ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 25
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 ,
Chương I
Khởi sinh từ triết lý toán học
Trong Triết lý số học, Husserl đã đưa ra những khai triển về lãnh hội trực quan những tập hợp ở chương XI khi luận về những biểu hiện tượng trưng của lượng số nhiều. Biểu hiện tượng trưng là biểu hiện bằng những ký hiệu. Ông dẫn lại những phân tích đó trong Nghiên cứu luận lý học (chương I, Nghiên cứu II về thể thống nhất lý tưởng của không gian và những lý luận hiện đại vê trừu tượng) khi thảo luận về lãnh hội một nhóm đối tượng như thể thống nhất trong tương tự trực quan, hay khi, trong những hành vi cô lập của so sánh, chúng ta nhận thức sự tương tự của một đối tượng xác định với những đối tượng cô lập khác và sau rốt với những đối tượng của nhóm.
Trong Nghiên cứu III về lý luận những toàn thể và thành phần, khởi từ khu biệt giữa những nội dung trừu tượng và những nội dung cụ thể, đồng nhất với khu biệt mà Stumpf thiết lập giữa những nội dung phụ thuộc/unselbständig và những nội dung độc lập/selbständig rất quan trọng trong những nghiên cứu hiện tượng luận. Khu biệt này trước hết đã xuất hiện trong lãnh vực tâm lý học miêu tả về những dữ kiện cảm giác, song ở đây có thể nhận thức như một trường hợp đặc thù của khu biệt tổng quát. Nó vượt qua khu vực những nội dung của ý thức và trở thành một khu biệt quan trọng nhất về mặt lý luận trong lãnh vực những đối tượng nói chung, phải thảo luận một cách có hệ thống trong lý luận thuần tuý của những đối tượng như thể đối tượng, nghĩa là khảo sát những ý tưởng, quan hệ rút ra từ phạm trù đối tượng, như toàn thể và thành phần, chủ thể và đặc tính, cá thể và loại, chủng và loại, tương quan và tập hợp, đơn vị, lượng, dãy, số thứ tự, đại lượng v.v...cũng như những chân lý tiên thiên quan hệ với những ý tưởng này. Cho nên chương đầu của phần Ba này nhằm khảo sát đào sâu hơn về khu biệt giữa những nội dung độc lập và những nội dung phụ thuộc để trực tiếp dẫn đến những vấn đề cơ bản của lý luận thuần tuý của toàn thể và thành phần. Vấn đề này như dẫn ở trên Stumpf đã phân tích, có thể nói trong trường phái Brentano như Ehrenfels, Meinong và chính trong Triết lý số học của Husserl [98].
Ở Nghiên cứu VI những yếu tố minh giải hiện tượng luận của nhận thức/Elemente einer phänomenologischen Aufklärung der Erkenntnis là phần cuối của bộ Nghiên cứu luận lý, song cũng là phần quan trọng nhất của toàn bộ. Trong Lời nói đầu, Husserl viết:
"Trong tiết thứ hai nhan đề " Tri giác và tri năng" mà tôi kết cho một giá trị đặc thù, tôi đưa vào nhiều sửa đổi cho bản văn. Tôi vẫn luôn tin chắc là chương về "Trực quan khả xúc và trực quan phạm trù" cùng với những khai triển dự bị ở chương trước, đã mở ra một con đường để minh giải hiện tượng luận về hiển nhiên luận lý (và ở đó cũng chính tự nó song song với hiển nhiên trong lãnh vực giá trị luận và thực tiễn)"[99].
Khu biệt giữa trực quan khả xúc và trực quan phạm trù là cơ bản cho mọi lý luận của lý trí được luận bàn trong chương VI nói trên. Ở § 51 "những hình thái tập hợp và những hình thái ly tiếp" luận về hai hình thái tổng hợp, tự chúng không phải là những trạng thái của sự vật, giữ một vai trò quan trọng liên kết với những trạng thái sự vật, đó là những hình thái tập hợp/Kollektiva và những hình thái ly tiếp/Disjunktiva. Chính là những hành vi trong đó chúng tạo thành như thể những dữ kiện cung cấp trực quan hoàn tất cho những chỉ thị ý nghĩa của những liên tự và với hay.
Husserl đưa ra ví dụ : người ta có thể vẽ A và vẽ B, cũng có thể vẽ cái này và cái kia trên cùng bức họa; song không thể vẽ cả hai, A và B. Ở đây chỉ có một khả năng thực hiện một hành vi liên kết mới trên cơ sở của hai hành vi trực quan phân biệt và qua phương tiện này nhắm vào hữu toàn bộ của hai đối tượng A và B. Trong hữu toàn bộ này cấu thành, trong trạng thái sự vật đang xét, biểu hiện bằng hình tượng của A và B, trong khi toàn thể này cho và chỉ có thể cho chúng ta "chính nó" trên phương thức tri giác, một cách rõ ràng, trong một hành vi biến đổi theo cách phù hợp nhưng có căn cứ trong những tri giác của A và của B.
Ông cũng xác định: người ta không được lẫn lộn những tri giác đơn thuần của lượng, dãy, đoàn nhóm v.v...có tính thống nhất khả giác với những tri giác liên kết nhờ đó cấu thành ý thức của chính đa bội số. Điều này đã chỉ ra trong Triết lý số học làm thế nào những đặc tính khà giác cùa một đơn vị thống nhất (trong Những nghiên cứu luận lý học gọi là những thời khoảng của hình trạng hay chuẩn-phẩm chất của những trực quan khả giác) dùng làm những ký hiệu khả giác của phức số, nghĩa là những điểm tựa khả giác cho nhận thức phức số như thế và như phức số của loại.[100]
Qua giai đoạn xuất bản Những Ý tưởng về một hiện tượng luận thuần tuý và triết học hiện tượng luận, quyển I: Dẫn nhập khái quát vào hiện tượng luận thuần tuý 1913 trong những chú thích cuối trang, Husserl ghi nhận sự liên tục của những khái niệm lập thành từ Triết lý số học qua Những nghiên cứu về lý luận của những khoa toán học-hình thức vào đầu những năm 1890s đến Những nghiên cứu luận lý và Những Ý tưởng/Ideen, nhằm mục đích tìm ra được một giải pháp nền tảng cho vấn đề ảnh tượng.[101]; hay mọi quá trình tâm linh chỉ định trong Những nghiên cứu luận lý như "những nội dung sơ cấp" đã nói đến trong Triết lý số học [102] v.v...
Qua giai đoạn xuất bản Luận lý hình thức và siêu nghiệm 1929, tác phẩm như Suzanne Bachelard nhận định đánh dấu việc Husserl xem xét lại những vấn đề luận lý học, mối quan hệ giữa thuyết đề hình thức và toán học hình thức. Vấn đề mới đặt ra với hữu thể luận hình thức khi xét đến những khoa toán học mới, nghĩa là những toán học phối hợp đại số tam đoạn luận với phân tích. Khai triển vấn đề này, trước hết bắt đầu từ "phân tích luận Aristote như thể thuyết đề, do đó phải xét đến khái niệm thuyết đề/apophansis (những mệnh đề thuộc từ, những phán đoán thuộc từ)" và theo Husserl, "khai triển hoàn hảo về mặt phương pháp phân tích này tất yếu dẫn đến 'toán học' thuyết đề hình thức: khi đã quen thuộc với kỹ thuật diễn dịch, thực hành trong toán học và phân tích toán học hiện đại, người ta sẽ thấy những hình thức-mệnh đề có thể được xét cùng một cách như thể với những con số, lượng và đó cũng là cách xây dựng một lý luận phổ quát mệnh đề". "Lại có toán học phi-thuyết đề, tức là 'phân tích' hình thức truyền thống của toán học, như toán học tập hợp, tổ hợp, hoán vị, số cơ bản và số thứ tự thuộc nhiều trình độ khác nhau, phức số với những hình thức đã biết... Trong lãnh vực này, những mệnh đề thuộc từ, "phán đoán" theo nghĩa của từ ngữ luận lý truyền thống, không hiện diện như những khái niệm chủ đề cơ bản." Husserl nhận xét, trước hết, người ta sẽ bối rối khi đi tìm khái niệm bao quát được toàn diện khả dĩ giới hạn khu vực thống nhất cho những bộ môn nói trên. Ông xác định đã xét đến trong Triết lý số học tính phổ quát rộng nhất của những khái niệm tập hợp và số, cũng như những khái niệm như thành tố và đơn vị nói lên ý nghĩa của chúng, người ta có thể nhận ra là lý luận về tập hợp, và lý luận số cơ bản liên quan đến vũ trụ trống trơn, dầu là bất cứ đối tượng nào, hay vật nào, với tính phổ quát hình thức, trên nguyên tắc, đã bỏ sót việc xét đến mọi xác định vật chất những đối tượng. Những vấn đề này sẽ bàn đến sau trong chương về Luận lý hình thức và siêu nghiệm của Husserl.
Ở § 27 trong chương 2, phần I tác phẩm dẫn trên, mục a. luận về những nghiên cứu cấu tạo thứ nhất của những tính khách thể phạm trù trong Triết lý số học, Husserl xác định "đã nắm được hướng nhìn đích xác về hữu thể luận hình thức và lãnh hội đầu tiên về ý nghĩa của nó trong Triết lý số học, mặc dầu quyển Một này chưa lão thục, song đã đưa ra cố gắng sơ khởi trở về với những hoạt động tự phát của tập hợp và đếm số, trong đó những tập hợp (tổng cộng, tập hợp) và những số cơ bản được cho theo cách đặc thị của một cái gì được sinh ra tự nguyên ủy, và vì thế rõ ràng về ý nghĩa công chính của những khái niệm thật sự cơ bản trong lý luận tập hợp cũng như lý luận số cơ bản... Trong thuật ngữ sau này của ông, Husserl gọi đó là một nghiên cứu cấu tạo hiện tượng luận." Ông cũng nhắc lại những gì đã trình bày trong lời tựa Triết lý số học, nghiên cứu nhằm toàn bộ toán học hình thức, minh giải trên quan điểm luận lý, ý nghĩa thực của số học tổng quát cũng như phân tích những khái niệm mà khoa số học điều khiển về mặt luận lý.[103]
Thế giới số học, như chính Husserl xác định trong Ideen I "thế giới của những số cũng ở đó, tạo thành trường sở những đối tượng của hoạt động số học; trong hoạt động này, một vài con số hay cấu tạo số sẽ ở trong tiêu điểm nhìn của tôi, bao quanh bởi một chân trời số học một phần được xác định, một phần không xác định... Thế giới số học chỉ ở đó với tôi khi nào và bao lâu tôi vẫn giữ thái độ của nhà số học"[xem gio-o kỳ 2]. Ông viết tiếp: "Thế giới số học và thế giới tự nhiên hiện diện đồng thời song không có liên hệ gì với nhau (Die beiden zugleich vorhandenen Welten sind außer Zusammenhang)", song như đã chỉ ra trong Triết lý số học : "những khái niệm liên lạc đơn vị, phức số và đếm số là những khái niệm cơ bản trong nhận thức nói chung của con người" [104], lẽ tất yếu và ý nghĩa của khoa số học, triết lý số học, xây dựng đối tượng của nhận thức trong nhận thức là những vấn đề nêu ra ở nhiều giai đoạn khác nhau trong hành trạng tư tưởng của Husserl.
Trong Sự vật và không gian, những bài giảng Hạ 1907 ở Göttingen, Husserl đã đề cập thế giới của kinh nghiệm tự nhiên và của lý luận khoa học, xác định: "thế giới bày ra với lãnh hội tự nhiên mới đầu trước khoa học, và chính từ thế giới này tiếp theo đó mới có tất cả những khoa học thường nghiệm".[105] Ông cũng khẳng định lãnh hội thế giới riêng thuộc về khoa học hoài công xa lánh lãnh hội của kinh nghiệm tiền-khoa học; ông nói rõ những khoa học vật lý của thiên nhiên lo về những sự vật về phương diện cấu tạo vật lý, trong khi tâm lý học và tâm vật lý học lo về những hiện tượng thuộc tâm linh, sinh động và sinh vật (la psychologie et la psychophysique ont affaire aux phénomènes dits psychiques, aux vécus et aux êtres vivants) xét về việc chúng sống; tất cả những khoa học đó nói về hiệu lực trong cái nhìn, sờ mó, hay nắm bắt qua bất kỳ giác quan nào, với hiện thực của chúng ta, qua thân thể, trong tương quan tâm vật lý.
Tuy nhiên số học, hình học là những khoa học tiên thiên; có một hình học thuần tuý,và một số học thuần tuý, trong những bản thảo luận lý của Husserl. Trong lời nói đầu Triết lý số học, ông đã thông báo trong quyển Hai sẽ khai triển một lý luận triết học mới của hình học Euclide, mà những ý niệm cơ bản có một quan hệ khắng khít với những vấn đề thảo luận ở đây.[106]
---------------------------------
[98] Husserl, Sdt, 2 Bd,1 T. § 4, 1913 [tr. 234n.]: Xem Ehrenfels, Über Gestaltqualitäten/Về phẩm chất hình thái, Vierteljahrsschrift für wiss. Philosophie, 1890; Husserl, Philosophie der Arithmetik/Triết lý số học, 1891, đặc biệt toàn thể ch. XI [Die symbolisches Vielheitsvorstellungen]; Meinong, Beiträge zur Theorie der psychischen Analyse/Tham luận về lý luận phân tích tâm linh, Zeitschr. f. Psychologie u. Physiologie, d. Sinnesorgane, XI, 1893.
Ở §8, tr. 243 về khu biệt giữa nội dung "độc lập" và nội dung "phụ thuộc" và khu biệt giữa nội dung "tách ra" về mặt trực quan và nội dung "kết lại" về mặt trực quan, Husserl lại dẫn ch. XI trong Triết lý số học qua những ví dụ như einer Allee Bäume/một lối đi có hàng cây, einem Schwarm Vögel/ một đàn chim, einer Kette Hühner/một bầy gà để nói về thời khoảng của hình trạng/die figuralen Momente không gian, bên những thời khoảng khác hình thành một đơn vị/thống nhất, xây dựng một kết hợp nội tại của phức số hiển trước tự đặt như đơn vị thống nhất.Trong Nghiên cứu luận lý học § 22, tr. 281 dẫn lại những thời khoảng hình trạng trong Triết lý số học ghi nhận cũng như mọi nội dung trừu tượng, những thời khoảng đơn vị sắp theo chủng, loại.
[99] Husserl, Sdt, Bd II/2Vorwort: ... habe ich in den mir besonders werten zweiten Abschnitt über "Sinnlichkeit und Verstand" vielfach mit bessernden Textgestaltungen eingegriffen. Ich bin noch immer überzeugt, daß as Kapitel über "sinnliche und kategoriale Anschauung" in Verbindung mit den vorbereitenden Ausführungen der vorangegangenen Kapitel, einer phänomenologischen Aufklärung der logischen Evidenz (und damit eo ipso auch ihrer Parallelen in der axiologischen und praktischen Sphäre) den Weg freigemacht hat.
[100] Husserl, Sdt, 2. Abschnitt, 6. Kapitel, § 51 Kollektiva und Disjunktiva: [Wir fassen jetzt als weitere Beispiele] zwei synthetische Formen ins Auge, die, nicht selbst Sachverhalte, im Zusammenhange von Sachverhalten eine große Rolle spielen: die Kollektiva und Disjunktiva. Die Akte, in welchen sie sich als Gegebenheiten konstituieren, sind es, welche den Bedeutungen der Konjunktionen und und oder die erfüllende Anschauun bieten.
... [Ich] kann A malen und B malen, kann beide auch im selben Bildraume malen; aber das beide, das A und B kann [ich] nicht malen. Hier gibt es nur die eine und jederzeit offenstehende Möglichkeit, daß wir auf Grund der beiden einzelnen Anschauungsakte den neuen Akt des Konjungierens (Kolligierens) vollziehen und hierdurch das Zusammen der Objekte A und B meinen. In ihm konstituiert sich in der Sachlage, die wir eben als Beispiel vor Augen hatten, die bildliche Vorstellung des A und B, während dieser Inbegriff in der Weise der Wahrnehmung "selbst" gegeben ist und nur gegeben sein kann in einem eben solchen, bloß konform modifizierten Akte, der aber in den Wahrnehmungen von A und B fundiert ist.
... Auch davor muß man sich hüten, die schlichten Wahrnehmungen von sinnlich-einheitlichen Mengen, Reihen Schwärmen u. dgl. mit den konjunktiven Wahrnehmungen zu verwechseln, in welchen sich allein das Vielheitsbewußtsein selbst und eigentlich konstituiert. Ich [Husserl] habe in meiner Philosophie der Arithmetik nachzuweisen versucht, wie die sinnlichen Einheitscharaktere (die ich dort [Logische Untersuchungen] figurale oder quasi-qualitative Momente der sinnlichen Anschauungen nannte) als sinnliche Mehrheitszeichen dienen; das heißt als sinnliche Anhaltspunkte für das (durch sie signitiv vermittelte) Erkennen der Mehrheit als solcher und als Mehrheit der betreffenden Art.
[101] Husserl, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie,1.Bd, Allgemeine Einführung in die reine Phänomenologie, S. 136 n.1: Die hier eingeführten Begriffe dienten mir schon zu Anfang der 90er Jahre (in den als Fortsetzung meiner "Philosophie der Arithmetik" gedachten "Untersuchungen zur Theorie der formal-mathematischen Diszipline"), und zwar hauptsächlich zu dem Zwecke, für das Problem des Imaginären eine prinzipielle Lösung zu finden.
[102] Husserl, Sdt, tr. 172: all die Erlebnisse, welche in den "Logischen Untersuchungen" als "primäre Inhalte"bezeichnet waren*
* n. 1: Logische Untersuchungen, II, 6. Unters. § 58. 652:der Begriff des primäre Inhalts findet sich übrigens schon in meiner "Philosophie der Arithmetik"" 891, S. 2 u.ö.
[103] Huserl, Formale und transzendentale Logik, 1929 ; bản dịch tiếng Anh của Dorion Cairns
§24: "Aristotelian analytics was established as apophantic and therefore had, as the fundamental concept of its themes, as the fundamental concept delimiting its province, the concept of the apophansis: the predicative sentence...correlatively, the predicative judgment."
"The methodically perfect development of this analytics... necessarily leads to a formal apophantic "mathematics": Once anyone has become acquainted with deductive technique, as practised in modern mathematics and mathematical analysis generally, he must see forthwith... that proposition-forms can be treated in the very same manner and that one can "calculate" with them, just as one can with numbers, quantities".
"We have non-apophantic mathematics, the traditional formal "analysis" of mathematicians: the mathematics of sets, of combinations and permutations, of cardinal numbers, of ordinal numbers belonging to various levels, of multiplicities with their well-known forms... In this province predicative propositions, "judgments" in traditional logic's sense of the word, manifestly are not present at all as thematic fundamental concepts."
Sdt, phần I, chương 2 Formal apophantics, formal mathematics, § 27 The introduction of the idea of formal ontology in the Logische Untersuchungen, a. The first constitutional investigations of categorial objectivities, in the Philosophie der Arithmetik: "I [Husserl] had already acquired the definite direction of regard to the formal and a first understanding of its sense by my Philosophie der Arithmetik, which, in spite of its immaturity as a first book, presented an initial attempt to go back to the spontaneous activities of collecting and counting, in which collections ("sums","sets") and cardinal numbers are given in the manner charactiristic of something that is being generated originaliter, and thereby to gain clarity respecting the proper, the authentic, sense of the concepts fundamental to the theory of sets and the theory of cardinal numbers. It was therefore, in my later terminology, a phenemenologico-constitutional investigation.".
[104] Husserl, Philosophie der Arithmetik, I. T., Einleitung: "Die zusammengehörigen Begriffe von Einheit, Vielheit und Anzahl sind Fundamentalbegriffe der menschlichen Erkenntnis überhaupt".
[105] Husserl, Ding und Raum, Vorlesungen 1907, Hrsg. von Ulrich Claesges, bản dịch tiếng Pháp của J.-F. Lavigne1989: Ainsi s'expose le monde à l'appréhension naturelle, de prime abord, avant la science. Et c'est à ce monde que se rapportent ensuite toutes les sciences empiriques.
[106] Husserl, Articles sur la logique (1890-1913) bản dịch tiếng Pháp của Jacques English, 1975; Philosophie der Arithmetik, Vorrede: [gedenke ich] im II. Band auch ene neue philosophische Theorie der Euclidischen Geometrie, deren Grundgegedanken mit den dort abzuhandelnden Fragen in nahem Zusammenhange stehen, zu entwickeln.
kỳ tới: chương II: Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2015