ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 1
Tự Ngôn
Trên một trăm năm qua,trong triết học luôn đặt vấn đề đối lập giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật, thường xuất hiện trong khu vực Mác-xít, hoặc giữa chủ nghĩa duy tâm và duy thực ngoài khu vực nói trên.Thậm chí việc phê phán, chống đối chủ nghĩa duy tâm c̣n được xem như một tiêu biểu cấp tiến trong thế giới tư tưởng
Trong Từ vựng triết học [1] của Lalande, từ mục chủ nghĩa duy tâm được xác định về mặt siêu h́nh học, theo nghĩa khái quát là xu hường triết học nhằm đưa tất cả hiện hữu về tư tưởng theo nghĩa từ ngữ tư tưởng rộng nhất (nhất là theo nghĩa của Descartes), như vậy đối lập với chủ nghĩa duy thực về mặt hữu thể luận là chủ trương hiện hữu độc lập với tư tưởng. Từ này hiểu như vậy là một định hướng hơn là một học thuyết, dùng để đặc thị một lư luận hay một hệ thống khi đối lập với những lư luận hay những hệ thống khác nhằm dung toả ở mức độ tối thiểu, hiện hữu vào trong tư tưởng, thường nêu trong phê phán hay tranh biện. Cần khu biệt hai h́nh thái thường bị lẫn lộn: h́nh thái đưa hiện hữu vào tư tưởng cá biệt, đôi khi c̣n gọi là chủ nghĩa duy chủ thể, hay chủ nghĩa duy tâm cá nhân/personal idealism; h́nh thái khác nhằm giản trừ hiện hữu vào tư tưởng, nói chung; từ ngữ duy tâm hiểu theo nghĩa đặc thù xuất hiện trong ngôn ngữ triết học vào cuối thế kỷ 17 do Leibniz dùng để đối lập với duy vật, trong bài phản đáp những suy tưởng của Bayle: “những giả thuyết của Épicure và Platon, những nhà duy vật vĩ đại và những nhà duy tâm vĩ đại…”. Từ này cũng được Eucken trong những trào lưu tinh thần hiện đại dùng như từ duy h́nh thái để chỉ những nhà triết học như Platon hay Aristote xem trong h́nh thái bản chất sự vật.; từ đó chủ nghĩa Platon được gọi là chủ nghĩa duy tâm là học thuyết về những ư tưởng. Từ thế kỷ 18, từ duy tâm thường dung để chỉ học thuyết Berkeley, tuy ông quan niệm học thuyết của ông là phi duy vật/immatérialisme.. Kant gọi chủ nghĩa duy tâm kinh nghiệm là học thuyết quan niệm hiện hữu của sự vật ở trong không gian, bên ngoài ta là đáng ngờ và không thể chứng minh, hoặc là sai và phi khả hữu; quan niệm đầu là chủ nghĩa duy tâm vấn tính của Descartes, chỉ công nhận một khẳng quyết kinh nghiệm “tôi nghĩ”là không thể nghi hoặc, quan niệm sau là chủ nghĩa duy tâm giáo điều của Berkeley, theo Kant, nh́n không gian như điều bất khả, do đó cũng loại bỏ hiện hữu của vật chất chứa trong không gian”. Kant đưa ra học thuyết đối lập với “chủ nghĩa duy tâm kinh nghiệm” trong Phê b́nh lư trí thuần tuư: tôi quan niệm dưới danh xưng chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm về mọi những hiện tượng học thuyết mà theo đó chúng ta coi chúng như thể những biểu hiện đơn thuần không ngoại lệ và không phải như những sự vật tự tại, và thời gian lẫn không gian chỉ là những h́nh thức khả xúc của trực quan, không phải là những xác định đă cho ta quy hay những điều kiện của những đối tượng như những sự vât tự tại”.[2]
Học thuyết hiện tượng luận của Edmund Husserl, triết gia Đức sống và viết giữa hai thế kỷ (XIX và XX) dưới mắt những nhà phê b́nh ông là một chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm, danh xưng tự chính Kant đề xuất dẫn trên. Kant c̣n khẳng định: chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm là then khoá để giải đáp biện chứng vũ trụ luận/Der transcendentale Idealism als der Schlüel zur Auflösung der cosmologischen Dialektik.
Những triết gia sau Kant tự xác định như Schelling gọi học thuyết của Fichte là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và học thuyết của chính ông là chủ nghĩa duy tâm khách quan, Hegel gọi học thuyết của chính ông là chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối v́ hệ thống triết lư của ông là tổng hợp hệ thống của Fichte như chính đề và hệ thống của Schelling là phản đề.
Một người học tṛ của Husserl, Roman Ingarden trong thư cũng như mấy bài viết phê b́nh Husserl đặt vấn đề “Những động lực nào dẫn Husserl đếb chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm”, trong đó Ingarden tự hỏi “lư do nào đúng thực đă khiến Husserl ở vị thế chủ nghĩa duy thực vào thời viết những Nghiên cứu luận lư, đă chỉ ra môt xu hướng rơ nghiêng về chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm khởi từ Ideen I để rốt cuộc đến một quyết định rơ ra là không c̣n nghi ngờ nữa”[3].
Chối bỏ danh xưng chủ nghĩa duy tâm và đắc thắng của chủ nghĩa duy thực dường như là hiện tượng bao toả khán trường triết học ở thế kỷ XX. Đặt lại vấn đề duy tâm siêu nghiệm trong hệ thống tư tưởng Husserl là một thử thách trong việc nghiên cứu hiện tượng luận của Husserl. Tuy nhiên tôi xác định phải gọi cho nó một cái tên công chính hơn là chủ nghĩa (l) ư tưởng, v́ trong nguyên ngữ từ Idealismus/Idealism rút ra từ Ideal và tự nội tại chứa đựng hàm hồ giữa Ideal và Idéel. Nhà viết Sử triết học Fouillée khi nói về hệ thống tư tưởng của Fichte như nhiều người Đức thường gọi là chủ nghĩa duy tâm chủ quan v́ đó là chủ nghĩa duy tâm [(l) ư tưởng] hiểu theo nghĩa đặt lư tưởng như thể nguyên lư của mọi hiện hữu.; chủ quan hiểu theo nghĩa đặt để lư tưởng này trong chủ thể đạo lư như thể tuyệt đối.[4]
Cũng phải kể một nhà triết học cuối thế kỷ XX là Vittorio Hösle đã viết công tŕnh về những vấn đề nền tảng của chủ nghĩa (l) ư tưởng khách quan (Begründungsfragen des objecktiven Idealismus) , xác định “ ngày nay viết một tiểu luận về những vấn đề nền tảng của chủ nghĩa duy tâm/(l) ư tưởng khách quan dường như có thể là một công việc lỗi thời theo hai nghĩa.” Một là v́ ngay tự khởi đầu phải chờ đón sự miệt thị, nếu không muốn nói là đối với công chúng có thể liệng bỏ việc này v́ trong bầu khí hậu trí thức hiện đại, những công việc bàn về nền tảng/cơ sở nói chung không uen thuộc, hai là chủ nghĩa duy tâm khách quan dường như là điển h́nh nguyên tắc của một h́nh thức triết học đă lỗi thời từ lâu.
Đọc Husserl xuyên suốt những công tŕnh đă xuất bản, giảng dạy, những bản thảo tốc kư đă mở mă để thấy (l)ư tưởng của một nhà triết học lớn nhất của thế kỷ đă qua, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng vẫn kiên tŕ đem (l) ư tưởng nhân bản luận về khủng hoảng của chúng nhân thời đại, cho đến nay khủng hoảng ấy vẫn triền miên cùng khắp thế giới. Có hiểu được như vậy, mới nhận ra thông điệp triết lư Husserl để lại có giống như “chai thả trôi trên biển lửa”?
-------------------------------
[1] André Lalande, Vocabulaire technique et critique de la philosophie, 1926 (lần xuất bản thứ 16, 1988 bổ túc nhiều từ mục).
[2] I. Kant, Kritik der reinen Vernunft: Ich verstehe aber unter dem transcendentalen Idealism aller Erscheinungen den Lehrbegriff, nach welchem wir sie insgesammt als blosse Vorstellungen und nicht als Dinge an sich selbst ansehen, und demgemass Zeit und Raum nur sinnliche Formen unserer Anschauung, nicht aber für-sich gegebene Bestimmungen oder Bedingungen der Objecte als Dinge an sich selbst sind.
[3] Roman Ingarden, On the motives which led Husserl to transcendental Idealism, Arnor Hannibalsonn dịch từ tiếng Ba lan trong tuyển tập Z badan nad filozofia wspolczesna (Những nghiên cứu về triết học hiện đại) 1962 của Ingarden.
[4] Fouillée, Histoire de la philosophie 1875: Le système de Fichte est appelé par les Allemands l’idéalisme subjectif: il est idéalisme en ce sens qu’il fait de l’idéal le principe de toute existence; il est subjectif en ce sens qu’il place cet idéal dans le sujet moral considéré comme absolu.
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014