ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 4

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 ,

 

Chương I

Khởi sinh từ triết lý toán học

 

 

 

Trong lời nói đầu, Husserl phác thảo chương tŕnh gồm 2 tập, song trên thực tế,  chỉ có tập đầu/Erster Band xuất bản năm 1891. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông chưa thực hiện, v́ như lời nói đầu dẫn trên, ông cho hay phần lớn quan niệm đă hoàn tất để cho in trong năm sau. Tôi sẽ trở lại vấn đề này.

 

Khi  xác định luận về triết lư số học, Husserl xác định nghiên cứu về mặt tâm lư học và luận lư học, xem như những cơ sở khoa học. Tâm lư học và luận lư học là hai khoa học đầy quyền năng trong thời đại này. Brentano (1838-1917) và Carl Stumpf (1848-1936) có ảnh hưởng lớn với Husserl: ngay ở Triết lý toán học, ông đã đề tặng và tri ân Brentano. Những khái niệm như hướng tính, tri giác nội tại, ý thức thời gian là những hiện tượng cơ bản trong khoa tâm lý học miêu tả của Brentano có thể nói đã sửa soạn nền tảng cho hiện tượng luận của Husserl. Tập một đầu bộ Nghiên cứu luận lý, Husserl cũng đã đề tặng Carl Stumpf, người học trò đầu tiên nổi tiếng của Brentano và là người đã đưa phương pháp hiện tượng luận vào tâm lý học. Stumpf đã dùng từ "chủ nghĩa duy tâm lý/psychologismus" trước Husserl, khi phê phán xu hướng cực đoan của những người giản lược mọi vấn đề triết lý và tri thức vảo vấn đề tâm lý, song mặt khác ông cũng phê phán những người nhân danh khuynh hướng phê bình/Kritizismus muốn loại bỏ mọi cư sở tâm lý khỏi triết học. Trong bài giảng khai khoá ở đại học Berlin năm 1894, ông xác định "xem xét những vấn đề có tầm quan trọng nền tảng, phải bắt đầu với những chất liệu cụ thể từ những trường hiện tượng đặc thù". Quan niệm hiện tượng luận cùa Stumpf nhằm vào những hiện tượng mà ông phân biệt sơ cấp là những nội dung kinh nghiệm trực tiếp do các giác quan đem lại (Sinnerscheinungen)  và thứ cấp là những ảnh tượng của những hiện tượng này trong ký ức..

 

Khái niệm số qua những phân tích tâm lý học

Cũng như Gottlob Frege (1848-1925), người viết Những cơ sở số học/Die Grundlagen der Arithmetik 1884,  xác định số là đối tượng sơ cấp của số học, Husserl trong luận án giáo nghiệp coi khái niệm số là cơ sở duy nhât của số học sơ cấp.        

Trong phần Dẫn nhập, khi giáo đầu nói đến việc phân tích những khái niệm làm nền tảng cho toán họ, những chân lý cơ sở để xây dựng toán học và những phương pháp được đánh giá trong mọi thời như thể mô hình kiểu mẫu của một diễn dịch chính xác khoa học, không chỉ độc quyền về phía những nhà toán học, mà còn nhiều hơn ở phía những nhà siêu hình học và luận lý học. Cho nên giữa vô số những vấn đề liên quan tới điều đó, theo lợi ích đặc thù thúc đẩy, chọn lựa  đối tượng cho một nghiên cứu chuyên biệt. Husserl nhận xét: Lược qua lịch sử triết học cho thấy những quan niệm liên quan đến tính lý luận của toán học có một ảnh hưởng chủ yếu và thường quyết định cho việc hình thành những thế giứi quan triết học.Trong xung đột đối lập giữa những thế giới quan với nhau, những định hướng triết lý khu biệt nhất  thường tin là phải kêu gọi tới toán học làm chứng, dầu là những nhà duy lý hay duy nghiệm, những nhà duy hiện tượng hay duy thực, mà ngay cả những nhà hoài nghi cũng không ngại chiến trường này. Đặc biệt từ thời Kant, nhữngvấn nạn tranh biện về triết lý toán học càng ngày càng đưa lên hàng đầu, và với chính Kant, những nghiên cứu về bản nhiên những nhận thức toán học cấu tạo những cơ sở cho nhận thức luận của ông.[8]  

 

-------------------------

[8] Husserl, Über den Begriff der Zahl, Psychologische Analysen 1887/Về khái niệm số, Những phân tích tâm lý học : Un coup d'œil rapide sur l'histoire d la philosophie montre que les conceptions relatives au caractère théorique des mathématiques ont eu une influence essentielle et souvent déterminante  sur la conformation d'importantes visions philosophiques du monde. Dans le conflit qui les opposait les unes aux autres, les orientations philosophiques les plus différentes ont cru pouvoir faire appel au témoignage des mathématiques, les rationalistes aussi bien que les empiristes, les phénoménalistes aussi bien que les réalistes, et les sceptiques eux-mêmes n'ont pas redouté ce champ de bataille. En particulier depuis Kant

le questions controversées de philosophie mathématique sont de plus en plus passées au premier plan. Pour Kant lui-même, ce sont des recherches sur la nature des connaissances mathématiques qui constituent les fondementsa de sa théorie de la connaissance.

 

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014