ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 54

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54,     

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

 

Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào nguyên sử xác thân

III. Ngôn ngữ và hữu khách quan (Thế giới như thể vũ trụ khách quan): ngôn ngữ là hướng tính nguyên ủy vì vị thế của những đối tượng xây  nền tảng trên quyền năng phát ngôn này: cho nên thế giới khách quan/objektive Welt trước tiên là thế giới con người, nghĩa là nêu danh được, diễn tà được; trước tiên/vornherein không muốn nói là thế giới khách quan là, ở phương diện cao, thuộc về con người và con người, ở phương diện cao, là (phát) ngôn, cho nên Merleau-Ponty dẫn ở đây câu nói của Husserl trong Nguyên ủy hình học: Ihr objektives Sein setzt Menscen als Menschen ihrer allgemeinen Sprache voraus/hữu khách quan của nó giả định con người với tư cách là con người chủ thể của ngôn ngữ phổ quát.

Ngôn ngữ theo một ý nghĩa là chủ yếu [vì con người của ngôn ngữ, không phải ngôn ngữ của con người], không căn cứ, abgrund, nghĩa là khai mở, rơi thẳng lên cao. Ngôn ngữ trở thành liên hệ chủ thể của vũ trụ những khách thể như là biểu hiện, nghĩa là ngôn ngữ có chức năng thể hiện quyền năng làm ra con người và hữu khách thể.[138]

Merleau-Ponty nhận xét "tư tưởng thực của Husserl là : con người, thế giới, ngôn ngữ kết bện lại với nhau, verflochten. Điều đó muốn nói: con người, ngôn ngữ, thế giới (thế giới sống, và thế giới khách quan hóa, lý tưởng hóa) cho thành kiện - trong quan hệ/Beziehungseinheit. những tham chứng (Beziehung) tương quan theo nguyên tắc đường kẻ, tạo thành một đơn vị thuần nhất... Ý thức triệt để nhất là ý thức của một bùng nổ hay trỗi dậy của tính lý tưởng - của con người và chân trời mở của con người - trong bề dày của ngôn ngữ thực hiệu - chính ngôn ngữ giả định đương nhiên tương quan với một sinh giới/Lebenswelt khả giác và ý thức khả giác nguyên sơ, cũng đi vâo trong quan hệ Beziehungseinheit".[139]

Sáng tạo ra hình học, như tóm lược từ Nguyên ủy hình học, a/ hình thành từ trong chân trời thế giới, chúng nhân và ngôn từ. b/ Hữu lý tưởng có phải đã nhận được từ chinh toán gia hình học ? Sán xuất/Erzeugung ra công trình đó không chỉ là biến sự mà có một đặc thù, truy hoài (remémo- ration) cho sáng tạo thứ hai, công chính hiển nhiên là sử dụng cái được tạo ra/créé trước đây và cái được nhớ lại/re-créé, thời gian thụ động không phải bay mất song mang một gắn bó nội tại giữa cái được tạo trước và cái được nhớ lại. c/ tương quan tự ngã với ngã trong sản xuất (Erzeugung) là mô điển để hiểu tính lý tưởng, với điều kiện là áp dụng nó với kinh nghiệm ta và tha nhân và với ngôn ngữ.

Tuy nhiên, Merleau-Ponty đã khẳng định: chắc chắn Husserl không tìm cách giải thích tính lý tưởng bằng ngôn ngữ, vì điều đó có nghĩa là từ bỏ hiện tượng luận, chính vì tính lý tưởng không phải là thứ nhất hay thứ hai đối với lĩnh hội/Verstehen ngôn ngữ, bởi nó xuất lộ từ đó, cũng không giản lược vào đó như thể vào một nội dung tích cực, song nó cũng không thống trị lĩnh hội như thể một khả năng cao cấp. Tính lý tưởng theo Merleau-Ponty có vị trí ở bản lề của mối liên hệ ta-với-tha nhân, vận chuyển trong liên hệ này, khai động, kỳ thành, thực hiện ở trong và do mối liên hệ này. Ông chỉ ra đáp án của Husserl là nhằm đặt định khai mở với tha nhân cũng như với tính lý tưởng trong qui luật tri giác-thực tiễn, nghĩa là tạo cho tha nhân như thể phía bên kia trong thế giới của ta, và tính lý tưởng là Etwas/cái gì mà ở đó cả hai phía tiếp hợp với nhau, cơ sở để nói với..., một cái trục, nghĩa là với một cái bất kiến mà cái khả thị có quan hệ. Hữu thẳng dọc như là hữu của thực tiễn, là giao hỗ của Ngôn từ.[140]

Vai trò thứ hai của ngôn ngữ theo Merleau-Ponty là, ngoài ngôn ngữ như thể thực tiễn của tính lý tưởng, nghĩa là ngôn từ nói ở trên, nó còn là khả hữu thường trực của (l)ý tưởng ở ngoài mọi đàm thoại, ngay cả khi những người đối thoại đã chết, cũng như ngay cả nếu như nó chưa sống hiển nhiên ở nơi con người nào (obschon niemand sie in Evidenz verwirklicht hat).

Ngôn ngữ là thông giao trở thành hư giả; điều đó có nghĩa là tiền hiện của cái thực với cái phát biểu xây dựng trên văn tự và ngôn từ:

Ngôn ngữ là thông giao hư giả, tiền hiện và thường trực của tính lý tưởng, bởi vì, trong ngôn ngữ, cái diễn đạt thay đổi phương thức hiện hữu/Seinmodus: những lời, những chữ hiện hữu một cách khách quan như là những sự thể vật lý, và trong hiện hữu này, chúng chuyên chở ý nghĩa của chúng như thể hoạt động chìm trong bóng tối, song bừng tỉnh và lại có thể hóa thân thành hoạt động - ý nghĩa được chuyên chở "bị bỏ quên", "kết tầng" và "phục hoạt" với tính cách con người là những bản thể phát ngôn/sprechende Wesen và thế giới có thể nói được.[141]   

---------------------------

[138] Merleau-Ponty: Sdt: Le langage en un sens est premier, non fondé, abgrund, c'est-à-dire ouverture, chute vers le haut [cho in nghiêng-ĐPQ]. Le langage devient le corrélatif subjectif de Universum der Objekte comme Ausdrücken. Si cet Funktion (fungierende, opérant) und geübtes Vermöge, pouvoir en exercice... Il y a donc un langage opérant qui fait l'homme et l'être objectif.

Bị chú: "abgrund"," rơi thẳng lên cao" là những biểu ngữ Merleau-Ponty đã dẫn từ Heidegger, luận về Ngôn ngữ mà ông thích nghĩa: Bản chất/Wesen: lieu ou abîme ou ouverture par où passe la Sprache (trú xứ hay vực sâu hay khai mở mà bản văn diễn thuyết về ngôn ngữ Die Sprache nói đến.)

Ghi chép giáo trình/Notes de cours như đã nói là do công của Franck Robert biên tập từ bản thảo của Merleau-Ponty, cho nên trong khi soạn bài giảng, ông giữ nguyên văn tiếng Đức những chỗ dẫn Husserl hay Heidegger.

[139] Merleau-Ponty, Sdt: Vraie pensée husserlienne: homme, monde, langage sont enchevêtrés, verflochten. Qu'est-ce que cela veut dire: homme, langage, monde (monde vécu, et monde objectivé, idéalisé) donnés en paquet - en Beziehungseinheit.[thuật ngữ dẫn từ Nguyên ủy hình học, trong bản dịch sang tiếng Pháp của Derrida là: l'unité indissociable de leur corrélation, bản dịch sang tiếng Anh của Divid Carr là: inseparable relational unity - ĐPQ]: les références  (Beziehung) rapports en principe linéaire, forment une unité ... La conscience la plus radicale est celle d'un éclatement ou surgissement de l'idéalité - de l'homme et de horizon humain ouvert - dans l'épaisseur du langage fungierend - lequel lui-même présuppose évidemment rapport à un Lebenswelt sensible et conscience sensible primordiale, qui entre aussi dans la Beziehungseinheit.  

[140] Merleau-Ponty, Sdt:  Certainement Husserl ne cherche pas à expliquer par le langage l'idéalité: ce serait renonciation à la phénoménologie. Ce qu'il veut dire, c'est que l'idéalité n'est ni première ni seconde par rapport au Verstehen langagier, qu'elle émerge en lui, qu'elle ne se réduit pas ả lui comme à un contenu positif, mais qu'elle ne le domine pas non plus comme une possibilité supérieure. L'idéalité est à la charnière de la connexion moi-autrui, elle fonctionne dans et par cette connexion. ... La solution de Husserl consiste à placer l'ouverture à autrui et à l'idéalité dans loi du perceptif-praxique, i.e. à faire d'autrui l'autre côté de mon monde, de l'idéalité l'Etwas sur lequel ces deux côtés sont articulés, le pivot du parler à..., un pivot, c'est-à-dire à un invisible par lequel le visible tient. L'Être vertical comme être de praxis, comme corrélatif de la Parole.

[141] Merleau-Ponty, Sdt: Le langage est communication virtuelle, préexistence et permanence de l'idéalité, parce que, en lui, l'exprimé change son Seinmodus: les mots, les écrits existent objectivement à la manière des choses physiques, et, dans cette existence permanente, ils véhiculent leur sens comme activité qui a sombré dans l'obscurité, mais qui se réveille et qui peut être de nouveau métamorphosée en activité - le sens véhiculé est "oublié", "sédimenté" et "réactivable" ... en tant que les hommes sont des sprechende Wesen et que le monde est parlable.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016

)