ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 83

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của  Husserl )

 

 

Viện dẫn đầu tiên Heidegger lấy từ chương III  trong Tổng luận của Husserl, nhan đề Chủ nghĩa duy tâm lý, những lý chứng và quan điểm của chủ nghĩa này đối với những lý chứng thường thấy ở phía đối nghịch, tiết § 17 chỉ ra  là "những cơ sở lý luận chủ yếu phải đi tìm trong tâm lý học... theo trường phái này, không có lý do gì để giới hạn một khoa học lý luận mới... xứng đáng với danh xưng luận lý học"... "như thể tâm lý học cấu thành cơ sở lý luận duy nhất và đầy đủ cho kỹ thuật luận lý học", viện chứng này căn cứ trong tác phẩm của Mill : "Luận lý học không là một khoa học khu biệt với tâm lý học và phối trí với nó. Một khi nó là một khoa học, tuyệt đối, là một thành phần, một chi nhánh của tâm lý học; có khác với nó một đằng là vì như một phần khu biệt với toàn thể, đằng khác là vì như nghệ thuật khu biệt với khoa học. Những nền tảng lý luận của nó toàn diện là mượn từ tâm lý học, và bao gồm trong khoa học này do yêu cầu thiết yếu chứng thực những quy luật trong nghệ thuật của nó." và của Lipps: "Chính do việc luận lý học là một bộ môn đặc thù của tâm lý học, khu biệt cả hai một cách rõ ràng đầy đủ.", hơn thế nữa, Lipps xác định: "Luận lý học rõ ràng là một bộ môn tâm lý học vì nhận thức chỉ sinh ra trong tinh thần, và vì tư tưởng hoàn thành trong nhận thức này, là một sự biến tinh thần."[70]

Qua những viện dẫn trên, Heidegger nhận xét, trong thế kỷ 19 phương pháp khoa học nghiêm xác của khoa học tự nhiên hiện đại được chuyển vào trong tâm lý học, cùng với tâm lý học như một khoa học nghiêm xác, tạo ra những cơ sở nghiêm xác, chặt chẽ của luận lý học. Song vấn đề là Husserl phê phán chủ nghĩa duy tâm lý này như thế nào ?

Theo ông, phê bình của Husserl nhắm đến một cơ bản: những nguyên tắc của vị thế để phê phán, dựa trên hai quan điểm: a) là chứng minh sự mâu thuẫn trong lòng vị thế của chủ nghĩa duy tâm lý; b) là chứng minh những sai lầm cơ bản của vị thế này khi nó toan tính tự lập.

Về điểm a) mục đích chỉ ra chủ nghĩa duy tâm lý như một chủ nghĩa tương đối hoài nghi, có thể bắt đầu từ ý niệm "lý luận" - "lý luận" ở đây hiểu theo nghĩa của từ hy lạp θεωρία là đơn vị thống nhất của một toàn bộ nền tảng và tự chứa những mệnh đề thực - trước tiên, một diễn dịch, chẳng hạn như một lý thuyết toán học. Đối với mọi lý luận, có những điều kiện khả hữu của một chứng minh hợp lý của nó; một trong những điều kiện đó chẳng hạn như nguyên lý đồng nhất, là nguyên lý có cùng giá trị phổ quát của những công lý/axioms của lý thuyết, tiến hành qua những bước cơ bản của phép diễn dịch. Husserl phân biệt ý nghĩa "phù hợp" và "không phù hợp" trong giá trị tất yếu của những công lý : nếu một lý thuyết-khoa học xung đột với những điều kiện này, thì nó xung đột với chính sự vật làm cho lý luận khả hữu; lý luận đặc thù như vậy mâu thuẫn với chính ý nghĩa giả định có như thể một lý luận: nó mất mọi ý nghĩa thuần lý, mà Husserl coi là "phù hợp". Bây giờ nếu như nội dung thuộc mệnh đề của một lý luận như thể phủ nhận những điều kiện khả hữu của bất kỳ lý luận nào, thì lý luận đó tuyệt đối là phi lý trong cốt lõi, hoàn toàn "không phù hợp". Không phù hợp của ý nghĩa tạo ra sự từ bỏ mọi thuần lý và mọi khả hữu của một phát biểu được chứng thực và có nền tảng.Tiêu biểu của bất kỳ lý thuyết hoài nghi nào cũng là nội dung của nó chỉ ra những điều kiện khả hữu của bất kỳ lý luận nào tự ngọn nguồn cũng là giả trá.

Về phần chủ nghĩa tương đối, có thể nói mọi chân lý chỉ có giá trị  trong tương quan với chủ thể là tác nhân tạo ra phán đoán; chủ thể này được hiểu như cá thể làm ra phán đoán ở đây bây giờ; hay của chủng loại, không phải người này hay người kia, mà là con người, mà hình thái đặc thù của chủ nghĩa tương đối tạo ra giá trị của nhận thức liên quan tới chủng loại người nà, còn gọi là "nhân loại luận". Nhân loại luận là hình thái đặc thù của chủ nghĩa tương đối quan niệm cái chân thực là cái gì phải chân thực tương quan tới cấu tạo tinh thần và qui luật tư tưởng của chủng loại nói đến. Cùng một mệnh đề có thể đúng với loại này và sai với loại kia, song cùng một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai, điều đó vô nghĩa, cũng như phi lý khi nói đến một chân lý chỉ giành cho loại này hay loại kia.

Cho nên Husserl xác định: "Cái gì chân/thực thì tuyệt đối chân/thực, chân thực "tự tại". Chân lý là một đồng nhất, dầu là người hay vô nhân, thiên sứ hay thần hiểu biết và phán đoán nó. Chính từ  chân lý trong sự thống nhất lý tưởng này, chống lại phức số cứ thực của chủng tộc, cá nhân, và kinh nghiệm sống, mà những quy luật luận lý nói đến và mọi người chúng ta nói đến, trong khi chúng ta không bị lầm lạc vì chủ nghĩa tương đối."[71]

Về điểm b) dự tưởng mấu chốt của vấn đề ở điểm này : chủ nghĩa duy tâm lý cố chứng minh những nguyên tắc luận lý từ những sự kiện, hay những chân lý của lý trí làm nề nống với những chân lý của sự kiện. Heidegger phân tích ra bốn điều:

1/ Hình thái chứng minh này có thể minh họa theo cách những nguyên tắc luận lý đã làm như J.S. Mill về nguyên lý mâu thuẫn là tổng quát hóa những sự kiện, và như loại tổng quát hóa thì luôn luôn quan hệ với những sự kiện thường nghiệm. Tuy nhiên không phải chỉ những sự kiện vật lý mà còn mở rộng ra lĩnh vực của tinh thần, nghĩa là những tình trạng tinh thần.  Nguyên lý: Nếu có hai mệnh đề mâu thuẫn, chúng không thể cùng chân/thực, có thể hiểu như quan hệ cứ thực giữa những hành động : chúng không thể cùng tồn tại với nhau.  Husserl chỉ ra là lý giải những nguyên lý mâu thuẫn này, nghĩa là không thể có đồng tồn tại của những tình trạng tinh thần làm cho ý nghĩa của nguyên lý đảo ngược. Nguyên lý không luận về sinh ra/đồng sinh ra những hành vi phán đoán qua sự biến tinh thần, song nó luận về những tình trạng sự việc là những phán đoán trải ra  như thể không thể tồn tại cùng nhau.

Nguyên lý trên có ý nghĩa trực tiếp như sau : ý nghĩa của hai mệnh đề "A là b" và "A là không b" chỉ ra bất khả hợp của "tính-b của A" và "tính không-b của A" không có gì liên quan tới tình trạng và sự cố tinh thần và đồng hiện hữu của chúng; cũng như ý nghĩa của phán đoán 2 x 2 = 4 không liên quan đến tinh thần, không chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rồi biến mất. Nội dung của phán đoán, cũng như nội dung của mệnh đề là cái gì có giá trị, là chân lý như thế, không thuộc thường nghiệm, mà là hữu lý tưởng, hiệu lực tính. Sai lầm cơ bản của chủ nghĩa duy tâm lý là lý giải nguyên lý mâu thuẫn theo sự biến tinh thần thường nghiệm, và không nhìn ra ý nghĩa thực của nguyên lý.[72]

2/ Chủ nghĩa duy tâm lý không hiểu khu biệt cơ bản giữa hữu thường nghiệm của hành vi phán đoán và hiệu lực tính lý tưởng của nội dung được phán đoán, cho nên cũng không hiểu hợp lý của nguyên lý mâu thuẫn không thuộc thường nghiệm mà là lý tưởng, thiết yếu của nó không do cưỡng thúc thường nghiệm, mà là điều hòa quy phạm/normative regulation.

3/ Những quy luật tự nhiên dựa trên những sự kiện thường nghiệm, nên nền tảng của chúng chỉ đến từ những sự kiện này bằng lối quy nạp/induction. Do đó hiệu lực tính cơ bản chỉ có giá trị xác suất.

Trong khi đó, những nguyên lý điều khiển tư tưởng là những quy luật vô điều kiện, chỉ có thể nhận ra do "tạo niệm/ideation*" hay từ những khái niệm thuần tuý, không bị điều kiện hạn chế. Cho nên nguyên lý mâu thuẫn chẳng hạn có giá trị tự nội tại.

4/ Cho nên tính xác thực để hiểu và nắm vững những quy luật thường nghiệm trong tâm lý học với những quy luật lý tưởng  điều khiển ý nghĩa và nội dung  của mệnh đề thì khác nhau. Lãnh hội những quy luật lý tưởng mang tính cách cảm thức xác quyết/apodictic insight : những quy luật này tuyệt đối không nghi hoặc được, trong khi xác thực của nhận thức những quy luật thường nghiệm tuỳ thuộc vào mệnh đề, nghĩa là tuỳ thuộc vào sự kiện và có lẽ "là thế này và không thế kia", trong khi xác thực quyết định thì tuyệt đối "không thể khác".

Cái lầm cơ bản của duy tâm lý học là ở chỗ thiết lập  một cái gì đó về hữu lý tưởng và những quan hệ lý tưởng của những phát biểu có giá trị bằng những phương tiện nhận thức những sự biến thường nghiệm trong tinh thần, nghĩa là trong thực tại biến đổi theo thời gian.[73]

                                                                                                                   

----------------------------------

[70] Husserl, Logische Untersuchungen, Erster Band, Drittes Kapitel. Der Psychologismus, seine Argumente und seine Stellungnahme zu den üblichen Gegenargumenten, § 17: "Die wesentlichen theoretischen Fundamente liegen in der Psychologie ... Zur Abgrenzung einer neuen theoretischen Wissenschaft, zumal einer solchen, die in einem engeren und prägnanteren Sinne den Namen Logik" ... "als gäbe die Psychologie das alleinige und ausreichende theoretische Fundament für die logische Kunstlehre".   

John Stuart Mill, An Examination of Sir William Hamilton's Philosophy and of the Principal Questions Discussed in his Writings/Khảo sát triết học và những vấn đề triết lý cơ bản thảo luận trong những bài viết của W.Hamilton, 1865. [Chapter XX]: [Logic] is not a Science distinct from, and coordinate with, Psychology. So far as it is a science at all, it is a part, or branch, of Psychology; differing from it, on the one hand as a part differs from the whole, and on the other, as an Art differs from a Science. Its theoretic grounds are wholly borrowed from Psychology, and include as much of that science as is required to justify the rules of the art."  (Dẫn theo bản tiếng Đức của Husserl: Die Logik ist nicht eine von der Psychologie gesonderte und mit ihr koordinierte Wissenschaft. Sofern sie überhaupt Wissenschaft ist, ist sie ein Teil oder Zweig der Psychologie, sich von ihr einerseits unterscheidend wie der Teil vom Ganzen und andererseits wie die Kunst von der Wissenschaft. Ihre theoretischen Grundlagen verdankt sie sämtlich der Psychologie, und sie schlieβt soviel von dieser Wissenschaft ein, als nötig ist, die Regeln der Kunst zu begründen.)

Theodore Lipps, Grundzüge der Logik/Cơ sở luận lý học 1893: Eben daβ die Logik eine Sonderdisziplin der Psychologie ist, scheidet beide genügend deutlich voneinander.  

Trong tiết § 18 Lý chứng của những nhà duy tâm lý, Husserl tóm lược quan niệm của họ là tâm lý học , chính xác hơn là tâm lý học về nhận thức cung ứng nền tảng lý luận thiết yếu cho cấu tạo một kỹ thuật luận lý học, qua viện dẫn:

Th. Lipps, Sdt: Die Logik ist eine psychologische Disziplin, so gewiβ das Erkennen nur in der Psyche  vorkommt und das Denken, das sich in ihm vollendet, ein psychisches Geschehen ist.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 

[71] Husserl, Sdt, Siebentes Kapitel: Der Psychologismus als skeptischer Relativismus/Chủ nghĩa duy tâm lý như thể chủ nghĩa tương đối hoài nghi, § 36 : Was wahr ist, ist absolut, ist "an sich" wahr; die Wahrheit ist identisch Eine, ob sie Menschen oder Unmenschen, Engel oder Götter urteilend erfassen. Von der Wahrheit in dieser idealen Einheit gegenüber der realen Mannigfaltikeit von Rassen, Individuen und Erlebnissen sprechen die logischen Gesetze und sprechen wir alle, wenn wir nicht etwa relativistisch verwirrt sind. 

[72] Heidegger, Sdt: The direct meaning of what the principle says is that the two meanings intended by the two propositions cannot have joint validity. "A is b" and "A is not b" - the incompatibility of the intended "b-ness of A" with the "non-b-ness of A" - has nothing to do with mental occurences and states, and their co-existence. As regards the matter that is judged : The meaning of the judgment 2 x 2 = 4  is not something mental ... The meaning does not go on for a period of time and then disappear. This content of the judgment, the content of the proposition ... is what is valid, what is the truth as such... It is something non-empirical. It is ideal being, validity.

The basic error of psychologism is that it interprets the principle of contradiction as a statement about empirical mental events and is blind to the real meaning of the principle.

[73] Heidegger, Sdt: ... the fundamental error that psychlogism lives offs. It tries to establish something about the ideal being and ideal relations of valid statements by means of knowledge of empirical events in the mind, i.e., in temporally changing reality.

* tạo niệm/ideation : Xem kỳ 47 chương II: Thiên-địa-không : nguyên ủy hình học,  chú thích (102).

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016