ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 72
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
Trong tiết § 5 bản văn nói đến ở trên, Husserl đưa ra phản bác về những lý giải sai lầm liên quan đến ý niệm một "luận lý học thuần túy" của ông qua bộ Nghiên cứu luận lý.
Những chủ ngữ "luận lý học thuần túy", "hiện tượng luận thuần túy", "khoa học thuần túy", "tính không gian thuần túy", "cái tôi thuần túy" v.v... thường gặp trong từ vựng của Husserl, đôi khi được ông xác định ngay, chẳng hạn như luận lý học "thuần túy" có thể gọi là "hình thái" thì minh nhiên hơn, hay tính không gian "thuần túy" nghĩa là "lý tưởng hóa" v.v... Dẫu sao, chịu ảnh hưởng hay kế thừa triết học Kant, cho nên Husserl từng xác nhận, có thể "chỉ thị khoa học thuần túy của tự nhiên nơi Kant là luận lý học tự nhiên, mở rộng thành một hữu thể học phổ cập của thiên nhiên nói chung. Chính trong nó, hình học với tính cách là bộ môn hữu thể học đóng kín trong châu thân, có vị trí như một luận lý học của tính không gian thuần túy (lý tưởng hóa). Kế đó là với mọi "luận lý học" thuộc loại này, phải phát triển "một cách tự nhiên" trong thái độ "khách quan tự nhiên", một luận lý học "triết lý" tương ứng, nghĩa là một luận lý học được minh giải qua lý luận nhận thức và qua hiện tượng luận, và trước tiên được xây dựng về mặt hiện tượng luận". Thật sự ngay mở đầu tiết này, Husserl đã giải thích "trong hàm nghĩa mở rộng nhất, song đóng khung trong một giới hạn chủ yếu, "luận lý học thuần túy" được xác định như thể toán học phổ quát/mathesis universalis."[4]
Ông cũng xác định, toán học phổ quát/mathesis universalis trong hình thái có thể nói tự nhiên và chuyên môn, như đã được xây dựng lên như thế và có thể còn được thực hành trong hướng đi tự nhiên khách quan, trước tiên không có gì chung, cũng như khoa số học thường dụng (lĩnh vực riêng phần của nó), với lý luận nhận thức và hiện tượng luận. Quan sát gần hơn ... nó không lả một dây liên lạc đơn giản giữa hiện tượng luận nhận thức và toán học khách quan tự nhiên, song là một chuyển hóa từ cái trước vào cái sau.[5]
Bản văn thứ hai như một tài liệu giúp người đọc tiếp thu tác phẩm là Giới thiệu bộ Nghiên cứu luận lý bởi chính tác giả viết đăng hai kỳ trên Vierteljahrsschrift für wissenschaftliche Philosophie/Quí san Triết học khoa học, số 24 năm 1900 và số 25 năm 1901.Trong phần đầu, Tổng luận về luận lý học thuần túy theo Husserl là mở ra con đường cho một cách mới để quan niệm và khảo sát luận lý học, cho nên qua những phân tích tỉ mỉ nhằm chỉ ra nhận thức sai lầm về những nền tảng và những vấn đề cơ bản nhất chung quanh hai khoa học, chống lại tâm lý học thường nghiệm đến luận lý học tâm lý và đề ra con đường mới, hình thái mới về ý niệm một luận lý học thuần túy. Husserl viết, tác giả [tức là Husserl] xác định luận lý học này chính là làm mới luận lý học hình thái cổ điển, muốn nói đến luận lý học thuần túy của những trường phái Kant và Herbart, nhìn nhận nỗ lực của những trường phái này, song phê phán những thiếu xót, bất trắc của họ; bởi "luận lý học thuần túy là hệ thống khoa học của những qui luật và lý luận lý tưởng xây dựng thuần túy trên ý nghĩa của những phạm trù lý tưởng về chỉ thị ý nghĩa, tức là trên những khái niệm nền tảng vốn là tài sản chung của mọi khoa học ...là khoa học của "những điều kiện khả hữu" lý tưởng của khoa học nói chung, hay những thành phần cấu tạo lý tưởng của ý niệm lý luận".[6]
Muốn chứng giải nghiêm túc luận lý học thuần túy này, đòi hỏi những nghiên cứu hiện tượng luận và lý luận nhận thức, đó là nội dung phần hai của bộ Nghiên cứu luận lý. Phần hai này "gồm sáu đề mục nhằm biện minh theo hiện tượng luận những bản vị của tư tưởng và nhận thức khởi tự những hiện động luận lý". Husserl lần lượt nhắc lại mục tiêu của từng đề mục nghiên cứu, như Nghiên cứu I khởi sự từ tính lý tưởng của những chỉ thị ý nghĩa, khảo sát vấn đề khái quát của tính lý tưởng của loại, những lý luận hiện đại về trừu tượng trong Nghiên cứu II, thảo luận về khu biệt giữa những nội dung tự trị và phi tự trị trong Nghiên cứu III, đến khu biệt giữa những qui luật vật chất và những qui luật "phân tích" hay phạm trù, dưới hình thức phác họa một lý luận có hệ thống về những tổng thể và thành phần thực theo tiêu thức thuần túy của chúng, ứng dụng của những kết quả này vào Nghiên cứu IV, nhẳm minh giải khu biệt ngữ phạm giữa những biểu thức "khả dụng nghĩa" và "đồng mãn nghĩa", và giữa những chỉ thị ý nghĩa tự trị và phi tự trị.[7]
Hai Nghiên cứu kế tiếp theo Husserl là hai Nghiên cứu hiện tượng luận chính có mục đích tháo gỡ ra về mặt phân tích những khu biệt hiện tượng luận trong đó những khu biệt luận lý sơ khai nhất khởi nguyên. Nghiên cứu V nhờ vào khái niệm đa nghĩa của ý thức và chọn ba khái niệm quan trọng để minh giải nhận thức: đó là ý thức như thể tính thống nhất hiện tượng luận của những sinh động của cái tôi, ý thức như thể tri giác nội tại và ý thức như thể "sinh động có ý hướng" hay như "hiện động tâm linh". Ông cũng nhấn mạnh đến khái niệm ý thức sau cùng này nên đã giành nguyên chương thứ hai của Nghiên cứu V để khảo sát. Phân tích đặc tính đa nghĩa "nội dung" của một hiện động dẫn tới khu biệt cơ bản giữa phẩm chất và vật chất. Khu biệt này tạo ra những cứu xét khác nhau chung quanh vấn đề hiện động tâm linh là một biểu hiện hay có biểu hiện làm nền tảng.[8]
Nghiên cứu VI mang tựa đề "Những yếu tố của một minh giải hiện tượng luận về nhận thức" khởi từ một vấn đề đặc biệt là xem nếu những hiện động phi khách thể hóa như những vấn nạn, ước nguyện, mệnh lệnh v.v... có thể mang "diễn ngữ" trong cùng ý nghĩa như những biểu hiện và phán đoán.
Phần thứ nhất của Nghiên cứu VI này thảo luận về bản chất của những "ý hướng" và những "bổ túc" khách thể hóa và minh giải nhận thức như thể tổng hợp của bổ túc khách thể hóa.Những chương 1 tìm hiểu những quan hệ cơ bản trong khu vực ý hướng và bổ túc của chỉ thị ý nghĩa, chương 2 biểu thị gián tiếp những ý hướng khách thể hóa và những biến hóa cơ bản qua những khu biệt hiện tượng luận của những tổng hợp bổ túc, chương 3 đi phác họa một hiện tượng luận về những cấp độ của nhận thức. Một dãy những khái niệm cơ bản như "nội dung trực giác" của một biểu hiện hay của "tình trạng sung mãn" của nó, chỉ thị ý nghĩa thuần túy và trực quan thuần túy, tri tưởng thuần túy và tri giác thuần túy, biểu hiện và lĩnh hội, khu biệt giữa ý nghĩa lĩnh hội và nội dung lĩnh hội, giữa trực quan hoàn toàn và trực quan khiếm khuyết, giữa trực quan hóa công chính và trực quan hóa khách quan toàn diện v.v.... Chương 4 luận về những tương quan hiện tượng luận và lý tưởng của tương hợp và bất tương hợp, trong khi chương 5 khảo về lý tưởng của tương ứng và từ đó khảo về nguồn gốc của những khái niệm hiển nhiên và chân lý.[9]
Phần thứ hai của Nghiên cứu VI mang tựa đề "Cảm giác tính và Ngộ tính" với chương thứ nhất (tức chương thứ sáu tính theo toàn bộ Nghiên cứu VI) chỉ ra sự tất yếu của một mở rộng cơ bản những khái niệm tri giác và trực giác, cách nào mà những khái niệm này không đơn giản chỉ bao gồm khu vực toàn bộ cảm giác tính ngoại tại, song cũng bao gồm khu vực những hiện động phạm trù. Không đơn giản chỉ có tri giác những đối tượng "thực", song còn tri giác những đối tượng "phạm trù" hay "lý tưởng", chẳng hạn những tập hợp, những đồng nhất, những trạng thái sự vật mọi loại, những đối tượng chung, v.v... Chương này theo Husserl đã phát hiện ra một cơ sở của tất cả hiện tượng luận và lý luận nhận thức tương lai. Phải kể đến chương thứ ba (tức chương thứ tám tính theo toàn bộ nói trên) sử dụng những phân tích có trước, đối lập những quy luật tiên thiên của tư tưởng "thích đáng" với những quy luật của tư tưởng "không thích đáng", những quy luật trước liên quan đến những trực giác phạm trù, những quy luật sau liên quan đến những chỉ thị ý nghĩa phạm trù, những hiện động của biểu hiện bị hỗn loạn vì những dấu hiệu. [10]
Phần thứ ba mang tính chất của một phụ bản có một chương ngắn minh giải vấn đề dẫn nhập kể trên, một phụ lục về "Tri giác ngoại tại và tri giác nội tại, những hiện tượng vật lý và những hiện tượng tâm linh", trong đó có một tham chiếu phê phán về những lý luận của Brentano, minh giải mối tương quan của những khu biệt đã chỉ ra trong đề tựa, cũng như với khu biệt cơ bản theo quan điểm của lý luận nhận thức, giữa tri giác không tương ứng với tri giác tương ứng.[11]
Sau cùng, Husserl gửi lời tâm sự với người đọc là ông ý thức việc xuất bản một tác phẩm vẫn còn khuyết điểm trong một chừng mực nào đó mà nhiều ý niệm chưa minh giải hoàn toàn; những Nghiên cứu này chỉ là cơ sở cho một nền tảng có hệ thống hơn về lý luận nhận thức và minh giải luận lý học thuần túy qua lý luận nhận thức. Tuy nhiên ông cũng tin tưởng là được người đọc đón nhận trong mối quan tâm đến lý luận nhận thức, nhờ vào tự định của kiểm tra phân tích, vào tính thuần túy của phương pháp hiện tượng luận, và nhờ vào một dãy những cái nhìn mới không phải toàn nhiên là không quan trọng.
-----------------------------
[4] Husserl, Sdt:
§ 5. Le concept de la logique pure en tant que mathesis universalis : "désigner comme logique de la nature la science pure de la nature de Kant, élargie en une ontologie universelle de la nature en général. C'est en elle que trouverait place, en tant que discipline ontologique refermée sur soi, la géométrie, comme logique de la spatialité pure (idéalisée). Ensuite encore à toute "logique" de ce genre, devant être élaborée "naïvement" dns l'attitude "naturelle objective", correspond une logique "philosophique", c'est-à-dire une logique élucidée par la théorie de la connaissance et par la phénoménologie, et fondée d'emblée phénoménologiquement."
"Dans son étendue la plus large, mais qui est bordée par une démarcation essentielle, la "logique pure" se définit comme mathesis universalis*."
* Bị chú: Mathesis universalis là biểu ngữ thưởng dùng ngay từ thời đại của Descartes, và chính ông đã xác định trong Regulœ ad directionem ingenii: "generalem scientiam, quae id omne explicat quod circa ordinem et meurusam nulli speciali materiae addictos quaeri potest/khoa học khái quát giải thích mọi thứ liên quan đến thứ tự và đo lường không áp dụng vào một sự kiện đặc thù" (Reg. IV).
[5] Husserl, Sdt: Or la mathesis universalis, dans sa forme pour ainsi dire naïve et technique, telle qu'elle a été fondée et qu'elle peut être exercée encore dans l'orientation naturelle objective (objektiv), n'a d'abord rien de commun, de même que l'arithmétique habituelle (son domaine partiel), avec la théorie de la connaissance et la phénoménologie... A y regarder de près ... elle n'est pas une simple liaison entre la phénoménologie de la connaisance et la mathesis objective naturelle, mais une conversion de la première dans la seconde.
[6] Husserl, Présentation des Recherches logiques par l'auteur : Première partie: Prolégomènes à la logique pure, (Nhà xuất bản tiếng Đức) Max Niemeyer, 1900, XII et 257 p.
"La logique pure est le système scientifique des lois et des théories idéales qui se fondent purement sur le sens des catégories idéales de signification, c'est-à-dire sur les concepts fondamentaux qui sont le bien commun de toutes les sciences ...
La logique pure est la science des "conditions de possibilité" idéales, de la science en général, ou des parties constitutives idéales de l'idée de la théorie".
[7] Husserl, Sdt, Seconde partie: Recherches pour la phénoménologie et la théorie de la connaissance. (Nxb) Max Niemeyer, 1901, XVI et 718p.
"Ce tome comprend six articles ... pour élucider phénoménologiquement les unités de pensée et de connaissance qui prennent naissance dans les actes logiques."
"En partant de l'idéalité des significations" [Recherche I], "traite la question plus générale de l'idéalité de l'espèce", "les théories modernes de l'abstraction" [Recherche II], "discute de la différence entre contenus autonomes et contenus non autonomes", "la différence entre ces lois matérielles et les lois "analytiques" ou catégoriales" [Recherche III] "prend la forme d'une esquisse d'une théorie systématique des tous et des parties réels selon leurs types purs", "une importante application des résultats de cette Recherche est faite dans la Recherche qui suit, [Recherche IV] pour éclaircir la différence grammaticale ... entre les expressions "catégorématiques"* et "syncatégorématiques"*, et entre les significations autonomes et non autonomes.
* Bị chú: Từ "catégorématique" được định nghĩa theo Grand Dictionnaire de la philosophie,2003 của Marcel Blay như sau: Terme de la logique médiévale correspondant à la distinction entre les termes qui ont un sens par eux-mêmes et ceux qui sont seulement la marque d'une relation entre termes significatiifs (comme, et, si, alors) : cette distinction se retrouve en logique contemporaine (variables de proposition, prédicat d'un côté; connecteur, oprérateur, quantificateur d'un autre côté)/từ ngữ trong luận lý học thời Trung cổ tương ứng với khu biệt giữa những từ có một ý nghĩa tự chính chúng với những từ chỉ là dấu hiệu của một tương quan giữa những từ chỉ thị ý nghĩa (như, và, nếu, khi đó) : khu biệt này tìm thấy lại trong luận lý học hiện đại (một bên là những biến số của mệnh đề, thuộc từ; một bên là kết hợp, điều hợp, phân lượng).
Từ "syncatégorématique" được định nghĩa theo Vocabulaire technique et critique de la philosophie, 1926 của Lalande như sau: Qui ne peut être affirmé qu'avec autre chose/cái chỉ được khẳng định với một sự vật khác; ông cũng dẫn Scipion Dufleix : les syncatégorèmes, c'est-à-dire les mots qui ne signifient rien d'eux-mêmes, mais joints aux autres, étendent ou restreignent leur signification, comme sont Tout, Quiconque, Aucun, Nul.../những đồng mãn nghĩa là những từ không có chỉ thị ý nghĩa nào tự chinh chúng, mà phải liên kết với những từ khác, trải rộng hay thu hẹp chỉ thị ý nghĩa của chúng, như Tất cả, Ai, Không ai, Chẳng một ai ...(Cours de philosophie, Logique, 1627) và Mill : Words which are not capable of being used as names, but only as parts of names, were called by some of the schoolmen Syncategorematic terms ... because it was only with some other word that they could be predicated/những từ không thể được dùng như danh từ, song chỉ là thành phần của từ, mà một số nhà kinh viện gọi là từ đồng mãn nghĩa ... bởi vì chỉ đi với những từ khác mà chúng có thể là thuộc từ (Logic, 1843) - những từ này như and/và, hay but/nhưng.
[8] Husserl, Sdt: [Suivent alors les deux Recherches phénoménologiques principales qui] ont pour but de dégager analytiquement les différences phénoménologiques dans lesquelles les différences logiques les plus primitives prennent leur origine. La Recherche V se rapporte au concept plurivoque de conscience et choisit trois concepts importants pour l'éclaircissement de la connaissance: la conscience comme unité phénoménologique des vécus du moi, la conscience comme perception interne et la conscience comme "vécu intentionnel" ou comme "acte psychique".
"L'analyse du caractère plurivoque du "contenu" d'un acte conduit... à la différence fondamentale entre qualité et matière. Cette différence donne lieu à une série de considérations difficiles ... que tout acte psychique ou bien une représentation ou bien a pour soubassement une représentation.
[9] Husserl, Sdt: [La Recherche VI] porte le titre:"Eléments d'une élucidation phénoménologique de la connaissance". A partir d'un problème spécial - il s'agit de savoir si les actes non objectivants comme les questions, les souhaits, les ordres, etc. peuvent subir l'"expression" dans le même sens que les représentations et les jugements.
La première section discute de l'essence des "intentions" et des "remplissements" objectivants, et élucide la connaissance comme synthèse du remplissement objectivant. Le premier chapitre... cherche quels sont d'abord les rapports fondamentaux dans la sphère [(qu'indique le titre:) Intention de signification et remplissement de signification]. Le second chapitre essaie de caractériser indirectement les intentions objectivantes et leurs variétés essentielles par les différences phénoménologiques des synthèses de remplissement. Le troisième chapitre esquisse une phénoménologie des degrés de la connaissance. Une série de concepts fondamentaux : le concept de la "teneur intuitive" d'une représentation ou de sa "plénitude", les concepts de signification pure et d'intuition pure, d'imagination pure et de perception pure; le concept de la re-présentation ou de l'appréhension; les différences entre sens d'appréhension et contenu appréhendé; les différences entre intuitions complètes et intuitions lacunaires, entre intuitionnifications adéquates et intuitionnifications objectivement complètes, etc. Le quatrième chapitre est un essai sur les rapports phénoménologiques et idéaux de la compatibilité et de l'incompatibilité tandis que le cinquième traite de l'idéalde l'adéquation et par là de l'origine des concepts d'évidence et de vérité.
[10] Husserl, Sdt : La seconde section de la Recherche porte le titre : "Sensibilité et entendement". Le premier chapitre (le sixième de toute la série) montre la nécessité d'un élargissement fondamental des concepts de perception et d'intuition, de telle façon que ces concepts n'embrassent pas simplement la sphère d'ensemble de la sensibilité externe et de la sensibilité interne, .. mais aussi la sphère des actes catégoriaux. Il n'y a pas simplement perception des objets "réels", mais aussi des objets "catégoriaux" ou "idéaux", par exemple des collections, des identités et des non-identités, des états de choses de toute sorte, des objets généraux, etc.
Il faut encore renvoyer au troisième (ou au huitième) chapitre qui, en utilisant les analyses antérieures, oppose les lois a priori de la pensée "propre" et celles de la pensée "impropre", les premières étant relatives aux intuitions catégoriales, les secondes aux significations catégoriales, aux actes de la représentation troublée par des signes.
[11] Husserl, Sdt : La troisième section a le caractère d'une annexe. Elle donne, en un court chapitre, l'éclaircissement du problème introductif qui a été mentionné plus haut.
A cette série de Recherches est ajouté un petit article "Perception externe et perception interne, phénomènes physiques et phénomènes psychiques", dans lequel est éclairci, avec une référence critique aux théories de Brentano, le rapport qu'entretiennent les différences indiquées dans le titre les unes avec les autres et aussi avec la différence, fondamentale du point de vue de la théorie de la connaissance, entre perception inadéquate et perception adéquate.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016