ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 13

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 ,

 

Chương I

Khởi sinh từ triết lý toán học

 

Trong mối quan hệ về khái niệm và danh từ của một và đơn vị, nhiều ý kiến chú trọng đến khu biệt quan trọng giữa hai từ ngữ, song không đồng ý với nhau về ý hướng. Leibniz quan niệm "trừu tượng của một là đơn vị/abstractum ab uno est unitas". Tuy trong việc sử dụng ngôn ngữ lẫn lộn về khái niệm một như danh từ cũng như khái niệm của đơn vị, hay số nhiều cùa một/Einse cũng biểu thị ý nghĩa như đơn vị, khu biệt khái niệm đánh dấu sự đối lập giữa một và đơn vị vẫn đúng. Dị nghĩa của những từ một và đơn vị là một hiện tượng/Erscheinung tạo ra một cách tuyệt đối tương tự như mọi danh từ trừu tượng.   

Danh từ trừu tượng theo Husserl phân tích dùng trong biểu thị ý nnghĩa kép: như một danh từ cho khái niệm trừu tượng và như một danh từ cho bất kỳ đối tượng nào dưới khái niệm này, chỉ định cụ thể qua trung gian của trừu tượng chứa trong cùng cái cụ thể này hay liên hệ với nó. Ngôn ngữ khai triển và sử dụng những danh từ trừu tượng để chỉ sự vật hay sự biến cụ thể, vì dùng những từ trừu tượng này như những từ khái quát, phân biệt cái cụ thể trong khi kết hợp nhiều danh từ tự giới hạn lẫn nhau trong tính khái quát của chúng[30].

Lấy ví dụ như "màu sắc" có thể biểu thị thành phần luận lý của nó chung cho những màu đỏ, màu xanh v.v... song nếu nói "những màu", "màu này", "màu kia" v.v... khi đó màu sắc là một từ khái quát cho mỗi loại đặc thù của màu sắc như thế. Để phân biệt một cách rõ ràng lối sử dụng danh từ này, Husserl xác định: thay vì nói "những màu", ta nói "một màu", "một màu này" v.v... trong khi muốn nhắm đến cái trừu tượng/abstractum, ta phải nhấn mạnh đến khái niệm trừu tượng của màu sắc.Nếu dùng từ màu sắc ở số nhiều, chỉ muốn nói đến đối tượng của khái niệm, nghĩa là "những màu sắc" không gì khác là để chỉ "một số những màu sắc". Ông nhận xét trong đời sống cũng như trong khoa học, phần lớn những danh từ thường có chức năng như thể những danh từ phổ quát, cho nên không thiếu gì những cơ hội xem trừu tượng được coi như thế, chỉ cần thêm những ký hiệu đồng mãn từ/cùng có khả năng thích dụng/signes syncatégorématiques  khi dùng danh từ phổ quát là có những biểu ngữ xác định.

Husserl đưa ra mấy ví dụ về những ngữ vĩ trong tiễng Đức như "schaft" (Vater-Vaterschaft) hay "heit" (Mensch-Menschheit) cũng dùng để biểu thị những hạn định ngữ nội tại/Beschaffenheiten trừu tượng tương ứng với những biểu tượng phổ quát.[31]

 

---------------------------------

[30] Husserl, Sdt: Le langage opère souvent avec des noms abstraits, et il les emploie pour désigner des choses ou des événements concrets. S'il le peut, c'est parce qu'il emploie les noms abstraits comme noms généraux, et il sépare alors le concret en liant plusieurs noms qui se limitent mutuellerment sans leur généralité.

[31] Husserl, Sdt: des terminaisons comme "schaft" ou comme "heit" servent aussi à désigner les déterminaisons intrinsèques abstraites qui correspondent aux représentations générales.

Trong tiếng Đức, kết ngữ vĩ vào danh từ đầ vẫn giữ nguyên trong danh từ kép, cũng như trong tiếng Việt  chẳng hạn Vater/cha với Vaterschaft/làm cha, hay Mensch/người với Menschheit/loài người; không như tiếng Pháp: père với paternité, hay homme với humanité.

 

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015