ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 77

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

 

Từ luận lý học thuần túy

Bộ Nghiên cứu luận lý khởi đầu xuất hiện năm 1900 từ quyển I  Tổng luận về luận lý học thuần túy, với mục tiêu chỉ ra là "đạt được một cách minh bạch bảo đảm hơn liên quan tới những vấn đề cơ bản của lý luận về nhận thức và lý hội có phê phán về luận lý học như một khoa học"[31]

Trong thời gian này, Husserl đã viết những bài phê bình sách của Melchior Palágyi, của Anton Marty, kiểm điểm những tác phẩm tiếng Đức xuất bản từ những năm 1895 đến 1899 của Julius Bergmann, L. Rabus, Robert HeilnerTh. Elsenhans, Heinrich Gomperz, W. Jerusalem, Kries,  v.v... dựa trên cơ sở hiện tượng luận trong Nghiên cứu luận lý của ông.[xem những kỳ 73-76]                                   

Khi khảo sát bộ Nghiên cứu luận lý này, tôi đã đề cập Giới thiệu bộ Nghiên cứu luận lý do chính Husserl viết trên hai số 24 (1900) và 25 (1901) ở Quí san Triết học khoa học (Vierteljahrsschrift für wissenschaftliche Philosophie), và tài liệu thứ hai quan trọng hơn,  là Phác học một tự ngôn của Nghiên cứu luận lý trong bản thảo năm 1903 do Fink biên tập và  đăng trên tạp chí triết học (Tijdschrift voor Filosofie) xuất bản ở Louvain năm 1939. Tự ngôn trong Nghiên cứu luận lý xuất bản lần thứ hai năm 1903, như Fink nhận xét, ngắn hơn, trước hết nhằm giải thích trên những nguyên tắc tu chính, và chỉ có một số đoạn phản ảnh bản tự ngôn nói trên. [xem kỳ 71]

Trước tiên, hãy xem Husserl quan niệm luận lý hoc thuần túy như thế nào ?

Ở những dòng cuối Dẫn nhập quyển I Tổng luận về luận lý học thuần túy, Husserl phác họa dự thảo: Chúng ta lấy định nghĩa xem như khởi điểm, ngày nay hầu như được chấp nhận một cách phổ quát, về luận lý học với tính cách là một kỹ thuật học và xác định ý nghĩa cũng như biện chính điều đó. Đương nhiên có vấn đề về những cơ sở lý luận của bộ môn này và đặc biệt là những quan hệ của nó với tâm lý học. Về toàn diện hay một phần chính, vấn đề này trùng hợp, về cơ bản, với vấn đề khu yếu của lý luận nhận thức, liên quan đến tính khách quan của nhận thức. Kết quả của những nghiên cứu chủ đề này sẽ mở ra một khoa học mới và thuần lý luận cấu thành nền tảng cơ bản của tất cả kỹ thuật nhận thức khoa học và có tính chất của một khoa học tiên thiên và thuần túy minh chứng. Ông cũng khẳng quyết trước là chính khoa học này mà Kant và những đại biểu khác của một luận lý học "hình thái" hay "thuần túy" cố gắng đạt tới, song không nắm bắt, xác định cả chất liệu lẫn thấu hiểu được nó. [32]

Mở đầu từ chương thứ nhất về luận lý học với tính cách là bộ môn quy phạm, và đặc biệt như thể bộ môn thực tiễn, ngay ở tiết đầu, Husserl luận về tình trạng bất toàn của những khoa học đặc thù, dầu là mỹ nghệ, hay toán học, vật lý học, thiên văn học, trong công trình khoa học, cũng không cần xem những cơ sở tột cùng hoạt động hay những tiền đề tột cùng của những kết luận, những nguyên lý làm chỗ dựa cho những phương pháp đó ra sao. Khi nhấn mạnh đến tình trạng bất toàn của mọi khoa học đó, Husserl muốn chỉ ra khả hữu và minh chứng của một bộ môn mới và phức hợp mà đặc tính của nó là khoa học của mọi khoa học, bộ môn quy phạm và thực tiễn - luận lý học với tính cách của một tri thức học.[33]  

Luận lý học có một lịch sử lâu dài trong triết học phuơng Tây, kể từ thời cổ đại với Aristote và trường phái khắc kỷ: tuy nhiên, từ ngữ luận lý học và siêu hình học là những bộ môn chưa có danh xưng nơi Aristote, mà theo Sextus Empiricus,  nhà triết học hàn lâm Xenocrate (396-314 tr. TL) đã đặt ra từ ngữ luận lý học. Chính Xénocrate phân chia triết học ra ba loại : luận lý học, đạo đức học và vật lý học. Song những thiên biên khảo dưới danh xưng Organon của Aristote như những phân tích sơ cấp/Analytica priora và những phân tích thứ cấp/Analytica posteriora (về những cơ cấu chung cho mọi lý luận, tức lý thuyết tam đoạn luận; những điều kiện  minh chứng của nhận thức), những phạm trù/Categoriae, lý giải/De interpretatione, những lý chứng thích xác/Topica, phản bác ngụy biện/De sophisticis elenchis chính là tác phẩm luận lý. Mặt khác, từ ngữ luận lý/λογική khá thông dụng nơi những nhà khắc kỷ, và theo Bréhier, nhà khắc kỷ Chrysippe đã coi τά λογικά θεωρήματα như một trong ba loại triết học. Kant đứng trên quan điểm phê bình xác định "chúng ta gọi luận lý học là để chỉ khoa học về những luật tất yếu của tri năng và lý trí nói chung, hay (cũng như vậy) là khoa học về hình thức đơn giản của tư tưởng nói chung".[34] Hegel trong Dẫn nhập vào Khoa học về luận lý học xuất bản năm 1812 xác định : "Không có khoa học đòi hỏi khởi đầu với chính chủ đề của nó, lại không có những phản tư khai mào một cách mãnh liệt như khoa học về luận lý học.. Trong mọi khoa học khác, chủ đề mà nó khảo sát và phương pháp khoa học khu biệt với nhau; ngay nội dung cũng không tạo một khởi sự tuyệt đối, song lại phụ thuộc vào những khái niệm khác và liên hệ mọi mặt với nội dung khác ... Luận lý học ngược lại không giả định bất kỳ hình thái phản tư nào hay qui tắc, luật lệ tư tưởng nào, vì chính nó tự tạo một phần trong nội dung của nó và trước tiên là tự lập thành trong chính nó." [35]  Mặt khác, khi nói đến luận lý học như một khoa học của tư tưởng nói chung, Hegel nhấn mạnh : "phải hiểu là tư tưởng này cấu thành chỉ có hình thái của nhận thức mà luận lý học tách ra khỏi mọi nội dung và cái gọi là cấu thành thứ hai thuộc về nhận thức, tức vật chất, phải đến từ chỗ khác, và do đó luận lý học mà toàn thể vật chất không phụ thuộc vào nó, chỉ cho những điều kiện hình thức của nhận thức xác thực và cũng không chứa trong nó chân lý thực nào, cũng không thể là con đường nào dẫn đến chân lý thực, bởi cái chủ yếu của chân lý, nội dung của nó, thì ở bên ngoài luận lý."[36]                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

Cho nên trong phần I của  Khoa học triết lý thông luận, cũng mang tên Khoa học về luận lý xuất bản năm 1817, ở § 19  Hegel khẳng định: Luận lý học là khoa học về Ý niệm thuần túy, nghĩa là về Ý niệm trong thành phần trừu tượng của tư tưởng.[37]

Con đường tư tưởng của Hegel từ Hiện tượng luận tinh thần năm 1807 qua Khoa học về luận lý học 1812 đến Khoa học triết lý thông luận 1817 và hình thành chủ nghĩa (l)ý tưởng tuyệt đối so với con đường tư tưởng của Husserl từ bộ Nghiên cứu luận lý 1900 qua Những ý niệm về một hiện tượng luận thuần túy và triết học hiện tượng luận 1913  đến Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm 1936 và hình thành chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm có những trải nghiệm tương tự, nếu không muốn nói là ảnh và đối ảnh, trong khi ở những bản văn của Husserl tranh biện, phê phán không đề cập Hegel, hay liên hệ giữa hiện tượng luận này và hiện tượng luận kia. H. Spiegelberg trong Phong trào hiện tượng luận liệt cử một nhận xét là trong những phát triền gần đây ở Pháp đã dẫn đến tin tưởng không thể ngờ vực là hiện tượng luận của Hegel hình thành một phần nào đó cho hiện tượng luận đương đại. Tôi sẽ trở lại vấn đề này khi luận về chủ nghĩa (l)ý tưởng.

Nếu như có nhiều hiện tượng luận đa dạng không liên hệ với nhau, thì luận lý học cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau, có thể xét theo ý nghĩa chân lý (khách quan, chủ quan và giả định) tương ứng với những luận lý đó, như luận lý học siêu nghiệm của Kant quan niệm luận lý học là khoa học của chân lý khách quan của sự vật; có thể xét theo những nguyên lý chung của tư tưởng có giá trị, nên có luận lý học hình thái cùa De Morgan, luận lý học biểu tượng, luận lý học khởi sinh của J.M. Baldwin coi như đối lập với luận lý học thuần túy, luận lý học tổ hợp khu biệt với luận lý học phân tích hay cổ điển, luận lý học mô thức hay tri thức của Hintikka đặc thị qua ba công lý chứng thực (chẳng hạn KA □ A :"cái gì biết được thì có thực"), nội quan khẳng định/tích cực (chẳng hạn KA □ KKA : "cái gì nhận ra thì được nhận ra như nhận ra"), nội quan phủ định/tiêu cực (chẳng hạn ¬KA □ K¬KA : "cái gì không nhận ra thì nhận biết là không nhận ra"), luận lý học hướng ý, luận lý học đa giá trong đó những công thức có nhiều giá trị khác với giá trị "đúng" và "sai" trong luận lý học cổ điển.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

-------------------------------------------

[31] Husserl, Logische Untersuchungen, Erster Band : Prolegomena zur reinen Logik 1900, Vorwort:   [Von der Logik überall im Stiche gelassen, wo ich von ihr Aufschlüsse in Beziehung auf die bestimmten Fragen erhoffte, die ich an sie zu stellen hatte, ward ich endlich gezwungen, meine philosophisch-mathematischen Untersuchungen ganz zurückzustellen,]" bis es mir gelungen sei, in den Grundfragen der Erkenntnistheorie und in dem kritischen Verständnis der Logik als Wissenschaft zu sicherer Klarheit vorzudringen".

[32] Husserl, Sdt, Einleitung: "Wir nehmen als Ausgangspunkt die gegenwärtig fast allgemein angenommene Bestimmung der Logik als einer Kunstlehre und fixieren ihren Sinn und ihre Berechtigung. Daran schlieβt sich naturgemäβ die Frage nach den theoretischen Grundlagen dieser Disziplin und im besonderen nach ihrem Verhältnis zur Psychologie. Im wesentlichen dekt sich diese Frage, wenn auch nicht dem Ganzen, so doch einem Hauptteile nach, mit der Kardinalfrage der Erkenntnistheorie, die Objektivität der Erkenntnis betreffend. Das Ergebnis unserer dies bezüglichen Untersuchung ist die Aussonderung einer neuen und rein theoretischen Wissenschaft, welche das wichtigste Fundament für jede Kunstlehre von der wissenschaftlichen Erkenntnis bildet und den Charakter einer apriorischen und rein demonstrativen Wissenschaft besitzt."

"Sie ist es, die von Kant und den übrigen Vertretern einer "formalen" oder "reinen" Logik intendiert, aber nach ihrem Gehalt und Umfang nicht richtig erfaβt und bestimmt worden ist."

[33] Husserl, Sdt, Erstes Kapitel: Die Logik als normative und speziell ala praktische Disziplin, § 5: Hierduch aber ist das Gebiet einer neuen und, wie sich alsbald zeigen wird, komplexen Disziplin bezeichnet, deren Eigentümliches es ist, Wissenschaft von der Wissenschaft zu sein, ind die eben darum am prägnantesten als Wissenschaftslehre zu benennen wäre.

[34] Kant, Logik, ein Handbuch zu Vorlesungen (Hrsg. von Gottlob Benjamin Jäsche) 1800, Einleitung § 1: Die Wissenschaft von den nothwendigen Gesetzen des Verstandes und der Vernunft überhaupt, oder (welches einerlei ist) von der blossen Form des Denkens überhaupt, nennen wir nun Logik.

[35] Hegel, Wissenschaft der Logik 1812, Erster Teil : Die objektive Logik, Einleitung : Allgemeiner Begriff der Logik : Es fühlt sich bei keiner Wissenschaft stärker das Bedürfnis, ohne vorangehende Reflexionen von der Sache selbst anzufangen, als bei der logischen Wissenschaft. In jeder anderen ist der Gegenstand, den sie behandelt, und die wissenschaftliche Methode voreinander unterschieden; so wie auch der Inhalt nicht einen absoluten Anfang macht, sondern von anderen Begriffen abhängt und um sich herum mit anderem Stoffe zusammenhängt. .. Die Logik dagegen kann keine dieser Formen der Reflexion oder Regeln und Gesetze des Denkens voraussetzen, denn sie machen einen Teil ihres Inhalts selbst aus und haben erst innerhalb ihrer begründet zu werden.

[36] Hegel, Sdt: [Wenn die Logik als die Wissenschaft des Denkens im allgemeinen angenommen wird] , so wird dabei verstanden, daβ dies Denken die bloβe Form einer Erkenntnis ausmache, daβ die Logik von allem Inhalte abstrahiere und das sogenannte zweite Bestandstück, das zu einer Erkenntnis gehöre, die Materie, anderswoher gegeben werden müsse, daβ somit die Logik, als von welcher diese Materie ganz und gar unabhängig sei, nur die formalen Bedingungen wahrhafter Erkenntnis angeben, nicht aber reale Wahrheit selbst enthalten, noch auch nur der Weg zu realer Wahrheit sein könne, weil gerade das Wesentliche der Wahrheit, der Inhalt, auβer ihr liege.

[37] Hegel, Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften, Teil I, Wissenschaft der Logik : Die Logik ist die Wissenschaft der reinen Idee, das ist der Idee im abstrakten Elemente des Denkens.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016