ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 39
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 ,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Như tôi đã chỉ ra ở trên, Nguyên ủy hình học như một phụ lục trong di cảo Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm lại được Merleau-Ponty và Derrida chú trọng ắt phải có duyên cớ.
Từ khởi sinh đến nguyên ủy đọc qua Derrida
Trước hết đối với Derrida, người đã đi vào con đường nghiên cứu Husserl ngay từ chuyên đề đầu tay trong luận án cao học với Vấn đề khởi sinh triết học Husserl năm 1954 (dưới sự bảo trợ của Maurice de Gandillac, giáo sư tại Sorbonne) đến Tiếng nói và hiện tượng dẫn nhập vào vấn đề ký hiệu trong hiện tượng luận Husserl năm 1967, ngang qua dịch và dẫn nhập vào Nguyên ủy hình học của Husserl năm 1962 mà chính Derrida xác nhận trong Bố trí năm 1972 là Tiếng nói và hiện tượng có thể được xem như một mặt khác của tiểu luận xuất bản năm 1962 như một dẫn nhập vào Nguyên ủy hình học của Husserl. Ngoài ra có thể kể bài diễn thuyết " Khởi sinh và cấu trúc" và hiện tượng luận đọc trong hội nghị tại Cerisy-la-Salle năm 1959 đề cập đến Triết lý số học Hussertl, đến hình học là một khoa học "vật chất" và "trừu tượng". Trong bài diễn thuyết này, Derrida dẫn Ý niệm I/Ideen I:
"Nhờ vào những công lý, nghĩa là những quy luật ý tượng nguyên thủy, hình học có thể được rút ra qua con đường thuần túy diễn dịch mọi hình thái "hiện hữu" trong không gian, nghĩa là tất cả những hình thái không gian khả hữu một cách lý tưởng và tất cả những quan hệ ý tượng liên hệ đến chúng, dưới dạng những khái niệm xác định đối tượng của chúng một cách chính xác... Bản chất thông tính của lãnh vực hình học, hay bản chất thuần túy của không gian ở trạng thái tự nhiên thế nào để hình học có thể chắc chắn có thể, nhở vào phương pháp của nó, làm chủ thực sự và chính xác tất cả những khả hữu".[54]
Trong luận án 1954 nói trên, Derrida khi luận về sự thống nhất ý nghĩa cũng là thống nhất ý hướng biểu hiện trong quá trình phát triển suy niệm của Husserl suốt từ Triết lý số học đến những bản thảo sau cùng. Derrida nêu dẫn chứng, chẳng hạn như luận cương về khởi sinh lịch sử-ý hướng, những lý luận về "kết tầng" và "phục hoạt/Reaktivierung" trình bày trong Nguyên ủy hình học chỉ để minh giải biện chứng của "phóng động" và "trì động" miêu tả trong những bài giảng về "ý thức nội tại của thời gian"; phương pháp lịch sử-ý hướng và phục hoạt trong ý nghĩa nguyên ủy là những hành vi lịch sử đầu tiên của ý thức.[55]
Ở chương II phần thứ tư của luận án, Derrida luận về phục hoạt khởi sinh là nhiệm vụ đầu tiên của triết học đã chỉ ra bản văn khoảng hai mươi trang Nguyên ủy hình học là bản văn duy nhất nói đến kỹ thuật phân tích lịch sử-ý hướng mà Husserl trình bày trong nhiều bản thảo khác; trong bản thảo này, Husserl đã vạch lại khởi sinh ý hướng của Hình học, cũng như xác định tiêu biểu cho phân tích, ngay từ khởi sinh ra nó có khả năng nắm bắt được tính đặc sắc siêu nghiệm sản xuất lịch sử của ý thức.[56]
Trong luận án đầu tay này, Derrida chú ý đến ý nghĩa siêu nghiệm và có định hướng của tất cả quá khứ của con người, hành vi và sản xuất ý thức theo Husserl tự nguyên ủy phải đắc thủ miễn là người ta biết tra hỏi, như đã chỉ ra trong bản văn dẫn trên:
"Vấn đề nguyên ủy Hình học...không phải là vấn đề lịch sử-ngôn ngữ sơ thiển, cũng không phải là một nghiên cứu của những nhà hình học đầu tiên dựa trên sự kiện/faktisch thực sự đã cấu thức ra những định luật, chứng cớ, lý luận thuần túy hình học; cũng không phải là một thẩm tra về những định luật đã được xác định do phát kiến ra. Mối quan tâm ở đây đúng hơn mang ý nghĩa một phản tư/Rückfrage về ý nghĩa có nguồn gốc sâu xa nhất mà khoa hình học, với tư cách như thể truyền thống ngàn năm đã hiện diện/da war - đã có do phát triển tiệm tiến một cách sống động - và vẫn còn hiện diện ngày nay với chúng ta., Chúng ta "truy tưởng" theo ý nghĩa là lần đầu tiên, nó được tạo ra trong lịch sử, thiết yếu phải được tạo ra, dầu chúng ta không hề biết gì về những người sáng tạo đầu tiên và cũng không bận tâm về điều đó. Khởi từ những gì chúng ta biết về hình học như một truyền thống khoa học..., một "phản tư" theo nguyên tắc là luôn luôn khả hữu về những nguyên ủy nòng cốt của hình học, đã bị chìm ngập/versunkenen và thiết yếu đã như thể những nền tảng nguyên ủy/urstiftende."[57]
Sau khi dẫn đoạn văn trong nguyên tác của Husserl, Derrida nhận xét là để đi tới một nghiên cứu theo ý nghĩa nguyên ủy qua phương pháp giảm trừ siêu nghiệm (la réduction transcendantale), giảm trừ ở đây không có ý nghĩa bản ngã luận/égologique, song thực tiễn khởi từ một cộng đồng siêu nghiệm, nghĩa là khai mở ra những nền tảng siêu nghiệm của hình học. Những khái niệm truyền thống, hiển nhiên là cơ bản khi mọi hình thái đặc thù của văn hóa sinh ra từ hoạt động của con người, ngay cả "bất tri" thực nghiệm-lịch sử chủ yếu cũng mang khả hữu của một tri thức hiển nhiên không thể giản lược, vì truyền thống sinh ra từ hoạt động của con người. Cho nên, Husserl quan niệm, như vậy, "truyền thống để được hỏi/läßt sich befragen" và hình học như một sản phẩm truyền thống, phải sinh ra khởi từ một sản xuất đầu tiên, từ những hoạt động sáng tạo đầu tiên"[58], và tính đặc sắc siêu nghiệm của mọi khoa học cũng như mọi lịch sử có ý hướng mà đối diện với sự phát triển phi thường của một khoa học như hình học trở thành suy đạc và khả hữu của một "phục hoạt/Reaktivierbarkeit". Derrida nhấn mạnh đến vấn nạn Husserl đề ra ở đây là: mọi nhà nghiên cứu muốn lập nên một định luật có phải trải qua trong toàn thể "liên hệ đặc biệt những nền tảng" cho đến những tiền đề nguyên ủy và quả thực phục hoạt toàn thể của nó ?".[59] Điều này khiến cho khoa học không thể phát triển, vi thực sự ở trên trình độ hoạt động đơn giản của khoa học và trong mọi nhận thức triết học của hoạt động này chỉ cần một phục hoạt "gián tiếp và tiềm tàng".
Vấn đề đặt ra là khi nào phục hoạt được minh thị toàn diện và trực tiếp ? Phục hoạt phải tiên thiên trực tiếp và triệt để nhờ vào một chuyển hoán toàn diện của thái độ giảm trừ, nghĩa là treo lửng mọi thời khoảng gián tiếp và cấu tạo của khoa học. Nói khác đi, đó là tất cả truyền thống của hình học, hoạt động cũng như thoái bộ tiềm ẩn của nhà khoa học phải đặt trong ngoặc. Husserl xác định: "chính khởi từ điều chúng ta biết về hình học như thể truyền thống khoa học mà một thoái bộ trên nguyên tắc có thể tiến về nguyên ủy tối sơ", song ông cũng nhận ra ở trong vòng luẩn quẩn. Theo Derrida, vấn đề không thể đặt ra trên bình diện Nguyên ủy hình học, dầu sao cũng vẫn ở trong những phân tích cấu thành trước quan niệm triết học lịch sử của Husserl. Ông muốn nói đến sự cấu thành của một khoa (học) hình học từ một chủ thể siêu nghiệm mà khởi sinh giả định đã hoàn thành và khởi từ một thế giới mà cấu trúc hữu thể luận hoặc đã ở đó với chỉ thị ý nghĩa của riêng nó, hoặc hỗn hợp, như thực thể tiền trí từ, với một tiên thiên được cấu thành ở chân trời vô hạn những khả hữu của xác định lý luận. Hình học bắt đầu khi chủ thể/con người và thế giới đã có đó, trong phạm vi ý tượng của cấu tạo theo nghĩa tri thể mà Husserl gọi là những khách thể tính (l)ý tưởng.[60]
Trong luận án đầu tay này, khi phê phán Nguyên ủy hình học, khởi từ phương pháp giảm trừ siêu nghiệm như đã nói ở trên, Derrida cho rằng "cấu tạo nói trên chỉ thực hiện ngang tầm với tương quan tri hoạt-tri thể mà chúng ta đã thấy là nó ở tĩnh thể và xây dựng trên một cấu tạo phát sinh, đến nỗi cấu tạo của hình học, như đặt thành vấn đề ở đây, dầu kỳ vọng vào tính đặc sắc, vẫn rõ ràng là hậu phát sinh."[61]
---------------------------
[54] Những tác phẩm dẫn trên của Derrida là: Le problème de la genèse dans la philosophie de Husserl 1954, La voix et le phénomème 1967, Positions 1972 , " Genèse et structure" et la phénoménologie 1959 (in lại trong L'écriture et la différence 1967). Trong bài diễn thuyết này, Derrida dẫn Ideen I § 72:
"A l'aide des axiomes, c'est-à-dire des lois eidétiques primitives, elle [la géométrie] est en mesure de dériver par voie purement déductive toutes les formes "existant"(existierenden) dans l'espace, c'est-ả-dire toutes les formes spatiales idéalement possibles et toutes les relations eidétiques qui les concernent, sous forme de concepts qui déterminent exactement leur objet... L'essence générique du domaine géométrique, ou l'essence pure de l'espace est de telle nature que la géométrie peut être certaine de pouvoir, en vertu de sa méthode, maîtriser véritablement et avec exactitude toutes les possibilités.
(nguyên tác:) Mit Hilfe der Axiome, d.i. der primitiven Wesensgesetze, ist sie nun in der Lage, alle im Raume "existierenden" , d.i. ideal möglichen Raumgestalten und alle zu ihnen gehörigen Wesens- verhältnisse rein deduktiv abzuleiten, in Form exakt bestimmender Begriffe... So geartet ist das gattungs-mäßige Wesen des geometrischen Gebietes, bzw. so das reine Wesen des Raumes, daß Geometrie dessen völlig gewiß sein kann, nach ihrer Methode wirklich alle Möglichkeiten und exakt zu beherrschen.
[55] Jacques Derrida, Le problème de la genèse dans la philosophie de Husserl: le thème de la genèse historico-intentionnelle, les théories de la "sédimentation" et de la "réactualisation" présentés dans L'origine de la géométrie ne feraient qu'expliciter la dialectique de la "protention" et de la "rétention" décrite dans les leçons sur la "conscience interne du temps"... [Husserl ne prétend-il pas lui-même en effet dans L'origine de la géométrie exercer] une méthode historico-intentionnelle et "réactualiser" dans le sens originaire les "premiers" actes (Leistungen) historiques de la conscience.
[56] J. Derrida, Sdt: Dans ce texte de vingt pages [L'origine de la géométrie]..., l'auteur se propose de retracer la genèse intentionnelle de la Géométrie et de définir ainsi, sur cet exemple, le type de l'analyse par laquelle il doit toujours être possible de ressaisir, à sa naissance même, l'originalité transcendantale d'une production historique de la conscience.
[57] Derrida, Sdt: [Dẫn Ursprung der Geometrie của Husserl:] "La question de l'origine de la Géométrie [...], telle que nous voulons ici la poser n'est pas la superficielle question historico-philologique. Elle n'est pas une enquête sur les premiers géomètres réels qui ont effectivement formulé des propositions, preuves, théories purement géométriques; elle n'est pas une enquête sur les propositions déterminées qu'elles découvrent; notre préoccupation a plutôt le sens d'une "réflexion" vers le sens le plus originaire selon lequel la géométrie, en tant que tradition millénaire était présente - saisie au vif de son élaboration progressive - et reste encore présente pour nous. Nous "réfléchissons" au sens selon lequel, pour la première fois, elle s'est produite dans l'histoire, devait nécessairement être produite, bien que nous ne sachions rien des premiers créateurs et ne nous en préoccupions pas. A partir de ce que nous savons de notre géométrie comme tradition scientifique [...], une "réflexion" est par principe toujours possible vers les origines primordiales de la géométrie, en tant qu'elles sont englouties et telles qu'elles ont dû nécessairement avoir été en tant que fondements originaires."
Bị chú: Đoạn dịch trong luận án này khác với bản dịch năm 1962.
[58] Derrida, Sdt: [Dẫn Ursprung der Geometrie:] "La tradition se laisse interroger"; "en tant que produit traditionnel, la géométrie devait être engendrée à partir d'une première production, de premières activités créatrices".
[59] Derrida, Sdt: [Dẫn Ursprung der Geometrie:] Tout chercheur qui veut fonder une proposition doit-il parcourir dans sa totalité "l'enchaînement extraordinaire des fondements, jusqu'aux prémisses originaires (Urprämissen) et en réactiver effectivement (wirklich reaktivieren) la totalité ?" (in nghiêng do Derrida).
[60] Derrida, Sdt: Il s'agit ici de la constitution d'une science géométrique par un sujet transcendantal dont la genèse est supposée achevée et à partir d'un monde dont la structure ontologique est tantôt déjà là avec sa signification propre, tantôt confondue, en tant que subtrat antéprédicatif, avec un a priori constítué en horizon infini des possiblités de détermination théorique Le sujet et le monde sont déjà là comme tels quand commence la géométrie. Nous reston en un mot dans la sphère eidétique de la constitution du sens noématique ou de ce que Husserl appelle, dans L'origine de la géométrie, des objectivités idéales.
[61] Derrida, Sdt: Cette constitution s'effectue au niveau de la corrélation noético-noématique dont nous avons vu qu'elle était statique et elle-même fondée sur une constitution génétique. Si bien que la constitution de la géométrie, telle qu'elle est thématisée ici, reste, malgré une prétention à l'originalité, très visiblement postgénétique.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2015