làm nền tảng, quan hệ của nó với kinh nghiệm cá thể chỉ ra sai lầm của lý luận trừu tượng cùng với những bước cơ bản trong quá trình tạo niệm thông qua phức số biến thiên, trong trùng hợp liên tục và đồng nhất đem lại thích hợp đối với khu biệt, biến thiên đối với biến chất  ra sao.

Để đắc thủ những khái niệm thuần túy hay những khái niệm của bản chất, phải khởi sự ra khỏi tính thường hằng. Husserl xác định công việc này "xây dựng trên cơ sở biến đổi tính khách thể qua kinh nghiệm hay tri tưởng, mang tính của một kiểu mẫu chỉ đạo, khởi điểm cho sinh sản ra vô số những biến thể, do đó xây dựng trên một biến thiên. Nói khác đi, để biến đổi trong tri tưởng thuần tuý, phải đi từ sự kiện xem như một kiểu mẫu, thiết yếu là ngay những ảnh tượng tương tự mới nhận được như những bản sao, như những ảnh tượng của tri tưởng, cụ thể chúng phải tương tự như ảnh tượng nguyên ủy. Cho nên hiển nhiên là một đơn vị trải qua vô số những hình tượng nối tiếp, trong những biến thiên tự do của một ảnh tượng nguyên ủy, nghĩa là của một sự vật, thiết yếu phải có một thể bất biến duy trì như thể hình thái tổng quát tất yếu, vì không có nó thì một đối tượng như thể sự vật này không thể nghĩ là có được.. Trong khi cái làm khu biệt những biến thể  không liên quan với chúng ta, hình thái này ở ngoài thực tiễn biến thiên tự ý, và như thể một nội dung đồng nhất tuyệt đối, một cái gì bất biến, theo cái mọi biến thể trùng hợp: đó là bản chất tổng quát.. Bản chất này là Eidos/ý tượng, ίδέα theo nghĩa của Platon, song lĩnh hội được trong thuần tuý và không liên quan đến mọi lý giải siêu hình, do đó cho ta một cách trực tiếp và theo trực giác trong viễn tượng của ý niệm hiện ra theo đường lối này".[140]

Lấy ví dụ, nếu ta lấy một âm thanh làm khởi điểm, bất kỳ ta thực sự nghe được hay hiện diện "trong tri tưởng" của ta, nên ta nhận được ý tượng âm/Eidos Ton như thể cái gì, trong dòng những biến thể "tự do", tất yếu là chung cho tất cả những biến thể này.

 -------------------------------------------

[136] Husserl, EU tr. 13 (bãn tiếng Đức, Villla-Petit dẫn theo bản dịch tiếng Pháp tr. 22) : le retour à l'évidence objective, anté-prédicative, ne reçoit tout son poids et sa pleine signification qu'avec cette proposition : ce rapport de fondation ne concerne pas seulement les jugements qui ont pour fondement l'expérience, mais tout jugement prédicatif évident possible en général, et concerne donc aussi les jugements du logicien lui-même...

[137] Maria  Villela-Petit, Sdt : La saisie simple qui s'effectue comme une activité de réceptivité par un intérêt perceptif, - laquelle réceptivité présuppose toujours que l'objet affectant se dẹtache à partir d'un champ d'expérience se constituant passivement et qu'il soit lui-même pré-donné passivement- a pour corrélat le perçu pris dans son identité, comme une unité, copmme un tout. Pour le dire très simplement, la saisie simple est l'activité intentionnelle de la connaissance grâce à laquelle un objet se donne comme étant là pour moi, comme porteur d'un intérêt pour le moi. .. Comme exemple d'objet donné dans une saisie simple il évoque un son qui dure, voulant par là marquer que toute activité de saisie en tant qu'ativité de la conscience est une activité impliquant une synthèse temporelle.

La saisie explicitante est celle qui, maintenant en prise, passivement, le perçu donné dans la saisie simple, se tourne vers les propriétés, les déterminations qu'il comporte, ou, comme le dit aussi Husserl, vers l'explicitation de son horizon interne. Avec ces propriétés, ces déterminations,... comme si l'expérience perceptive n'avait de sens qu'à travers sa "position" dans le jugement.

[138] Husserl, EU tr. 127 (dẫn bản tiếng Pháp tr. 134) :  au sens propre, on ne peut assurément commencer à parler de catégories logiques que dans la sphère du jugement prédicatif comme d'éléments de détermination qui appartiennent nécessairement à la forme de jugements prédicatifs possibles. Mais toutes les catégories et les formes catégoriales qui interviennent là s'édifient sur les synthèses anté-prédicatives et ont en elles leur origine.

[139] Husserl, EU III/2. § 86. Zufälligkeit der empirischen Allgemeinheiten und apriorische Notwendigkeit : Der Gegenbegriff dieser Zufälligkeit ist die apriorische Notwendigkeit.[Es wird zu zeigen sein,] wie gegenüber jenen empirischen Begriffen reine Begriffe zu bilden sind, deren Bildung also  nicht von der Zufälligkeit des faktisch gegebenen Ausgangsgliedes und seiner empirischen Horizonte abhängig ist, und die einen offenen Umfang nicht gleichsam bloß im Nachhinein umgreifen, sondern eben vorweg : a priori. Dieses Umgreifen im vorweg bedeutet, daß sie imstande sein müssen, allen empirischen Einzelheiten Regeln vorzuschreiben.

[140] Husserl, Sdt : Sie beruht auf der Abwandlung einer erfahrenen oder phantasierten Gegenständlichkeit zum beliebigen Exempel, das zugleich den Charakter des leitenden "Vorbildes erhält, des Ausgangsglided fü die Erzeugung einer offen endlosen Mannigfaltigkeit von Varianten, also auf einer Variation.M. a. W. wir lassen uns vom Faktum als Vorbild für seine Umgestaltung in reiner Phantasie leiten. Es sollen dabei immer neue ähnliche Bilder als Nachbilder, als Phantasiebilder gewonnen werden, die sämtlich konkrete Ähnlichkeiten des Urbildes sind.

Es zeigt sich dann, daß durch diese Mannigfaltigkeit von Nachgestaltungen eine Einheit hindurchgeht, daß bei solchen freien Variationen eines Urbildes, z. B. eines Dinges, in Notwendigkeit eine Invariante erhalten bleibt als die notwendige allgemeine Form, ohne die ein derartiges wie dieses Ding, als Exempel seiner Art, überhaupt undenkbar wäre. Sie hebt sich in der Übung willkürlicher Variation, und während uns das Differierende der Varianten gleichgültig ist, als ein absolut identischer Gehalt, ein invariables Was heraus, nach dem hin sich alle Varianten decken : ein allgemeines Wesen.

Dieses allgemeine Wesen ist das Eidos, die ίδέα im platonischen Sinne, aber rein gefaßt und frei von allen metaphysischen Interpretationen, also genau so genommen, wie es in der auf solchem Wege entspringenden Ideenschau uns unmittelbar intuitiv zur Gegebenheit kommt.

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017