ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 36

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 ,

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Qua khẳng định nêu trên [kỳ 35], hẳn người ta sẽ phản bác : quan niệm như vậy thực ngây thơ khi muốn khám phá và tự cho là đã phát hiện ra một tiên thiên lịch sử, một giá trị tuyệt đối, siêu-thời gian sau khi đã thu lượm được bao nhiêu chứng tá phong phú xác nhận tính tương đối của mọi sự việc lịch sử, mọi thông giác về thế giới có nguyên ủy lịch sử, cho đến tận những đoàn nhóm nguyên thủy. Mỗi dân tộc, mỗi bộ lạc có thế giới của nó, trong đó, đối với ngay cùng một đoàn nhóm đã cho, tất cả phối trí với nhau tốt đẹp, dầu là trong trật tự thần thoại-ma thuật hay trong trật tự châu âu-thuần lý, và tất cả tự để minh giải hoàn toàn. Mỗi dân tộc/bộ lạc có "luận lý" của nó và tiếp theo đó, nếu mỗi luận lý này được minh thị tiên thiên "của nó" thành những mệnh đề.

Tuy nhiên, thử suy tưởng vể phương pháp luận thành lập những sự kiện lịch sử nói chung, và do đó cũng nghĩ về những sự kiện xây thành phản bác; đối với cái gì thuộc phản bác này, suy tưởng về điều nó giả định. Há không phải trong nhiệm vụ mà một khoa học tinh thần/nhân văn đã đề ra như thể khoa học của "cái gì thực sự đã thành như thế", một giả thiết cố nhiên, một lĩnh vực giá trị không bao giờ được để ý, không bao giờ được xem như chủ đề, một lĩnh vực của một hiển nhiên tuyệt đối không thể cãi được, nếu không có nó, một lịch sử hẳn chỉ là một công việc không có ý nghĩa? Mọi vấn tính và mọi minh chứng lịch sử (historisches), theo lẽ thường, đã giả định lịch sử (Geschichte) như thể chân trời phổ cập của vấn nạn, không phải một cách rõ ràng, song lại như thể một chân trời của xác thực tiềm ẩn, trong mọi bất xác mơ hồ về nền tảng, là một giả thiết của mọi cái có thể xác định, nghĩa là của mọi dự án nhằm vào nghiên cứu và thiết lập những sự kiện xác định.[45]

Trong lịch sử, như đã giả định ở trên, cái tiên nguyên tự bản nhiên là Hiện tại của chúng ta, vì chúng ta luôn luôn có ý thức về thế giới hiện tại của chúng ta, vì chúng ta sống trong đó, luôn luôn có vô hạn mở ra của một chân trời những thực tại xa lạ vây quanh. Tri thức này xem như xác thực của chân trời không là một tri thức biết được, vì không bao giờ hiện ra trước mắt vào một thời khoảng đã cho và giản dị đi vào nền tảng như thể tri thức lại bị tiêu hủy; tính xác thực của chân trời đã phải được giả định trước, để có thể minh thị về mặt chủ đề, đã được giả định ngõ hầu chúng ta muốn biết điều gì chúng ta chưa biết. Mọi phi tri thức liên hệ với thế giới lạ tuy vậy lại có trước đối với chúng ta như thể thế giới, như thể chân trời của mọi vấn nạn hiện tại, cũng như với mọi vấn nạn lịch sử một cách đặc thù. Đó là những vấn nạn mở ra đối với con người, trong liên đới cộng đồng, với tư cách mở ra và tạo ra trong thế giới, luôn luôn lại biến hóa, trong tính bất biến của nó, bộ mặt văn hóa của thế giới.

Những vấn nạn đặt ra là: có phải hiện tại lịch sử này có những quá khứ lịch sử của nó, sinh ra từ đó, quá khứ lịch sử là một liên tục những quá khứ từ cái này sinh ra cái kia, mỗi quá khứ là truyền thống, với tính cách hiện tại đã qua, và sản sinh ra truyền thống tự tại?

Có phải hiện tại và toàn thể thời gian lịch sử hàm  trong đó là của chúng nhân duy nhất về mặt thống nhất dưới quan điểm lịch sử, thống nhất nhờ vảo dãy liên tục những thế hệ và cộng đồng hóa thường xuyên của nó trong hoạt động văn hóa tiến hành khởi từ cái gì đã được thông tin trong văn hóa, trong lao động chung hay trong duyên cớ hỗ tương, v.v...?

Với sự kiện như vậyhá lại không chỉ ra một "tri thức"  phổ cập của chân trời, một tri thức bao hàm  mà người ta phải minh thị có tính cách hệ thống, theo cấu trúc cơ bản của nó sao?

Ở đó, có thể trở thành một vấn đề lớn, là chân trời trong đó mọi hành vi vấn nạn thâm nhập và do đó, giả định bởi mọi hành vi vấn nạn?

Husserl xác định ở đây, người ta không cần đặt những sự kiện mà chủ nghĩa duy sử đặt thành nghiên cứu phê phán; theo ông, chỉ cần xác ngôn kiện tính của chúng, nếu như xác ngôn này có một ý nghĩa, giả định trước tiên thiên lịch sử.[46]

Trong phản bác thứ hai này, vấn đề đặt ra chính là ngọn nguồn lịch sử, mà xác quyết khẳng định là tiên thiên lịch sử, trong đối đầu với chủ nghĩa duy sử. Điều này thực sự ngay từ Triết học như một khoa học chính xác/Philosophie als strenge Wissenschaft 1911, Husserl đã phê phán chủ nghĩa duy sử định vị trong lĩnh vực kiện tính của đời sống tinh thần thường nghiệm, một cách tuyệt đối. Nguyên ủy hình học đang thảo luận ở đây là phụ lục nhân luận về "hình học thuần túy" mà ông xem như khoa toán học thuần túy về những hình thái không-thời gian nói chung, mà chính vấn đề này lại nhằm xác định ý nghĩa của sự việc toán học hóa thiên nhiên, khởi từ Galilée, đánh dấu việc chính tự nhiên, dưới chiều hướng của toán học mới, toán học hiện đại, đã được (l)ý tưởng hóa, khu biệt với chủ nghĩa Platon, cái thực hoàn tất việc tham phần/μέθεξις toân phần hay bán phần vào (l)ý tưởng.

Tuy nhiên, Husserl cũng nêu ra vẫn còn một hoài nghi áp lực ở đây: minh thị chân trời đã nại tới ở trên tuy nhiên không nhất thiết phải ở trong tình trạng diễn ngôn thô thiển, mơ hồ, mà cần phải đi tới chỗ mang tính khoa học. Những mệnh đề nó đã phát biểu phải cố định và có thể luôn luôn bày tỏ được. Cho nên chúng ta phải theo phương pháp nào để nhận được một tiên thiên của thế giới lịch sử, phổ cập và do đó cố định, có tính nguyên ủy mãi mãi công chính?

Ông nhận xét, mỗi khi chúng ta có ý thức về chính chúng ta, chúng ta khám phá ra trong hiển nhiên một quyền năng, quyền phản tư theo ý chúng ta, kiểm tra được chân trời và thâm nhập nó qua minh thị. Song chúng ta cũng nhận ra rằng quyền năng này làm thay đổi tự do, qua tư tưởng, tri tưởng, hiện hữu lịch sử nơi con người chúng ta và những gì được minh thị như thể sinh giới (Lebenswelt) của nó.Và minh nhiên là trong hành vi tự do của biến đổi này cũng như đoạn đường những ảnh tượng cùa sinh giới này xuất hiện, trong biểu hiện một hiển nhiên xác quyết, một thành tố của phổ cập cơ bản tồn tại một cách hữu hiệu qua tất cả mọi biến số, cũng như có thể tin chắc, trong một xác tín tất quyết. Khi đó chúng ta thoát khỏi những ràng buộc với thế giới sử trong ý nghĩa kiện tính của nó, chính thế giới tự coi như một trong những khả hữu của tư tưởng. Tự do này và chiều hướng này của cái nhìn vào yếu tố bất biến xác quyết luôn luôn lại tái sản sinh ra yếu tố bất biến này - trong hiển nhiên của quyền-lặp-lại tùy ý hình thành bất biến - như thể cái đồng nhất, ở mọi thời, có thể trưng ra tính nguyên ủy, ấn định trong một ngôn ngữ bao quát, với tính cách như bản chất luôn bao hàm trong dòng lưu chuyển của chân trời sinh động.[47]

Husserl khẳng định, theo phương pháp này, chúng ta cũng có thể, vượt qua những khái luận hình thức đã nói ở trên, lấy chủ đề lả xác quyết tất định, khởi từ thế giới tiền-khoa học, ở đó có thể chỉ ra người sáng lập đầu tiên của khoa hình học, và phục vụ cho ông như một phương tiện cho những việc lý tưởng hóa.

--------------------------------

[45] Husserl, Sdt: Cependant, réfléchissons un peu à la méthodologie de l'établissement des faits historiques en général, et par conséquent aussi des faits qui fondent l'objection; et pour ce qui est de cette objection, réfléchissons à ce qu'elle présuppose. N'y a-t-il pas déjà dans la tâche que se propose une science de l'esprit comme science du "tel-que-cela-a-effectivement-été", une présupposition allant de soi, un sol de valeur qui n'a jamais été pris en considération qui n'a jamais été pris pour thème, un sol d'une évidence absolument inattaquable sans laquelle une histoire serait une entreprise dépourvue de sens? Toute problématique et toute monstration historiques, au sens habituel, présupposent déjà l'histoire comme horizon universel de question, non pas expressément, mais toutefois comme un horizon de certitude implicite qui, dans toute indéterminé vague d'arrière-fond, est la présupposition de toute déterminabilité, c'est-à-dire de tout projet visant à la recherche et à l'établissement de faits déterminés.

[46] Husserl, Sdt: En l'histoire, le Primordial en soi est notre Présent (tôi nhấn mạnh - ĐPQ).... Les faits que l'historicisme fait valoir, nous n'avons donc pas besoin de les soumettre d'abord à quelque examen critique; il suffit que l'assertion doit avoir un sens, présuppose déjà l'a priori historique.

[47] Husserl, Sdt: Selon quelle méthode obtenons-nous un a priori du monde historique qui soit universel et en cela fixe et à jamais authetiquement originaire?

Chaque fois que nous prenons conscience de nous-même, nous nous découvrons dans l'évidence d'un pouvoir, pouvoir de réfléchir à notre gré, d'inspecter l'horizon et de le pénétrer par une explicitation. Mais nous sommes et nous nous savons aussi en mesure de pouvoir faire varier en toute liberté, par la pensée, par l'imagination, notre existence humaine historique et ce qui s'y explicite comme son monde de vie. Et précisément dans l'acte libre de cette variation et de ce parcours des imaginaires du monde de vie apparaît, dans le relief d'une évidence apodictique, une composante d'universalité essentielle qui persiste effectivement à travers toutes les variantes, comme nous pouvons nous en convaincre, dans une certitude apodictioque. Nous nous sommes alors déliés de toute attache avec le monde historique dans son sens de facticité, monde considéré lui-même comme l'une des possibilités de la pensée. Cette liberté et cette direction du regard sur l'invariant apodictique reproduisent toujors de nouveau ce dernier - dans l'évidence du pouvoir-répéter à volonté la formation invariante - comme l'identique qui, en tous temps, peut être mis en évidence originaliter, fixé dans un langage univoque, en tant qu'essence constamment impliquée dans le flux de l'horizon vivant.

 

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015