ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 114

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

Quyển Ba/Ý niệm III với tiêu đề Hiện tượng luận và những nền tảng của các khoa học được viết bằng bút chì trên những trang bản thảo góp thành bộ Ý niệm I, II và III, khởi từ đầu tháng chín 1912 và chính Husserl xác định trong Dẫn nhập ở quyển Một :

"Trong quyển Ba và là quyển cuối giành cho Ý niệm về triết học, sẽ nêu ra nghiên cứu triết học nghiêm xác mà Ý niệm nhằm thực hiện ý niệm của tri thức tuyệt đối, bắt căn rễ từ hiện tượng luận thuần túy, và trong ý nghĩa chặt chẽ là nền tảng và trình bày có hệ thống nghiêm nhặt của triết học thứ nhất trong mọi triết học là giả định bất tuyệt cho bất kỳ siêu hình học và triết học nào khác - "nó có thể được coi như là khoa học".[39]

Chương một khởi từ nói đến sử dụng phương pháp hiện tượng luận-vận động/kinetisch nhằm phân hóa cơ bản giữa sự thể vật chất, thân thể hoạt động, linh hồn, chi phối mọi lĩnh hội thế giới. Cho nên có những vùng thực tại nói trên, những loại cơ bản tương ứng của thông giác, và những khoa học của tự nhiên.

Ở Phụ lục I đánh dấu giao chuyển từ quyển Hai sang quyển Ba, luận về cảm thấu/Einfühlung bao gồm thân thể hoạt động được lĩnh hội như tác nhân mang tâm linh và từ sự kiện này, không chỉ mang những cảm giác, mà còn mang "những hành động", những sinh động có ý hướng. Đó là lý do mà một chủ thể thuần túy như chủ thể của mỗi cogito đã lý giải dự phần của tác nhân nắm giữ lý giải. Khả hữu cơ bản của lĩnh hội cái ngã thuần túy như cái ngã thường nghiệm chỉ ra khu biệt thiết yếu giữa thái độ của những khoa học tự nhiên với thái độ của những khoa học tinh thần. Khu biệt thiết yếu này đã nói đến ở tiết § 34 trong Ideen II. Lấy một ví dụ : một thanh âm thuần túy tự chính nó có sự thống nhất trong kỳ gian của nó, trong liên tục thời gian của những giai đoạn của nó; nó là đồng nhất, hầu như bất biến trong phẩm tính của nó và biến đổi trong cường độ và âm sắc; bây giờ nếu tôi xem nó như thanh âm phát ra từ một cây đàn vĩ cầm, biến đổi khi ta làm những giây rung lên với nhiều sức lực, làm yếu đi khi ta làm những giây rung nhẹ đi, tự biến đổi lúc tới gần hay ra xa cây đàn, v.v... Sự thống nhất của thanh âm lĩnh hội tùy thuộc vào những hoàn cảnh "thực", chính nó là thực, thanh âm thực có những đặc tính thực trong những "trạng thái" biến đổi của nó. Đồng nhất của thanh âm tự tại và quy tại biến đổi nhờ tương quan với những hoàn cảnh thành một đồng nhất phụ thuộc và tự thực hiện. Điều này cũng  như với lược đồ và phức số lược đồ và tương tự với cái ngã thuần túy. Tuy nhiên, ở đây nổi bật khu biệt chủ yếu : Ngã thuần túy là một thống nhất hoàn toàn trong một ý nghĩa khác ý nghĩa thống nhất của một liên tục những giai đoạn khi thì biến đổi, khi thì bất biến trong những giai đoạn này. Cũng cần lưu ý là thống nhất cái ngã thuần túy của cogito/tôi nghĩ là một hiện thể thời gian hoàn toàn khác với cogito. Ngã thuần túy không có trương độ hay kỳ gian, là một theo cách bất phân chia và bất khả trương với cogito và đồng nhất trong mỗi ngã khác. Ngã thuần túy là chủ thể đồng nhất trong mọi hành động này, theo quá trình thực hiện giống như thống nhất thanh âm nói trên, cho nên ngã thuần túy cũng vào trong ý thức thể hiện với tư cách là linh hồn và chấp nhận tính cách thực thường nghiệm của trạng thái tinh thần. [40]

Trong §6 của Phụ lục I đề cập ý nghĩa của vấn đề cấu thành từ giả định hiện tượng luận và viễn quan hiển nhiên về cấu thành những cấp độ của kinh nghiệm. Vấn đề này thể hiện trong tiệm tiến, thiết yếu hoàn tất những miêu tả có hệ thống ở mọi cấp độ, đề ra những quan liên của bản chất, xem xét những khả hữu tiên thiên khác nhau là những khả hữu mở ngỏ trong khuôn khổ ngã thuần túy và ý thức thuần túy ở mọi hình thái nền tảng đề xây dựng những hình thái này, nhằm thỏa mãn ý niệm về một nhận thức "khách quan"[41].                 

Chương hai của quyển Ba luận về những tương giao giữa tâm lý học và hiện tượng luận, song tiết đầu tiên của chương này §5 lặp lại mối tương quan của hiện tượng luận với các khoa học, ở đó Husserl chỉ ra sự phụ thuộc của phương pháp đối với những lãnh vực đối tượng xác định bởi những vùng, những loại cao cấp của bản chất, hay có thể gọi là hữu thể luận vùng. Trong tiết §6 kế tiếp, ông nhận xét "phương pháp cũng được xác định trong mọi khoa học qua bản chất phổ cập của tính đối tượng/Objektität, cũng đương nhiên về mặt trực giác trong một hiện diện hóa toàn hảo của một tính đối tượng như vậy, trong một triển khai toàn hảo những ý hướng hàm súc trong lãnh hội của nó, và dĩ nhiên trong thái độ quay về bản chất, không định hướng về chính lĩnh hội, song về cái được cấu thành trong phẩm tính của đối tượng. Bản chất phổ cập có thể được triển khai bằng tư tưởng và triển khai của nó thiết yếu dẫn đến một hữu thể luận. Một phương pháp toàn hảo giả định khởi thảo có hệ thống của hữu thể luận, nghĩa là của lý luận bản chất nhờ vào phạm trù đối tượng liên hệ."[42]

Trong những tiết kế từ §7 đến §12 luận về tâm lý học thuần lý, ý nghĩa của miêu tả hiện tượng luận cho lãnh vực kinh nghiệm, nói về khác biệt của những tương giao giữa vật lý học và tâm lý học với những nền tảng hữu thể luận của hai khoa học này và đưa ra sáng tỏ mới về tương quan giữa tâm lý học thuần lý với hiện tương luận. Chính trong ý thức thuần túy cho cái ngã thuần túy  mà sự thể vật chất, thân thể hoạt động, linh hồn là những siêu việt được xác định  và cấu thành theo chủng loại của chúng và chỉ do giảm trừ  mà có thể đạt tới "tuyệt đối" biểu tượng thành phần tuyệt đối của tương giao/absolute Beziehungsglied cho mọi thực tại, mà hữu của nó là một hữu hoàn toàn tương đối. Ý thức tuyệt đối có tính tiên thiên tuyệt đối, trong tương quan với nó, mọi hữu là hậu thiên và tương quan này giữa tiên thiên và hậu thiên thuộc về khu vực những bản chất. 

Riêng trong §10 luận về quan hệ của hiện tượng luận với những bài viết của Bolzano, Lotze và Brentano là tranh biện phê phán của Husserl với những nhà tư tưởng đương đại với ông, [Xem Husserl vỡi triết học hiện đại, sắp xuất bản] mà lý chứng then chốt là họ không nhận ra những chủ điểm lý tưởng của trực quan bản chất như hiện tượng luận của Husserl.

Chương ba nói đến quan hệ giữa hiện tượng luận và hữu thể luận trên cơ sở hiện tượng luận siêu nghiệm. Luận cứ chính ở đây dẫn người đọc tới vị thế của ý thức, nguyên lý của những nguyên lý, ý nghĩa của những nghiệm đoán hữu thể luận cho hiện tượng luận. Không phải trực quan hữu thể luận là lý chứng tột cùng, mà là trực quan hiện tượng luận.

Chương bốn của Ideen III này nhằm minh giải phương pháp hiện tượng luận trong một chiều hướng xác định, bởi rốt cuộc, khoa học triệt để rốt ráo tính nghiêm xác vẫn là yêu cầu tiến tới phương pháp minh giải/Klärung.                                                                           

----------------------------------

[39] Husserl, Ideen I, Einleitung : Ein drittes und abschließendes Buch ist der Idee der Philosophie gewidmet. Es wird die Einsicht erweckt werden, daß echte Philosophie, deren Idee es ist, die Idee absouuter Erkenntnis zu verwirklichen, in der reinen Phänomenologie wurzelt, und dies in so ernstem Sinne, daß die systematisch strenge Begründung und Ausführung dieser ersten aller Philosophien die unabläßliche Vorbedingung ist für jede Metaphysik und sonstige Philosophie - "die als Wissenschaft wird auftreten können".              

[40] Husserl, Ideen III [tham chiếu bản dịch sang tiếng Pháp : Idées directrices pour une phénoménologie et une philosophie phénoménologique pures, Livre troisième : La phénoménologie et les fondements des sciences của Dorian Tiffeneau, 1993], Appendice I. Transition du second livre au troisième : Dans "l'empathie" ou "la saisie interprétative" il est compris comme corps animé, tout d'abord simplement comme porteur de psychique et de ce fait, non simplement comme porteur de sensations, mais aussi porteur d' "actes", de vécus intentionnels. C'est la raison pour laquelle un sujet pur en tant que sujet de chaque cogito interprété fait partie de la teneur de la saisie interprétative...

§ 3. Première indication de la nécessaire distinction entre l'attitude des sciences de la nature et l'attitude des sciences de l'esprit : La possibilité essentielle d'appéhender le moi pur comme moi empirique ... sera peut-être clarifiée à l'aide d'un exemple analogique. Un son, considéré purement en lui-même, possède une unité dans sa durée, dans la continuité temporelle de ses phases; il est l'identique, approximativement inchangé dans sa qualité et variable dans son intensité et son timbre sonore. . A présent, je le conçois comme le son tiré d'un violon, se modifiant quand on fait vibrer les cordes avec plus de force, s'affaiblissant quand on les fait vibrer plus doucement, qui se modifie selon qu'on se rapproche ou s'éloigne du violon, suivant que la sourdine est mise ou enlevée, etc. Or, l'unité du son est appréhendée dans la dépendance de circonstances "réelles", elle est elle-même un réel, un son réel qui possède ses propriétés réelles s'annonçant dans ses "états" changeants. L'identique du son en soi et pour soi se transforme grâce à la relation aux circonstances en un identique dépendant et se réalise. Il en est tout à fait de même avec le schème et la multiplicité schématique et analogiquement aussi avec le moi pur. Mais, évidemment, la différence essentielle en ce cas ressort nettement. Le moi pur est une unité en un sens totalement différent de celui de l'unité d'une continuité de phases qui dans ces phases peut tantôt varier, tantôt rester invariable... De plus, l'unité du moi pur du cogito est un étant temporel d'une manière entièrement différente du cogito. A vrai dire, le moi pur n'a ni extension ni durée, le moi pur est un de manière indivisible et inextensible pour le cogito et identique en chacun des autres. Mais en tant que sujet identique de tous ces actes-ci, il subit pourtant le processus de  réalisation de façon semblable à l'unité du son et entre à sa manière dans ce qui est réalisé. C'est ainsi que le moi pur s'introduit également dans la conscience réalisée en tant qu'âme et adopte le caractère réel empirique de l'état de l'âme.

[41] Husserl, Sdt. Appendice I, § 6 : Signification du problème de la constitution. [De tels problèmes] présupposent évidemment une phénoménologie et une vision évidente de la constitution des degrés inférieurs de l'expérience... Le problème de la constitution à accomplir en général dans sa gradation, la nécessité d'accomplir les descriptions systématiques qui en relèvent à tous les degrés, de mettre en évidence les connexions d'essence, de prendre en considération les différentes possibilités aprioriques qui sont des possibilités ouvertes, dans le cadre de ce qui est fixe - c'est-à-dire du moi pur et de la conscience pure avec toutes ses formes fondamentales -; et ensuite de construire celles-ci, de manière à satisfaire à l'idée d'une connaissance "objective".

[42] Husserl, Sdt. Livre III, Ch. II: Les relations entre psychologie et phénoménologie. §6: Le fondement ontologique des sciences empiriques : La méthode est également déterminée dans toutes les sciences par l'essence universelle de l'objectité*, qui est mise en évidence intuitivement dans une présentification parfaite d'une telle objectité , donc dans un parfait déploiement des intentions impliquées dans son appréhension et naturellement dans l'attitude tournée vers l'essence, dirigée non vers l'appréhension elle-même, mais vers ce qui se constitue en qualité d'objet. L'essence universelle, quant à elle, peut être déployée par la pensée et son déploiement conduit  nécessairement à une ontologie. Une méthode parfaite présuppose l'élaboration systématique de l'ontologie, c'est-à-dire de la théorie de l'essence qui se rapporte à la catégorie d'objet concernée.

Bị chú : * Objektität/tính đối tượng : từ này xuất hiện trong Ideen II ở §51 : "Qua kinh nghiệm hàm súc của hiện thể tha nhân, chúng ta hiểu họ, không cần làm gì khác, như chủ thể cá nhân và do đó liên quan đến tính đối tượng/khách thể cũng như liên hệ : với đất và trời, với đồng bằng và rừng/In der komprehensiven Erfahrung vom Dasein des Anderen verstehen wir ihn also weiteres als personales Subjekt und dabei auf Objektitäten bezogen, auf die auch wir bezogen sind : auf Erde und Himmel, auf Feld und Wald"; ở những đoạn khác cũng trong §51 :"đối với mỗi cá thể con người, cũng cấu thành một thế giới bao dung với một chân trời mở rộng bao gồm tính đối tượng có thể tự hiện diện trong quan liên với quá trình cấu thành tích động của chúng với những đối tượng chung quanh  (sự vật, đối tượng có giá trị v.v...)/Für jedes persönliche Individuum konstituiert sich aber eine Umwelt mit offenem Horizont, die Objektitäten umspannend, die im Zusammenhang mit dem Gange seiner aktuellen Konstituierung von umweltlichen Objekten (Dingen, Wertobjekten etc.)"; "bây giờ thích đáng thống nhất lại  mọi tính đối tượng xã hội để thông giao với nhau/Jetzt gilt es aber, in eins zusammenzunehmen alle sozialen Objektitäten , die miteinander in Kommunikation sind".      

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017