ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 82

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của  Husserl )

 

Ở tiết § 2 mở đầu Dẫn nhập giáo trình Luận lý học 1925/26, Heidegger đặt vấn đề về chỉ dấu tiên khởi khái niệm chủ đề của khoa học luận lý : không phải về một khoa học của nói và do đó là của ngôn ngữ, mà là tập trung vào việc hỏi về điều gì. Điều này dường như hàm ngụ khoa học của logos/λόγος có thể là ngữ học, hay nghiên cứu ngữ pháp (theo nghĩa rộng), là luận lý và ngữ pháp ở nguyên ủy không khu biệt; nói như vậy là nói về một điều gì đó, chứng tò có kinh nghiệm  và tri giác cùng là cái gì đó, mà nói chung thường gọi là "tư duy" và "phản tư". Tóm lại, ngôn ngữ, nói, nghĩ trùng hợp với nhau như thể con đường hiện hữu của con người.[65]

Ông viết tiếp : Luận lý khảo sát nói - nghĩ xác định sự vật - nói lại càng khám phá ra sự vật hơn. Mục tiêu của luận lý là nói, đặc biệt là đối với chân lý. Nói khác đi, đến mức độ làm sáng tỏ ý nghĩa của chân lý, sẽ ở trong vị thế hiểu rõ ràng ngôn từ, λόγος.

Những ý nghĩa của chân lý có thể kể như sau : một, là chân lý được hiểu như một cách phát biểu về sự vật; hai, là chân lý không chỉ hiểu đơn giản như một đặc thị của những mệnh đề, mà là chính những mệnh đề; ba, là chân lý cùng nghĩa với nhận thức chân lý; bốn, là từ ngữ chân lý cũng có nghĩa là những mệnh đề chân thực về một tình trạng sự việc.; năm, là chân lý cũng có ý nghĩa của "cái chân/chính", ở đó "chân/chính" có nghĩa là thực. Ở ý nghĩa thứ năm này, phát biểu của ta, theo ông, không phải là nhắm vào sự vật ta nói đến, mà phải tương ứng với "ý niệm", nghĩa là khi sự vật là cái gì nó phải là theo ý niệm sự vật này, chẳng hạn, có thể nói cái này là "vàng thật" không phải "vàng giả", v.v...

Heidegger xác định, có một cấu trúc hình thức xuất hiện từ những ý nghĩa khác nhau của chân lý. Trong bốn trường hợp đầu, tình trạng là thực khi nói đến sự vật như thể là nó, song ở trường hợp thứ năm - "chân" trong ý nghĩa của "thực" - thì ngược lại: sự vật là chân thực khi nó là như vậy theo ý niệm, bản chất của sự vật được hiểu do lý trí/νούς hay λόγος ; trong ví dụ nêu trên, vàng thật tương ứng với ý niệm của vàng : chân lý có cấu trúc hình thức của như thể, nghĩa là "đối ứng" hay theo tiếng La tinh là adaequatio. Logos/ hiểu như nói/λόγος  tiên khởi là nói được biểu hiện ra, trong đó λόγος  xuất hiện ra tuyên hiệu.

Heidegger cũng  nhận xét : xác định đầu tiên  về chân lý trong triết học và truyền thống của luận lý cũng như sử dụng ngữ học đều hướng theo ý niệm của chân lý, cho nên từ nguyên ủy, luận lý đã hướng về chân lý của lĩnh hội lý luận và xác định tri thức này. Ông cũng chỉ ra là ưu thắng của chân lý này trong nghiên cứu luận lý không phải là ngẫu nhiên, song là mối quan tâm cơ bản nhất, chỉ khi nào luận lý đi tìm đó là luận lý khoa học.[66]

Bộ Nghiên cứu luận lý của Edmund Husserl, theo ông, là tác phẩm đầu tiên làm rúng động luận lý học hiện đại, dẫn khởi những khả năng sinh sản. Ở Tổng luận của giáo trình luận lý này, Heidegger như đã nói đến trong khuôn khổ giới hạn ở phần Dẫn nhập, chỉ tập trung vào trần thuật những vấn đề trong sách dẫn trên của Husserl, cũng như hiện tượng luận trong khoa luận lý học hiện đại.

Nhận xét sơ khởi của ông là bộ Nghiên cứu luận lý khởi sinh từ những nỗ lực đem lại chân minh triết lý cho toán học thuần tuý, chỉ thị ý nghĩa của tri thức và chân lý trong trí năng toán học. Husserl trước hết là một nhà toán học, nên ông phản thức về bản chất phổ quát của toán học, chú trọng đến vấn đề ý nghĩa của chân lý, đặc biệt là ý nghĩa của chân lý hình thức.

Khởi sự, ông cũng muốn thực hiện những phản tư triết lý truyền thống, thường gọi là phản tư tâm lý, dùng phân tích tâm lý cho tư duy toán học. Khi sử dụng phân tích tâm lý cho tư duy toán học, ông muốn trợ giúp cấu trúc đặc thù cho tính khách quan toán học, song sớm nhận ra trở ngại nguyên tắc trong phân tích này là: dĩ nhiên toán học không nhằm hiểu những sự kiện thường nghiệm, liệu có thể thiết lập một cái gì cơ bản về khoa học này qua sử dụng những ý niệm tâm lý học, nghĩa là những giải thích dùng trong những khoa học thường nghiệm không ? Khi tranh luận những vấn đề cơ bản này, rốt cuộc ông đi đến chỗ nhận ra là tâm lý học tuyệt đối không có khả năng là khoa học có thể giúp chúng ta trong tranh luận những vấn đề như cấu trúc của toán học và của đối tượng toán học. Sự truy tìm vô tư những vấn đề chỉ đạo về toán học và luận lý học của Husserl  trong nghĩa rộng nhất , cũng như phản tư phương pháp luận của ông về những khả hữu cho một giải pháp khoa học về vấn đề này, cuối cùng dẫn đến sự phát triển cho một loại nghiên cứu mới mà Husserl gọi là hiện tượng luận.[67] Tuy nhiên, Heidegger cũng xác định trong giáo trình không bàn nhiều về hiện tượng luận, không xem hiện tượng luận như một trào lưu đặc thù trong triết học và quan tâm đến công trình phê phán của Husserl trong tập 1, nhan đề "Tổng luận về luận lý học thuần tuý" và viễn tượng phê phán nhằm vào những hình thái nghiên cứu về luận lý học mà Husserl gọi là "chủ nghĩa duy tâm lý học".

Trước khi xem xét Heidegger lý giải quan niệm phê phán chủ nghĩa trên của Husserl và phản phê phán của ông, người ta có thể điểm qua nhận xét của ông về quan hệ và vị thế của tâm lý học đối với luận lý học: theo ông, luận lý học liên quan tới λόγος, phát biểu, trong khi đó tâm lý học liên quan tới ψυχή, hay theo thuật ngữ hiện đại, là tới "ý thức". Khái niệm về tâm lý học khá mơ hồ, một đằng là khoa học về đời sống tự nhiên, một đằng là khoa học về "tâm lý" theo nghĩa hẹp. Ngày nay người ta nói tới hai loại tâm lý học : một đặc biệt nghiên cứu tương liên nhân quả của tinh thần, khiến người ta có thể nghĩ đến một khoa học tự nhiên, giải thích tinh thần qua luật nhân quả, có thể gọi đó là  tâm lý học giải nghĩa/erklärende. Song đồng thời, đời sống tinh thần, gọi là "kinh nghiệm sống" không thể đặt dưới những luật của tự nhiên, coi những kinh nghiệm này như thể những sự việc của tự nhiên, song chúng có thể lãnh hội, có thể lãnh hội những tương liên kinh nghiệm sống như những tương liên của những động cơ thúc đẩy của con người. Tinh thần như vậy là một trường của những tương liên có thể lãnh hội; có thể gọi đó là tâm lý học lãnh hội/verstehende.

Ngày nay, tiến trình của tâm lý học có một hình thức hỗn độn, bị xâm nhập bởi nhân chủng học và những nghiên cứu  về những khả hữu lịch sử về đời sống của những dân tộc man dã, bởi nhân học, bởi dị tâm học (nghiên cứu những hiện tượng dị thường), bởi tâm bệnh học (khoa học về tâm bệnh), đến độ người ta không còn nói được tâm lý học là gì nữa, hiểu theo nghĩa là về ý niệm triết lý của tâm lý học và những nền tảng của nó.[68]    

Trở lại vấn đề quan liên giữa luận lý học và tâm lý học như thế nào để tâm lý học có thể giữ một vai trò đặc biệt trong luận lý học, rõ ràng hơn khi ta hiểu theo lĩnh hội truyền thống về khái niệm luận lý học. Luận lý học là học thuyết về tư duy, với việc là tư duy đúng, kỹ thuật/Technik tư duy đúng, theo những qui phạm tư duy đúng, như một bộ môn qui phạm.[69]

Nói đến tư duy đúng lại tương ứng với những qui luật, liên quan tới hoạt động của tư duy, tới thực tại tinh thần sinh ra luật, mà thực tại tinh thần là chủ đề của tâm lý học. Cho nên tâm lý học là bộ môn cơ bản của luận lý học. Heidegger dẫn theo những viện chứng Husserl đưa ra từ J. S. Mill, hay Theodor Lipps trong tập 1 bộ Nghiên cứu luận lý.

 

 

----------------------------------

[65] Heidegger, Logik : Die Frage nach der Wahrheit, Ga 21, 1976. Introduction,  § 2 : (theo bản dịch tiếng Anh Logic: the question of truth của Thomas  Sheehan 2010) Language, speaking, thinking : they coincide as the human way of being.

[66] Heidegger, Sdt : Philosophy's first determination of truth, and the tradition of logic that follows from it, are oriented in terms of this idea of truth; but so too is linguistic usage, which is bound up with them in a certain way. So in its decisive origins logic was already oriented toward this truth of theoretical apprehensin and cognitive determination....  this primacy of theoretical truth within logical investigation is not accidental ... Instead, the question about the originally and authentically "true" - i.e., the question of the primary being of truth - is logic's most basic concern, but only when logic has the will to be a searching, scientific logic.

[67] Heidegger, Sdt, Prolegomenon: The contemporary situation of philosophical logic.(Psychologism and the question of truth) : In the beginning,... Husserl tried to carry out these philosophical reflections by means of the traditional philosophy of his day, that is, predominantly by way of so-called psychological reflections. Using a psychological analysis of mathematical thinking, he tried to get behind the specific structure of mathematical objectivity. But he soon saw the principled difficulty contained in this analytic: Granted that mathematics does not attempt to understand empirical facts, is it even possible to establish something fundamental about this science by using psychological ideas, that is, explanations ordered to the empirical sciences ? By arguing out these basic questions, he finally came to realize that psychology has absolutely no qualification to be the science that can aid us in discussing questions like the structure of mathematics and of mathematical objects. Husserl's impartial pursuit of the guiding questions about mathematics and logic in the broadest sense, as well as his methodological reflection on the possibilities of a scientific solution to this question, finally led to the development of a new kind of research that Husserl called phenomenology.

[68] Heidegger, Sdt.§ 6. Psychologism: the name and the concept  : Nowadays, the project of psychology ... has an entirely chaotic form. Psychology is invaded by ethnology and research into the historical possibilities of the life of the primitives, by so-called parapsychology (the science of occult phenomena), by psychopathology (the science of mental illness) - so much so that we can no longer say what psychology is... here we are speaking only of the philosophical ideas of psychology and its foundations.

[69] Heidegger, Sdt: ... how logic and psychology get connected in such a way that psychology is able to play a special role within logic.

The connection of the two becomes clear as soon as we hold ourselves to the traditional understanding of the concept of logic. In that concept, logic is the doctrine of thinking, in fact of correct thinking - the technique of correct thinking, ... the science of the norms of correct thinking: a normative discipline.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016