ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 98
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
Quá độ từ luận lý học thuần tuý
Trong Dẫn nhập mở đầu là xác định phán đoán thuộc từ như thể luận đề tâm thể của phổ hệ luận lý học; do đó trên cơ sở kinh nghiệm nguyên ủy và trực quan, nhà luận lý nghĩ có thể tái tạo nguyên ủy của kinh nghiệm, khả dĩ đo lường được nhận thức lý tưởng này bằng chính xác, bằng tri thức như thể nhận thức 'khách quan' nghiêm mật. Không chỉ tri giác mà ngay tri tưởng cũng dự phần, bởi giữa những kinh nghiệm sống của ý hướng tri giác những đối tượng trong thế giới hiện tại cũng có thể xuất hiện những kinh nghiệm sống của tri tưởng nhắm vào những giả tưởng, về những tính khách thể có ý hướng như giả tưởng.
Trong Kinh nghiệm và phán đoán, Husserl đưa ra một "hình thái trực quan" mới, đó là trực quan tri tưởng ( "hình thái trực quan" mang hai ý nghĩa : một là để chỉ tính cách có trước mọi tính cách khác trong khả hữu của một đơn vị trực giác, hai là mọi cá thể được trực giác trong sự thống nhất của một trực quan trong định hướng thời gian, là hình thái của cái đã quy định của tất cả những gì có mặt trong hiện tại). Ở trên chúng ta vừa nói đến kinh nghiệm sống của tri tưởng, không liên quan gì đến tri giác, có nghĩa là trong khi mọi tri giác đối với vấn đề những đối tượng liên kết với nhau trong thống nhất và có liên quan đến sự thống nhất của một thế giới, thì những tính khách thể của tri tưởng ở ngoài sự thống nhất này, chúng không có liên kết với nhau như kiểu những tính khách thể của tri giác trong thống nhất của thế giới nói đến ở trên.
Tiểu đề của Kinh nghiệm và phán đoán : Những nghiên cứu về một phổ hệ của luận lý học, như Landgrebe trách nhiệm san hành đã khẳng định là liên quan đến ý nghĩa toàn thể phân tích của giai đoạn cuối phát triển tư tưởng của Husserl (theo Landgrebe, một số những kết quả quan trọng có thể thấy trong Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm/Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie) song mặt khác còn là tổng ước những khái niệm cơ bản trong Luận lý học hình thái vả siêu nghiệm, song không có nghĩa là phụ thuộc vào tác phẩm này.
Nếu phán đoán thuộc từ là tâm đề của phổ hệ luận lý học trong Dẫn nhập, thì phần cốt cán đầu tiên là kinh nghiệm tiền thuộc từ, mà hai nhà chuyên khảo làm việc trong Văn khố Husserl tại Köln, Dieter Lohmar và tại Paris, Maria Villela-Petit đã viết tiểu luận về vấn đề này :
Bài tiểu luận của Lohmar nhan đề Khởi sinh của phán đoán tiền thuộc từ trong Nghiên cứu luận lý và trong Kinh nghiệm và phán đoán khởi sự từ nhận xét "lý luận của Husserl về trực quan phạm trù xem như khó. Phần trình bày của ông trong Nghiên cứu VI có một số đoạn tối tăm và dường như còn mâu thuẫn. Vả lại chính Husserl sau này cũng phê phán một đoạn quan trọng trong lý luận của ông, đặc biệt là lý giải của ông về "tái-trình hiện biểu hiện phạm trù". Nhiều nhà lý giải kết luận là Husserl đã hoàn toàn sau đó bỏ học thuyết trực quan phạm trù của ông hay đã sửa đổi sâu xa học thuyết này. Hình thức sau này về lý luận nhận thức trong Kinh nghiệm và phán đoán quả thực phải đem lại một cái gì hoàn toàn mới để lĩnh hội trong đối nghịch có ý thức với giải pháp trong Nghiên cứu luận lý. Lohmar xác định không theo ý kiến này, do đó ông muốn nói đến một phương diện xác định về lý thuyết hiện tương luận nhận thức, đó là lý luận về phán đoán tiền thuộc từ* trong Kinh nghiệm và Phán đoán (viết tắt :KP).
Tôi sẽ đi thẳng vào lý giải của Lohmar về phán đoán tiền thuộc từ của Husserl trong tác phẩm này :
"Kinh nghiệm tiền thuộc từ" đưa ra một bản sắc thường xuyên của nhận thức về đối tượng tri giác., có thể tìm thấy trong sự mở rộng khái niệm phê phán. Tri giác minh thị của một đối tượng thực là một phán đoán theo nghĩa rộng (KP, tr. 62) bao nhiếp những cách thế thuộc từ và tiền thuộc từ của phán đoán (KP, tr. 63). Khi mở rộng khái niệm đã xét đến trong Nghiên cứu luận lý về "những tổng hợp sinh động của khôi phục" như thể một "chân lý hiện tại/vorhandene Wahrheit" mà "cái sinh động của chân lý" là cái sống của một trạng thái sự vật, chứ không phải là được khái niệm hóa, cho nên "tổng hợp của khôi phục" hiểu theo nghía này.
Kinh nghiệm tiền thuộc từ được phân tích trong Nghiên cứu luận lý cũng như trong Kinh nghiệm và phán đoán dựa trên mô hình tổng hợp khôi phục của ý hướng riêng phần này :
Lấy ví dụ cụ thể như sau, chẳng hạn quyển sách làm đối tượng là chủ đề chính, những bộ diện khác nhau rút ra ở đó là những chủ đề phụ, định hướng của biến thiên này xác định khai triển một định hình của chủ đề chính S trong ý nghĩa một thực thể, của chủ đề phụ p trong ý nghĩa một xác định. Trong biến thiên dẫn từ ý hướng toàn thể ở thời khoảng p, tức là đơn vị khôi phục, của một kiểu thức đặc thù, đặt định vị trí (KP tr. 127-129), đó là một sự chồng chất/lũy tích (Überschiebung), nghĩa là khôi phục từng phần, ở đó đồng nhất và khu biệt nối với nhau một cách đặc thị, rồi do ý hướng chúng ta có, ngoài p ra, đồng thời S, và S biểu hiện với chúng ta trong tổng hợp khôi phục theo một trong những xác định của nó (KP tr. 130). Theo cách thức này, ý hướng nhắm về S cũng biến đổi . Khi chúng ta "duy trì được" xác định này đắc thủ lại mới mẻ trong một hoạt động biến đổi, ý nghĩa của S phong phú nhờ vào xác định p. Phong phú này trở thành một "đắc thủ kiên định", thường xuyên theo chiều hướng đối tượng; S trở thành Sp và vẫn được coi như chủ thể. Nếu chúng ta muốn xác định về mặt thuộc từ đối tượng S, trước hết ta phải tháo bỏ xác định p, nghĩa là không kể nó. Tuy nhiên, nhận thức tiền thuộc từ của xác định này được duy trì dưới hình thái của một chú ý tồn tục của p, nghĩa là tái-minh thị; khôi phục đặt để giữa hai ý hướng, trong biến thiên giữa đối tượng S và xác định p, ý hướng của phán đoán thuộc từ được kết thúc: "S là p". Cho nên trong viễn tượng phát sinh của Kinh nghiệm và phán đoán, Husserl xác định một nhận thức luôn luôn trở về một chú ý dự kiến - tiền thuộc từ hay thuộc từ : "Nhận thức là ý thức của "trùng hợp" giữa một tin tưởng dự kiến trống, và đặc biệt là một tin tưởng thuộc từ (trống) với một kinh nghiệm nguyên ủy tặng dữ tương ứng" (KP tr. 341). Lohmar nhận xét đương nhiên ở đó có một tổng quát hóa chỉ có thể khai triển trong viễn tượng phát sinh, cho nên có nhiều khu biệt giữa những phân tích trong Nghiên cứu luận lý và trong Kinh nghiệm và phán đoán của Husserl.[134]
Bài tiểu luận của Maria Villela-Petit nhan đề "Kinh nghiệm tiền thuộc từ" đi thẳng vào phần I của Kinh nghiệm và phán đoán mang tên " Kinh nghiệm tiền thuộc từ", chính xác hơn là về chương thứ hai " Lĩnh hội đơn giản và lĩnh hội minh nhiên".
Mở đầu bài viết Villela-Petit dẫn quan niệm của Kant trong Phê bình quyền năng phán đoán về phán đoán kinh nghiệm : "Người ta có thể liên kết trực tiếp với tri giác một đối tượng - tri giác chứa đựng trong đó những thuộc từ thường nghiệm - khái niệm cùa một đối tượng để thấy một phán đoán của nhận thức, và, như vậy, tạo ra một phán đoán kinh nghiệm" mà theo bà, Kant đề ra những điều kiện cho tính khả hữu của phán đoán kinh nghiệm, như thể nền tảng duy nhất của tất cà nhận thức hợp lý, cho nên ông không ngần ngại nói đến những thuộc từ ngang với tri giác, trong khi ở Kinh nghiệm và phán đoán, Husserl trái lại tìm cách cấu thành một Phân tích kinh nghiệm tiền thuộc từ, nhằm chỉ ra là trên kinh nghiệm này, đã "biết", để kết cuộc xây dựng tất cả hoạt động quyền năng phán đoán. Nói khác đi, kinh nghiệm khả giác xây dựng không chỉ hoạt động quyền năng phán đoán mà giao hỗ là phán đoán kinh nghiệm, song còn xây dựng hoạt động liên hệ tới tất cả phán đoán nói chung, và do đó, chính những phán đoán này mang trên những toàn cục phổ quát thuần túy và những bản chất. Cho nên nhan đề tác phẩm chúng ta đang nói đến của Husserl không là "phán đoán kinh nghiệm", cũng không là "kinh nghiệm và phán đoán kinh nghiệm" mà là "Kinh nghiệm và Phán đoán".[135]
------------------------------------
[134] Dieter Lohmar, La genèse du jugement antéprédicatif dans Les Recherches logiques et dans Expérience et Jugement (in trong Phénoménologie et Logique, Études réunies et publiées sous la direction de Jean-François Courtine, 1996) : Dans Expérience et jugement, l' "expérience antéprédicative" offre un fonds permanent de connaissance à propos de l'objet de perception. Cette caractẹrisation se trouve, par là-même, déjà liée à un élargissement du concept de jugement.
La perception explicitante d'un objet réal est un juger au sens large (EU p.62). Le "concept de jugement au sens très large" subsume les modes prédicatifs et antéprédicatifs du juger (EU p.63). Husserl procède ici à un élargissement conceptuel, semblable à celui qu'il avait mis en œuvre dans les Recherches logiques, lorsqu'il caractérisait les "synthèses vécues de recouvrement" comme une "vérité présente"... Le "vécu de vérité" était levecu d'un état de choses, non conceptualisé mais déjà durable. La caractérisation "synthèse de recouvrement" va déjà dans ce sens.
L'expérience antéprédicative se voit donc dans Expérience et jugement tout comme dans les Recherches logiques, analysée sur le modèle des synthèses de recouvrement d'intentions partielles.
L'objet, par exemple ce livre, prend ainsi un caractère de thème principal, et lesdivers aspects qui s'en dégagent sont des thèmes secondaires. L'orientation de cette transition étant fixée, une mise en forme est opérée, celle du thème principal S dans le sens d'un substrat, celle du thème secondaire p dans le sens d'une détermination. Dans la transition qui mène de la première intention globale au moment p, une unité recouvrante, d'un style particulier, se met en place (EU p. 127-129). C'est une superposition, c'est-à-dire un recouvrement partiel, où identité et différence sont liées de manière caractéristique. Puisque par l'intention nous saisissons, en plus du p, en même temps le S, le S se présente à nous dans la synthèse de recouvrement suivant l'une de ses déterminations (EU p. 130). De cette manière, l'intention dirigée vers le S est durablement modifiée. Du fait que nous "gardons en prise" cette détermination acquise à nouveaux frais dans une activité modifiée, le sens de S s'enrichit de la détermination p. Cet enrichissement devient un "acquis persistant", un enrichissement permanent du sens de l'objet. Le S est, au terme de l'explication, devenu Sp et il demeure comme tel en prise pour le sujet.
Si nous voulons déterminer prédicativement l'objet S, il nous faut tout d'abord nous défaire de sa détermination p, faire pour ainsi dire abstraction de lui. Cependant, ma connaissance antéprédicative de cette détermination est maintenue sous la forme d'une attente protentionnelle de p. .. C'est, à vrai dire, une ré-explicitation. Le recouvrement s'étant remis en place entre deux intentions, dans la transition ainsi ménagée entre l'objet S et sa détermination p, l'intention du jugement prédicatif se trouve remplie :"S est p".
Dans la perspective génétique d'Expérience et jugement, c'est qu'une connaissance fait toujours retour à une telle attente anticipative - antéprédicative ou prédicative : "La connaissance est la conscience de la "coïncidence" entre une croyance anticipative vide, et spécialement une croyance prédicative (vide) et une expérience originairement donatrice correspondante"(EU, p. 341).
Bị chú : * "tiền thuộc từ" theo Lalande trong Vocabulaire technique et critique de la philosophie :"có trước phán đoán theo thuộc từ và hơn nữa nói chung ở ngôn ngữ hồi niệm và luận lý học thể thức.. Chẳng hạn, Husserl đi tìm cách đạt tới những dữ kiện, những hiển nhiên có trước phán đoán này, xem như nguyên mẫu/prototype của tư tưởng luận lý.
Trong tiểu luận nói trên của Lohmar, sau những đoạn ghi chú EU là dẫn trong Erfahrung und Urteil và đánh số trang theo bản tiếng Đức.
[135] Maria Villela-Petit, L'expérience anté-prédicative (in trong Phénoménologie et Logique, Études réunies et publiées sous la direction de Jean-François Courtine, 1996) : Pour l'introduire, faisons appel à une citation de la Critique de la faculté de juger, où Kant dit ceci sur le jugement d'expérience:
"On peut lier immédiatement à la perception d'un objet - laquelle en contient les prédicats empiriques - le concept d'un objet en vue d'un jugement de cọnnaissance, et, ainsi, produire un jugement d'expérience.".
Le souci de Kant est de poser les conditions de possibilité du jugement d'expérience, comme seul fondement de toute connaissance légitime, et que, ce faisant, il n'hésite pas à parler déjà de prédicats au niveau de la perception, dans Expérience et Jugement, Husserl cherchera au contraire à constituer une Analytique de l'expérience anté-prédicative, de façon à montrer que c'est sur cette expérience, déjà "connaissante" que se fonde, en dernière instance, toute activité judicative. Autrement dit, l'expérience sensible fonderait non seulement l'activité judicative dont le corrélat est le jugement d'expérience, mais encore celle concernant tout jugement en général, et, par conséquent, ceux-là mêmes qui portent sur des généralités pures et des essences. D'où le titre de l'ouvrage : non pas "le jugement d'expérience", ni non plus "expérience et jugement d'expérience", mais bien "Expérience et Jugement".
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017