ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 107
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107,
Chương IV
Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận
Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối
Các nhà nghiên cứu Husserl ngày nay có thể đọc những tác phẩm đã xuất bản trong bộ Husserliana để có một cái nhìn đầy đủ hơn về hiện tượng luận Husserl. Chẳng hạn, như Ricœur trong Dẫn nhập vào Ideen I nhận xét : "Đặc biệt là khó khảo sát Ideen I như một bản văn có thể tự giải thích, vì cái khó ở chỗ quyển sách này là một phần của bộ ba, mà riêng phần thứ nhất này được xuất bản. Chúng ta có thể tham khảo Ideen II trong Văn khố Husserl là một nghiên cứu thích đáng những vấn đề liên quan đến cấu thành sự việc vật lý, cái Ngã tâm-sinh lý, và con người từ quan điểm tập thể của những khoa học tinh thần. Phương pháp được sử dụng trong Ideen I có hình thái căn bản qua một số ví dụ vắn tắt.Theo dẫn nhập trong Ideen I, phần Ideen III được chuyển tả vẫn chưa hoàn tất khi chúng tôi kết thúc công trình, xem như xây dựng triết học đầu tiên của hiện tượng luận." [11]
Cho nên Ricœur, khi phân tích hiện tượng luận Husserl, nhận xét là S. Strasser trong dẫn nhập vào tác phẩm Những suy niệm kiểu Descartes ở ấn bản tiếng Đức đã kể lại số phần kỳ lạ của những công trình chính yếu mà Husserl, người sáng lập hiện tượng luận qua ba giai đoạn - giai đoạn của Những Ý niệm (1911 đến khoảng 1925), của Những suy niệm kiểu Descartes (1928-31), và của Khủng hoảng (1931-36) - dự tính phối hợp thành một công trình hàm súc, lý giải triết học về phương pháp và những thực tập hiện tượng luận của ông có thể vừa để ứng dụng, vừa chứng thực hiện tượng luận. Mỗi lần như thế, những tu chính vô tận và những thận trọng về biên tập làm tổn hại kế hoạch nguyên ủy. Cho nên công chúng chỉ biết phần trần thuật có hệ thống nhằm dẫn nhập vào toàn bộ Những Ý niệm, dưới nhan đề Ý niệm I, Dẫn nhập vào hiện tượng luận thuần túy và triết học hiện tượng luận. Mặc dầu đã hoàn tất, Ý niệm II và Ý niệm III vẫn chưa được xuất bản. Tương tự, ấn bản tiếng Pháp của Những Suy niệm kiểu Descartes cũng không có ấn bản tiếng Đức nguyên ủy tiếp theo, bản văn này bị viết lại toàn bộ song không bao giờ hoàn tất. Vào cuối năm 1930, Husserl lại bận rộn với công trình lớn mà chỉ có một phần được xuất bản năm 1935 trên một tạp chí ở Belgrade dưới nhan đề "Khủng hoảng của những khoa học ở châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm"... Đối với chúng ta, ngày nay có tiếp cận với những bản thảo chưa in cũng do kỳ công của Văn khố Husserl ở Louvain, mà điều quan trọng là chúng ta có thể kiểm sát những luận đề mang tính cách hệ thống và cương lĩnh của Ý niệm I nhờ vào những phân tích của Ý niệm II, mang nhan đề Những nghiên cứu hiện tượng luận về cấu thành của thực tại trong tổng thể của nó.[12]
Alfred Schutz trong năm 1953 đã viết hai tiểu luận trên tập san triết học và nghiên cứu hiện tượng luận về Ideen II và III, mà vấn nạn đầu tiên nhằm giải thích tại sao Husserl vẫn chưa cho xuất bản ? Trước hết Marly Biemel, người trách nhiệm xuất bản trong dẫn nhập chỉ ra việc cấu thành đối tượng trong ý thức, qua suốt mười lăm năm Husserl viết ra bản thảo này, là vấn đề chính của triết học Husserl cũng như nhiệm vụ đích thực của hiện tượng luận. Theo Schutz, vào năm 1934 Husserl cũng nói với ông là chưa cho xuất bản Ideen II vì chưa tìm ra giải đáp thỏa đáng cho vấn đề liên chủ thể, điều ông tin tưởng đã hoàn tất trong Suy niệm 5 kiểu Descartes. Quả thực hầu như mọi khái niệm cơ bản của hiện tượng luận siêu nghiệm trải qua một biến đổi triệt để trong giai đoạn này : những khái niệm về giảm trừ hiện tượng luận, về tính chủ thể siêu nghiệm, về cấu thành, về quan hệ giữa tâm lý học hiện tượng luận và hiện tượng luận siêu nghiệm, thay thế chủ nghĩa (l)ý tưởng phương pháp luận bằng chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, những toan tính khác nhau nhằm vượt lên trên chung cục của chủ nghĩa ngã tri là những ví dụ. Schutz nhận xét bản thảo được in ra trong Ideen II phản ảnh nỗ lực này. Ông trình bày lý chứng chính của Husserl trong Ideen II :
1/ Khu vực những đối tượng vô sinh: Cấu thành đối tượng vô sinh vật chất trong ngoại giới là khu vực đầu tiên của thực tại. Sự vật trải ra trong không gian và tồn tục trong thời gian, có phẩm chất, sức nặng, đàn hồi, màu sắc, có những quan hệ với những đối tượng khác, chuyển động hay bất động - tất cả những tính chất này được kinh nghiệm trong tri giác của chúng ta. Vấn đề đặt ra là, liệu chúng ta có thể tri giác được tính vật chất của nó, hữu của nó là một đối tượng thực ? Chúng ta tri giác được cầu vồng, bầu trời xanh, cả ảo ảnh cũng có tính không gian, kỳ gian, phẩm chất, màu sắc, chuyển động hay ngừng lại. Cái mà sự vât hay ảo ảnh vén lộ cho tri giác đúng ra như Husserl gọi là lược đồ cảm giác, biến đổi liên tục với những bộ diện trong kinh nghiệm ta có. Thực tại của sự vật không chỉ đối chiếu với lược đồ cảm giác và lược đồ này biến đổi khi hoàn cảnh biến đổi.
2/ Khu vực "tính động vật" : Khác với bản nhiên vật chất của những sự vật vô sinh là bản nhiên theo nghĩa rộng hơn, khu vực khác của thực tại, gọi là bản tính động vật. Một linh hồn hay tâm linh được xác định cho tính động vật/animalia cũng bao gồm cả con người. Để nghiên cứu cấu thành của lĩnh vực bản nhiên như thể tâm linh, ta phải phân tích trực giác nguyên ủy của tâm linh có trước mọi tư duy lý luận và không lý luận nào có thể làm nó mất hiệu lực. Phân tích này diễn tiến qua những bước như : a/ Kinh nghiệm về tâm linh qua tri giác nội tại, nghĩa là dòng kinh nghiệm sống (Erlebnissen) vô thủy vô chung, với tri giác, hồi ức, tưởng tượng, cảm xúc v.v...; b/ vấn đề "thực tại" của tâm linh; c/ kinh nghiệm hóa thân của tâm linh trong thân thể chúng ta; d/kinh nghiệm của chúng ta về những thân thể khác cử hoạt như thể biểu hiện của những tâm linh khác.Tha nhân đối với tôi vừa là đối tượng vật chất có vị trí trong không gian, vừa là chủ thể có đời sống tâm lý của họ. Tôi đối với đối tượng vật chất qua cảm thấu/Ich fühle mich ihnen ein, như thể một "Tôi-chủ thể", song tha nhân với đời sống tâm lý thì không cho tôi trong hiện diện nguyên ủy, nhưng trong đồng-hiện diện.
3/ Khu vực tinh thần : Husserl phân tích cấu thành thế giới như thực tại của những sự vật thể chất, rồi đến thực tại của tâm linh, và chủ thể tính không chỉ có bản nhiên, còn có tinh thần/Geist bao gồm :
a) Thái độ duy nhân và môi trường chung cởi mở :
Husserl phân biệt thái độ duy nhiên, ở đó tâm linh chỉ là một lớp những kinh nghiệm mỹ-luận lý học về những sự biến của thân thể, với thái độ duy nhân thấy mình trong đời sống hàng ngày với những người bạn mà chúng ta giao tiếp qua vô số quan hệ đa dạng. Như vậy, những mối quan hệ thông cảm lẫn nhau/Wechselverständnis và thuận ý/Einverständnis và từ đó phát xuất một môi trường chung cởi mở. Nó được biểu thị trong tương quan với những người tìm ra được tha nhân trong môi trường này là đối trọng của họ/als ihr Gegenüber.
b) Biểu hiện duyên cớ như thể quy luật cơ bản của đời sống duy nhân :
Husserl quan niệm chủ thể tinh thần là chủ thể của những ý hướng và đối tượng môi trường là đối tượng cho cái Tôi trong định nghĩa của cogito để đối tượng này được tri giác, được nhớ, v.v... Mối quan hệ này không là quan hệ thực, mà là quan hệ của ý hướng tính; quan hệ thực mất đi nếu như sự vật không hiện hữu, còn quan hệ ý hướng vẫn còn, ngay cả nếu không có thực tại mà chỉ có ảo ảnh do cái Ngã tinh thần đặt để như thể đối tượng tri kiện của môi trường. Như vậy biểu hiện duyên cớ là quy luật cơ bản của đời sống tinh thần, và dòng ý thức tràn ngập là một đơn vị của những biểu hiện duyên cớ.
c) Cái Ngã tinh thần :
Tổng giác cái Ngã tinh thần của tha nhân cũng được chuyển dời về chính cái Ngã của tôi. Ngã tổng giác những tinh thần khác không thiết yếu cho chính nó bằng cách này, nghĩa là như một đơn vị thống nhất hàm súc. Chỉ nhờ lĩnh hội tha nhân là bạn như thể hiểu rõ tôi là một con người trong xã hội, chính tôi trở thành một Ngã trong quan hệ của tôi với tha nhân, tạo ra khả hữu cấu thành cho "Chúng ta", cộng đồng của mọi người, kể cả tôi.
Ngã như một đơn vị là hệ thống những quan năng của hình thức "Tôi có thể"; ở đây cũng cần khu biệt "Tôi có thể" về mặt thể lý với "Tôi có thể" về mặt tinh thần : tôi có thể di chuyển thân xác của tôi và những cơ quan tri giác theo đường lối tự nhiên thoải mái; tôi có thể thoải mái thể hiện những hoạt động tinh thần, như hồi tưởng, so sánh, phân biệt v.v...theo đường lối bình thường tùy thuộc vào hoàn cảnh, như tuổi tác, sức khoẻ v.v...Lại cần khu biệt "Tôi có thể" như một khả năng thực tiễn với "Tôi có thể" như một khả năng luận lý : tôi có thể đưa ra một quyết định giữa những khả năng thực tiễn, vì chúng có thể là một đề từ thuộc ý chí của tôi. Một phạm trù khác của "Tôi có thể" thấy được nhờ vào phân tích cái gì có thể tưởng tượng như thể khả hữu. Husserl lấy ví dụ "Quái vật đầu người mình ngựa [trong thần thoại hy lạp] là một đối tượng khả hữu, được trực giác như thể đối tượng đồng nhất của những chuẩn tri giác, khả hữu này là một khả hữu luận lý-dư luận; tuy nhiên tôi không thể tưởng tượng về mặt trực giác là 2 lần 2 bằng 5. Tôi có thể tưởng tượng thực hiện một phán đoán theo đường lối hình dung, mơ hồ, tôi có thể tưởng tượng phạm tội sát nhân và không thể nào tưởng tượng có thể làm điều đó. Có phải đó là một tương phản ? ". Husserl giải thích là [mệnh đề] "tôi có thể làm điều đó" thứ nhất chỉ thuộc khả hữu thực hiện tưởng tượng như thế, còn [mệnh đề] "tuy nhiên, tôi không thể làm điều đó" có nghĩa là hành động mâu thuẫn với "bản nhiên" con người của tôi, phong thể mà tôi biểu hiện duyên cớ. Đó là quan niệm : "Tôi có thể" được biểu hiện duyên cớ trong tri thức con người tôi, tôi biết mình qua kinh nghiệm, tôi có một tự thức thường nghiệm. "Những cái tôi tư duy" là những hành vi của Tôi-chủ thể, và tôi được cấu thành qua những hành động, tập quán và quan năng đối môt đơn vị thống nhất tổng giác, hạt nhân của cái là bản ngã thuần túy, cái "Tôi là" hiển nhiên.
4/ Ngôi thứ hữu thể luận của thế giới tinh thần : Qua những trình bày thái độ duy nhân và duy nhiên trên, chứng tỏ có liên kết với nhau. Dòng kinh nghiệm phụ thuộc vào tâm linh theo một ý nghĩa đặc biệt : tâm linh qua thân thể hoạt động phụ thuộc vào tự nhiên. Tinh thần trong tự do của nó chuyển động thân thể và hướng qua thân thể vào ngoại giới. Thân thể có hai thực tại : thân thể về mặt mỹ-luận lý phụ thuộc vào thể chất theo từ ngữ duy nhiên và như một cơ quan của ý chí/Willensleib, là thân thể hoạt động thoải mái, nó cấu thành một thực tại đặc thù theo từ ngữ duy nhân. Tuy nhiên, thế giới tinh thần có vị thế hữu thể trên thế giới duy nhiên, mà Husserl chứng tỏ qua phủ bác lý luận tính song đối tâm-vật lý. Ông đưa ra lý chứng là tinh thần không thể xác định bằng phụ thuộc vào thiên nhiên khi giản lược nó vào bản nhiên vật lý. Chủ thể không tan hòa vào Thiên nhiên vì như thế cái mang ý nghĩa cho Thiên nhiên đã bị hủy diệt. Về mặt nguyên lý, Thiên nhiên là tương đối, Tinh thần phi tương đối, nghĩa là tuyệt đối; nếu tiêu diệt mọi tinh thần, thì không có Thiên nhiên nữa.[13]
Thông qua phần trình bày trên, Schutz nêu mấy vấn đề :
Một là, khi Husserl chỉ ra là cùng sự vật bất biến ở một số bộ diện khác nhau phụ thuộc vào vị thế của thân thể, chứng tỏ mặt "tối hảo" cũng là mặt "bình thường", "thực", "chân xác" dẫn đến cấu thành bản nhiên khách quan trong khu vực ngã tri. Như vậy làm thế nào cái "bình thường ngã tri" này dẫn đến cấu thành cái "bình thường liên chủ thể" ?
Hai là, khi Husserl phân chia ba cái Tôi như cái Tôi-con người, cái Tôi tâm lý và cái bản ngã siêu nghiệm, có nhiều khó khăn, ít ra về mặt từ ngữ, như đâu là vị trí của cái Tôi-khái niệm, cái Tôi tinh thần, đặc biệt là con người trong quan hệ với bản ngã thuần túy ?
Ba là, biểu hiện duyên cớ như thể quy luật cơ bản của đời sống con người có gì khác với khái niệm những phụ thuộc tâm-ý xem như đặc tính của tâm linh ? Nếu những phụ thuộc này được quan niệm như những phụ thuộc nguyên nhân trên "hoàn cảnh", thì những hoàn cảnh này thiết yếu không là những hoàn cảnh môi trường và như vậy là hoàn cảnh biểu duyên sao ?
Không kể mấy vấn đề khác liên quan đến cảm thấu/Einfühlung, đoàn nhóm xã hội sẽ đề cập ở chỗ khác.
----------------------------------
[11] P. Ricœur, Sdt, (bản dịch sang tiếng Anh: A Key to Edmund Husserl's Ideas I của Bond Harris & Jacqueline Bouchard Spurlock, revised của Pol Vandevelde, 1996) : It is particularly difficult to treat Ideas I as if the text were self-explanatory. What makes the matter so difficult in the case of Ideas I is, first of all, the fact that the book is part of a trilogy, of which only the first part has appeared. Ideas II, which we were able to consult in the Husserl Archives, is a very exacting study of problems concerning the constitution of the physical thing, the psycho-physiological Ego, and the person from the collective point of view of the sciences of the mind. The method that is to be put to use is, thus, only presented in Ideas I in its basic form with some very abbreviated examples. According to the introduction of Ideas I, Ideas III, whose definitive transcript had not been yet completed when we finished our work, is supposed to found first philosophy on phenomenology.
[12] P. Ricœur, Analyses et problèmes dans Ideen II de Husserl ( in lần đầu trong Revue de Métaphysique et de Morale, 57, 1952, in lại trong Phénoménologie, Existence, 1984 trong A l'école de la phénoménologie, 2004) : Dans son introduction à la belle édition en allemand des Méditaions cartésiennes de Husserl, S. Strasser rappelait récemment le destin étrange des œuvres principales du fondateur de la phénoménologie; par trois fois - à l'époque des Ideen (de 1911 à 1925 environ), à l'époque des Méditations cartésiennes (de 1928 à 1931), à l'époque de la Krisis (de 1931 à 1936) - Husserl a tenté de réunir dans une œuvre d'ensemble l'interprétation philosophique de sa méthode et les exercices phénoménologiques qui devaient à la fois la mettre en œuvre et la justifier; chaque fois des remaiements sans fin et des scrupules de rédaction ont mutilé le projet primitif; c'est ainsi que le public n'a connu que l'exposé systématique qui devait servir d'introduction à l'ensemble des Ideen, sous le titre Ideen I, Introduction à une phénoménologie et une philosophie phénoménologiques pures. Ideen II et III, bien qu'entièrement rédigés, sont restés inédits. De même l'édition française des Méditations cartésiennes n'a pas été suivie par l'édition du texte allemand primitif, celui-ci ayant été engagé dans une vaste refonte qui n'a jamais abouti; dès la fin de 1930, Husserl était accaparé par la grande œure dont un fragment seulement devait être publié dans une revue de Belgrade, en 1935, sous le titre Die Krisis der europaischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie... Pour nous qui avons maintenant accès aux inédits grâce au travail admirable des Archives-Husserl de Louvain, il est important que nous puissions contrôler les thèses de caractère systématique et programmatique de Ideen I par les analyses de Ideen II, intitulées Recherches phénoménologiques sur la constitution de la réalité dans son ensemble.
[13] A. Schutz, Collected Papers, III. Studies in Phenomenological Philosophy 1953-1958, (eidted by I. Schutz, 1975) Edmund Husserl's Ideas, volume II :
II. The main argument of Husserl's Ideas II
1/ The Region of Inanimate Objects
The constitution of the material inanimate object in the outer world .. ist the first region of reality analyzed by Husserl. That the thing is extended in space and has its duration in time, that it has qualities, being heavy or elastic or colored, that it stands in relations to other objects, that it is moved or unmovable - all this is experienced in our perception. But can we perceive also its materiality, its being a real object ? The phantom, too, has spatiality, duration, qualities, colors, is moved or is at rest. We perceive also the rainbow and the blue sky. What the thing and also the phantom reveal to our perception is merely its sensorial schema, as Husserl calls it, which changes continuously with the aspects under which we experience it... The reality of the thing, its materiality, cannot be referred to the sensorial schema alone. This schema changes if the circumstances change.
2/ The Region of "Animalia"
Over against the material nature of inanimate things there stands out a nature in a second and enlarged sense, another region of reality, namely animal nature. A soul or psyche is predicated to the animalia which also include human beings... In order to investigate the constitution of the realm of nature as psyche, we have to analyze our originary intuition of the psyche which precedes all theoretical thinking and which no theory can invalidate. [Such an analysis] has to be performed in several steps : a/ Our experience of the psyche by "inner perception" [which] is the stream of our experience without a beginning or an end, with its perceptions, recollections, phantasies, emotions, etc.; b/ The problem of the "reality" of the psyche; c/ Our experience of its incarnation in our body; d/ Our experience of other bodies as animated ones and, therefore, as manifestations of other psyches... A fellow-man ... is from the outset given to me as both a material object with its position in space and as a subject with its psychological life. ... I bestow upon them [material objects] by way of empathy ("ich fühle mich ihnen ein") an "I-subject' ... but their psychological life is not given to me in originary presence, merely in co-presence.
3/ The Region of Spirit
a) The personalistic Attitude and the Communicative Common Environment :
So far Husserl's analysis of the constitution of the world has dealt with the constitution of Nature, first as the reality of material things, secondly as the reality of the psyche. Now we have to investigate subjectivity which is no longer nature but spirit.
In the naturalistic attitude the psyche is but a layer of aesthesiological experiences of events occurring on the body...
From this naturalistic attitude we have to distinguish the personalistic attitude in which we find ourselves in everyday life among our fellow-men with whom we are connected in manifold relationships....
Thus, relationships of mutual understanding and consent and, therewith, a communicative common environment originate. It is characterized by the fact that it is relative to the persons who find one another within this environment and the environment itself as their counterpart.
b) Motivation as the Basic Law of Personalistic Life :
The personal, or as Husserl calls it, the spiritual subject is the subject of intentionalities, and the environmental object is object for it, thematic object for this I within its defining cogito as this object in therein perceived, remembered, etc. The point is that this relationship is not a real relationship but a relationship of intentionality....
The real relationship drops out if the thing does not exist; the relationship of intentionality, however, persists, even if not realities but phantoms are posited by the spiritual I as the noematic object of its environment... Motivation is, thus, the basic law of spiritual life, and the all-pervading stream of consciousness is a unity of motivations.
c) The spiritual I :
The apperception of the Other's spiritual I is also transferred to my own I. The I which apperceives other minds is not necessarily given to itself in this manner, namely as a comprehensive unity. Only by comprehending my fellow-man as apprehending me as a social human being, do I become myself an I in my relationship to Others, creating, thus, the constitutive possibility for the "We", the community of all human beings which includes me.
4/ The Ontological Precedence of the Spiritual World
Thus the personalistic and the naturalistic attitude are interconnected in a certain way. The stream of experiences is dependent upon the psyche in a specific sense : the psyche through the animated body is dependent upon nature. The mind in its freedom moves the body and gears through the body into the external world...
We may say that the body has a dual reality : as aesthesiological body it depends upon the material body in naturalistic terms; as organ of the will, as freely movable body, it constitutes a specific reality in personalistic terms...
Nevertheless, the spiritual world has ontological precedence over the naturalistic one, and Husserl proves this by a careful refutation of the theory of a psycho-physical parallelism.
Its outcome [argument] is that spirit cannot be determined by its dependencies upon nature by reducing it to physical nature in terms of the natural sciences. Subjects cannot be dissolved into Nature because then that which gives meaning to Nature would have been eliminated. Nature is principally relative, Mind principally irrelative (absolute). If we eliminate all minds from the world, then there would be no Nature at all.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng
Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017