ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 123

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm

Như đã nói đến ở Tự ngôn, đặt lại vấn đề "duy tâm siêu nghiệm" trong tư tưởng Husserl là một thử thách trong nghiên cứu hiện tượng luận. Chủ nghĩa duy tâm ngự trị suốt thế kỷ 18 ở Đức với những hệ thống triết học của Kant, Fichte, Schelling và Hegel; ở Fichte thường được xem là duy tâm chủ quan, ở Schelling là duy tâm khách quan, và ở Hegel là duy tâm tuyệt đối. Tuy nhiên chính Kant lại gọi quan điểm của ông là duy tâm siêu nghiệm, hình thức và phê bình, đến Schelling viết Hệ thống duy tâm siêu nghiệm năm 1800 để xác định tư tưởng của ông, đôi lúc xem như duy tâm tuyệt đối, duy tâm mỹ học. Vậy chủ nghĩa "duy tâm siêu nghiệm" ở Husserl có điểm gì chung với những triết gia tiền bối này, vả lại sau năm 1831 khi Hegel chết, thường còn gọi là "thời sụp đổ của chủ nghĩa duy tâm".

Trong phần luận về ý thức thời ở trên, những khái niệm cơ bản của hiện tượng luận của Husserl hay có thể gọi là những chủ đề nền tảng của hiện tượng luận này là lý luận của nhận thức siêu nghiệm/transzendentale Erkenntnistheorie, như chỉ ra trong tiết § 40 của Những suy niệm kiểu Descartes để tương phản với lý luận nhận thức truyền thống, có thể kể như giảm trừ ý tượng/eidetische Reduktion với giảm trừ siêu nghiệm, cấu thành tuyệt đối, quan hệ liên chủ thể, thái độ hiện tượng luận tương phản với thái độ tự nhiên, ý thức thời và thời tính, trì động và phóng động trong tri giác hiện tượng luận, trực quan nguyên ủy, ý hướng tính hành động với ý hướng tính chức năng/fungierende Intentionalität .

Luận về thời, ý thức thời, thời tính trong hiện tượng luận siêu nghiệm (bởi hiện tượng luận là một lý luận siêu nghiệm của tri thức) eo ipso/do đó là chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, dầu trong một ý nghĩa mới về nền tảng và bản chất, như  Husserl xác định trong tiết § 41 sách dẫn trên. Ông viết tiếp : đó không phải là một chủ nghĩa duy tâm về tâm lý học, và chắc chắn nhất  không phải là một chủ nghĩa duy tâm  như chủ nghĩa duy tâm lý thiên về giác quan đề xướng, một chủ nghĩa duy tâm đề ra một thế giới chủ giác quan từ những dữ kiện chủ giác quan phi tri giác. Đó cũng không phải là một chủ nghĩa duy tâm của Kant, tin rằng có thể mở ra, ít nhất như thể một khái niệm giới hạn, khả năng của một thế giới sự vật trong chính chúng. Trái lại, ở đây chúng ta có một chủ nghĩa (l)ý tưởng [duy tâm]siêu nghiệm không gì hơn là một tự giải thích thực hiện có hiệu quả trong hình thái của một khoa học ngã luận có hệ thống, một giải thích cái bản ngã của tôi như chủ thể của mọi ngộ tính khả hữu, và quả thực với tôn trọng mọi cảm giác của cái gì hiện hữu, ở đó nó có thể có một ý nghĩa cho tôi,  bản ngã.[84]  

Người đọc Husserl đều nhận thấy từ Triết lý số học 1891 đến Nghiên cứu luận lý 1900/01 ông chưa nói đến chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, song những khái niệm cơ bản của hiện tượng luận Husserl ngay từ tập đầu của bộ Nghiên cứu luận lý đã hướng về một lý luận của ý thức từ ý hướng tính, bởi ý thức không thể xem như một thực tại thuần túy và đơn giản, mà từ ý nghĩa tư duy, ý thức là "ý thức nhằm về một cái gì đó"; phản ảnh về tư duy luận lý trong phân tích những ý hướng làm xuất hiện những hiển nhiên đầu tiên phát hiện ra những ý hướng này, xác định thế nào là hiện tượng luận. Quả thực từ ý hướng của tư tưởng luận lý dẫn đến hiện diện đặc thù của đối tượng lý tưởng và hình thái không thấy trong thiên nhiên, mà chỉ từ hiện tượng luận, vì chính nó với tính cách đi phân tích ý thức cấu thành, theo Husserl như một khoa học ý tượng. Những mối liên lạc từ khái niệm về ý hướng tính đến khái niệm về hiển nhiên xuất hiện trong lý luận về cái ngã siêu nghiệm nói đến trong bộ Ý niệm/Ideen khởi từ 1913, khởi sinh chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm hiện tượng luận :

Trong tiết § 86 Những vấn đề chức năng ở chương hai phần ba của Ý niệm I, Husserl luận về "những vấn đề chức năng, hay đúng ra là những vấn đề của "cấu thành những tính khách thể-ý thức" liên hệ tới con đường trong đó những tri hoạt, đối với Thiên nhiên, do hoạt náo vật chất và xen lẫn vào những liên tục và những tổng hợp đa-đơn vị mang lại ý thức của cái gì đó như thể đơn vị khách quan của khách thể tính có thể được xác định "bày tỏ","chứng thực" và "hợp lý" một cách hài hòa. Trong ý nghĩa này "chức năng" là một cái gì hoàn toàn duy nhất, xây dựng trong bản chất thuần túy của tri hoạt.

... Quan điểm chức năng là quan điểm trung tâm của hiện tượng luận; những nghiên cứu tỏa ra từ nó tương ứng gồm toàn khu vực hiện tượng luận, và rốt cuộc toàn những phân tích hiện tượng luận trong cách này hay cách khác tham dự vào hoạt động như những bộ phận cấu thành hay những giai đoạn mở đầu.     

. .. Trong sự sắp đặt "loại ra" mọi hạng siêu nghiệm ý tượng thuần tuý, hiện tượng luận đến từ  cơ sở đặc thù của ý thức thuần túy, thiết yếu tới toàn nhóm những vấn đề siêu nghiệm trong ý nghĩa đặc thù, và trên cơ sở này xứng đáng với cái tên hiện tượng luận siêu nghiệm."[85]

 

--------------------------------------------------

[84] Husserl, Cartesianische Meditationen, 4. Meditation.

§ 41. Die echte phänomenologische Selbstauslegung des "ego cogito" als "transzendentaler Seiendem, mit dem es fur mich, das Ego"/tự lý giải hiện tượng luận chân thực về "ego cogito/ngã suy tưởng" như thể "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" : [In dieser systematischen Konkretion durchgeführt] ist die Phänomenologie eo ipso transzendentaler Idealismus ... ; nicht in deins psychologischen Idealismus,nicht eines Idealismus, der aus sensuelen sensuellen Daten eine sinnvolle Welt ableiten will. Nicht ist es ein Kantianischer Idealismus, der mindestens als Grenzbegriff die Möglichkeit einer Welt von Dingen an sicht glaubt offen halten zu können - sondern ein Idealismus, der nichts welter ist als in Form systematisch egologischer Wissenschaft konsequent durchgeführte Selbstauslegung meines Ego als Subjektes jeder möglchen Erkenntnis, und zwar in Hinsicht auf jeden Sinn von Seiendem, mit dem es für mich, das Ego, eben soll Sinn haben können.

[85] Husserl, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie, Bd. I : Allegemeine Einführung in die reine Phänomenologie.

§ 86. Die funktionellen Probleme : [Doch die allergrößten Probleme] sind die funktionellen Probleme, bzw. die der "Konstitution der Bewußtseinsgegenständlichkeiten". Sie betreffen die Art, wie z.B. hinsichtlich der Natur, Noesen, das Stoffliche beseelend und sich zu mannigfaltig "einheitlichen Kontinuen und Synthesen verflechtend, Bewußtsein von Etwas so zustande bringen, daß objektive Einheit der Gegenständlichkeit sich darin einstimmig "bekunden", "ausweisen" und "vernünftig" bestimmen lassen kann.

"Funktion" in diesem Sinn ... ist etwas ganz Einzigartiges, im reinen Wesen der Noesen Gründendes.   

... Der Gesichtspunkt der Funktion ist der zentrale der Phänomenologie, die von ihm ausstrahlenden Untersuchungen umspannen so ziemlich die ganze phänomenologische Sphäre, und schließlich treten alle phänomenologischen Analysen irgendwie in ihren Dienst als Bestandstücke oder Unterstufen.

... In ihrer rein eidetischen, jederlei Transzendenzen "auschaltenden" Einstellung kommt die Phänomenologie auf ihrem eigenen Boden reinen Bewußtseins notwendig zu diesem ganzen Komplez der im spezifischen Sinne transzendentalen Probleme, und daher verdient sie den Namen transzendentaler Phänomenologie.            

    

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017