ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 128
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128,
Chương IV
Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận
Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm
James Richard Mensch trong tác phẩm Liên chủ thể và chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm xác định nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa chủ nghĩa lý tưởng của Husserl với liên chủ thể, bởi chủ nghĩa (l)ý tưởng ở tột cùng khám phá ra tính chủ thể tiên khởi từ phương pháp của giảm trừ hiện tượng luận làm cơ sở cho hành động nhận biết tha nhân từ khám phá cơ sở của quan hệ ta với tha nhân, Để làm sáng tỏ sự việc này, cần phải có một định nghĩa về chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm. Mensch nghĩ định nghĩa sơ khởi có thể mượn từ Roman Ingarden qua nhận xét "tranh biện giữa những nhà duy thực và duy tâm về hiện hữu của thế giới thực không phải là vấn đề do đâu thế giới thực, thế giới vật chất nói riêng, nói chung hiện hữu" mà đúng ra, tranh biện về "cách thái hiện hữu của thế giới và tương quan hiện hữu của nó là cái gì với những hành vi của ý thức trong đó những đối tượng thuộc thế giới được nhận thức".[104] Cách thái này đối với nhà duy thực có nghĩa là đối tượng của thế giới được xem là có những phẩm chất riêng và một bản chất có được từ những phẩm chất như vậy; như vậy nhận thức tùy thuộc vào hữu thể này. Đối với nhà duy tâm thì ngược lại, có nghĩa là hiện hữu của thế giới có sau, nghĩa là phụ thuộc vào ý thức. Cho nên Ingarden giải thích điều đó có nghĩa là "hiện hữu, chỉ đối với chủ thể ý thức và không có bản chất riêng của nó, không được xem là một hữu 'tự tại' có được với bản chất thực của nó". Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm như vậy là một học thuyết làm cho nhận thức có trước hữu thể. Phủ nhận hữu tự tại là phủ nhận hữu tự nó có một bản chất hay bản nhiên, mà ý thức phải xem chừng như thể phụ thuộc vào một thực thể hiện hữu độc lập.
Theo Mensch, điều đó không có nghĩa là nhà duy tâm quan niệm thực thể không có bản chất, không có những phẩm chất để phân biệt với những đối tượng khác. Để không có ngô nhận về vị thế của Husserl, cần phải có một đánh giá xác thực vấn đề nói trên. Cần phải phân biệt giữa đối tượng có một bản chất "tự nó" theo nghĩa hữu của bản chất này cố hữu - nghĩa là chỉ ra loại hữu của chính đối tượng - và đối tượng có bản chất "của chính nó". Tranh biện giữa nhà duy thực và nhà duy tâm thuộc về đối tượng có bản chất của chính nó. Theo Mensch, Husserl tin là ngay trong quan điểm của nhà duy tâm cũng vẫn chủ trương nhận thức một đối tượng như thể nó là "tự trong nó", Husserl chỉ không đồng ý với nhà duy thực về giải thích nhận thức này. Giữa việc nhận thức theo kiểu nhận thức phụ thuộc vào "chính" đối tượng hay theo kiểu đối tượng phụ thuộc vào nhận thức là quan điểm của Husserl. Học thuyết (l)ỷ tưởng siêu nghiệm bao gồm hai điều kiện : một là khái niệm về suy định/presumptiveness sự vật, nghĩa là suy định cả hiện hữu lẫn bản chất, hai là hữu phụ thuộc vào nhận thức, có nghĩa là hữu của một sự vật phụ thuộc vào nó được cho ý thức, cho nên trong Triết học đệ nhất/Erste Philosophie, Husserl xác định "hữu của thế giới... chỉ hiện hữu như thể thống nhất của toàn thể những hiển hiện tiếp tục có hiệu lực tự chính chúng".[105]
Khi luận về vấn đề liên chủ thể, Mensch dẫn Husserl trong Những suy niệm kiểu Descartes xác định "làm thế nào, trong thái độ giảm trừ, những bản ngã khác - bản ngã không phải là hiện tượng thường nghiệm, song như thể những bản ngã siêu nghiệm khác - có thể trở nên khả dĩ như hiện hữu và, như vậy có thể trở thành những chủ đề hợp lý như nhau của bản ngã luận thuộc hiện tượng luận" và nhận xét, về mặt hiện tượng luận điều đó có nghĩa là mô tả tặng dữ của tha nhân cho ta, song xét về mặt chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, không phải là mô tả mà là bản nhiên của chủ thể được mô tả. Cho nên, như trong lời dẫn Husserl trên, mức độ của hữu mà tha nhân "có thể trở thành khả dĩ như hiện hữu" thì triệt để khác hơn là hữu khách thể mà chủ nghĩa (l)ý tưởng phủ nhận tuyệt đối hóa nó. [106]
Mối quan hệ giữa tính khách thể của đối tượng qua tính cách liên chủ thể sẽ nói đến trong phần luận về liên chủ thể sau. Tuy nhiên khi đã nói đến nhận thức có giá trị về mặt khách quan hàm ngụ tha nhân, ắt khả hữu tính của nó cũng phải bao gồm khả hữu của tha nhân. Liệu khả hữu có được chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm xác định ? Đó là một mặt khác của vấn đề. Mensch cũng dẫn lý giải của Fink trong Bản thảo Suy niệm thứ 6 :
"Tư tưởng nền tảng, trung tâm của chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm là : Hữu, trên nguyên tắc, được cấu thành trong quá trình đời sống của tính chủ thể siêu nghiệm. Không hẳn là hữu với loại siêu việt của tặng dữ song cũng là hữu như thể tính nội tại - quả thực, toàn thế giới được xem như toàn bộ nội giới tính nội tại của đời sống kinh nghiệm và thế giới bên ngoài siêu việt - là một sản vật cấu thành thống nhất. Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm được đặc thị tốt hơn qua mô tả : "chủ nghĩa (l)ý tưởng cấu thành". Trong khi chủ nghĩa (l)ý tưởng về mặt thường nghiệm toan tính giải thích hữu bởi phương tiện của hữu, đề cương-thế giới hữu thể luận của chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm đưa ra lý giải hữu bởi phương tiện của cấu thành là 'trước hữu".[107]
Elisabeth Ströker trong Hiện tượng luận siêu nghiệm của Husserl xb.năm 1987 ở phần D Hiện tượng luận siêu nghiệm như thể triết học đệ nhất, mục 1 Chủ nghĩa (l)ý tưởng cấu thành của Husserl, tiết §2. Hiện tượng luận cấu thành và chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, như hiệp ý với lý giải nói trên, đã triển khai khái niệm "cấu thành" trong chủ nghĩa (l)ý tưởng cấu thành như sau:
"Đối với Husserl, triết học siêu nghiệm phổ cập và triệt để thiết yếu là hiện tượng luận siêu nghiệm. Bởi chỉ có hiện tượng luận siêu nghiệm với phương sách duy nhất, giảm trừ siêu nghiệm, mở ra một chân trời phổ cập thực sự của vấn đề. Chỉ có hiện tượng luận siêu nghiệm mới hứa hẹn, với thiết bị phương pháp học của phân tích cấu thành, căn bản thấu đáo nghiên cứu trở về những cơ sở cuối cùng của tri và hữu, những cơ sở mà người ta chỉ có thể vượt qua với giá chuyển biến trong vòng phản tư - những cơ sở tận cùng này là tuyệt đối.
... Husserl có quyền duy trì hiện tượng luận của ông eo ipso/do đó là một "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" và cùng với giảm trừ hiện tượng luận là con đường dẫn tới chủ nghĩa (l)ý tưởng này đã được lập thành. Do hiện tượng luận của ông, phân tích của ông nhằm để giải quyết vấn đề lịch sử về chủ nghĩa duy tâm hay can dự vào những tranh luận thông thường giữa duy tâm và duy thực. Chính trên cơ sở này, đúng ra đây là một khoa học độc lập tuyệt đối, quả thực là "khoa học độc lập tuyệt đối duy nhất". Do đó hiện tượng luận siêu nghiệm vẫn cảnh giác chống lại lối suy diễn hẹp hòi xem như thể chỉ là vấn đề tiếp diễn chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm trong một số những trường phái tư duy truyền thống. Tuy thế không bao giờ Husserl ngừng xác nhận việc ông thực hiện chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm là hiện tượng luận".[108]
Vì thế Ströker nhận xét triết học của Husserl, không như những ngộ nhận xem là một loại hiện tượng thuyết/Phänomenalismus, kiểu những trường phái duy tâm chẳng hạn như Berkeley quan niệm thế giới là một ảo tưởng chủ quan, vì Husserl không phủ nhận thế giới thực mà vẫn duy trì và lĩnh hội trong thực tại của nó; lĩnh hội này như đã chỉ ra trong Ideen III, là công việc nắm bắt được/in handanlegender Arbeit những đặc thù của nó. Bà cũng nhắc đến vị thế của Husserl, như Fink đề cập nói đến ở trên, đặc thị là chủ nghĩa (l)ý tưởng hiện tượng luận siêu nghiệm, về sau còn gọi là chủ nghĩa (l)ý tưởng cấu thành.
----------------------------------
[104] Ingarden, On the motives which led Husserl to transcendental Idealism/Về những động lực dẫn Husserl tới chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm (trong Phenomenology and Natural Existence, Essays in Honor of Martin Faber by Dale Riepe,1973, A. Hannibalson dịch từ tiếng Ba lan in trong Phanomenologica, số 64, 1975):
"The controversy between realists and idealists concerning the existence of the real world is not about the question of whether the real world, the material world in particular, exists in general". The controversy is rather "about the mode of the world's existence and what its existential relation is to the acts of consciousness in which objects belonging to the world are cognized".
[105] Mensch, Intersubjectivity and transcendental idealism, 1988 : We can note that it involves Husserl's notion of the presumptiveness of the thing, i.e. the presumptiveness of both its existence and essence.
... (We must add) a second condition. This is the doctrine of transcendent idealism that being depends upon knowing or ... (its position that) an object's being depends upon its being-given to consciousness. (At this point, we can assert with Husserl that) ""the being of the world ... exists only as the unity of the totality of appearance that continue to validate themselves" (dẫn Beilage XIII, Erste Philosophie, 1923/24 Zweiter Teil : Theorie der phänomenologische Reduktion của Husserl).
[106] Mensch, Sdt. :
A first definition of the problem of intersubjectivity is given by Husserl in the following words. It is "how, in the attitude of the reduction, other egos - egos not as merely worldly phenomena but as other transcendental egos - could become positable as existing and, thus, could become equally legitimate themes of a phenomenological egology" [Cartesianische Meditationen] ... Phenomenologically,this means a description of their givenness to me... [However, we enter the context of transcendental idealism] the problem is no longer one of mere description but rather of the nature of the subject being described... The level of being on which the Other "could become positable as existing" is, thus, one radically other than that of the objective being whose absolutization transcendental idealism denies.
[107] Fink, Ms. "Die Idee einer transcendentalen Methodenlehre - Ein Entwurf einer VI. Meditationen zur E. Husserls' Meditationens Cartesiennes' Aug. Oct., 1932, ed. Dr. Holl and Dr. Ebeling, Freiburg) [dẫn lại trong Mensch, Sdt. :]
"The central, fundamental thought of transcendental idealism is : Being is, in principle, constituted in the processus of the life of transcendental subjectivity. Not just the being with transcendence's type of givenness but also, just as much, being as immanence - indeed, the whole world taken as the ensemble of the immanent interiority of experiencing product. Transcendental idealism is best characterized through the descritption: "constitutive idealism". While worldly idealism attempts to explain being by means of being, the ontological world-thesis of transcendental idealism presents the interpretation of being by means of the constitution which is "before being".
[108] E, Ströker, Husserls transzendentale Phänomenologie, 1987 theo bản dịch tiếng Anh của Lee Hardy, 1993:)
"For Husserl, universal and radical trandcendental philosophy is necessary a transcendental phenomenology. For only transendental phenomenology discloses with its unique measure, the transcendental reduction, a truly universal horizon of questioning. Only transcendental phenomenology promises, with its methodological apparatus of contitutive analysis, the radicality of the inquiry back into the final grounds of knowing and being, grounds that one could go beyond only at the price of becoming involved in a reflective circle - [in this respect] are these final grounds absolute.
... Husserl could rignhtly maintain that his phenomenology is eo ipso a "transcendentalidealism" (Cartesian Meditations), and that with the phenomenological reduction the route to this idealism had already been establshed. For his phenomenology, in the final analysis, was to be nothing but "the first rigorously scientific form of idealism" (Erste Philosophie (1923/1924). Zweiter Teil : Theorie der Phänomenologischen Reduktion).
This is not contradicted by the fact that Husserl did not think his philosophy was destined to deal with the historical problem of idealism or to interfere with the usual negotiations between idealism and realism.. Grounded in itself, it was, rather, an absolutely independent science, indeed "the only absolutely independent science" (Ideen III: Die Phänomenologie und die fundamente der Wissenschaften). Transeendental phenomenology therefore had to remain on guard against a narrowing of its undertaking, as if it were merely a matter of continuing a transcendental idealism within certain traditional schools of thought. Nevertheless, at no point did Husserl refrain from claiming the converse : that he was carrying out transcendental idealism as phenomenology".
(c̣n tiếp)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017