ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 32

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 ,

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Trong những phần luận trên về nguyên ủy hình học, khởi sinh của ý nghĩa lý tưởng  trong phạm vi ngôn ngữ, Husserl đã đề cập hoạt động luận lý đặc biệt liên hệ tới ngôn ngữ. Quả thật, luận lý đặc biệt nhằm vào tính khách quan lý tưởng khi nói đến những đề án và những phán đoán. Cho nên ông xác định lãnh vực luận lý được miêu tả phổ cập, cũng như khu vực hữu thể liên hệ của luận lý trong phạm vi nó là lý luận hình thức của đề án nói chung; chính nhờ vào hoạt động này, những hoạt động mở rộng hơn cũng khả hữu, những hình thành (Bildungen) của những phán đoán mới trên nền tảng của những phán đoán đã có giá trị với chúng ta. Đó cũng là tính đặc thù của tư tưởng luận lý và những hiển nhiên thuần luận lý.

Đó là những mệnh đề ngữ học ở trong thể thụ động  mà chúng ta chỉ việc nhận. Song cũng xét đến về vấn đề này đối với những mệnh đề cho ý thức như thể những hoán vị tái sinh một ý nghĩa nguyên ủy, do một hoạt động nguyên ủy có hiệu lực sinh ra, và chúng dội trở lại chính chúng về một khởi sinh như vậy. Trong khu vực hiển nhiên luận lý, diễn dịch, quy kết dưới dạng hậu kết giữ một vai trò chủ yếu, bất biến.

Mặt khác, cũng phải xét đến những hoạt động xây dựng khai triển với những tính lý tưởng hình học, "đã giải minh" lại không có hiển nhiên nguyên ủy. Husserl nhận xét ở đây, hiển nhiên nguyên ủy không thể trao đổi với hiển nhiên của những "công lý"[trong toán học], vì những công lý về nguyên tắc đã là kết quả của một hình thành ý nghĩa (Sinnbildung) nguyên ủy và luôn luôn có hình thành này đằng sau chúng.

Husserl đưa ra ở đây định luật cơ bản cho một hiển nhiên phổ quát vô điều kiện như sau: nếu những tiền đề phải được phục hoạt thực sự cho đến hiển nhiên nguyên ủy nhất đối với những hậu kết hiển nhiên cũng vậy. Do đó khởi từ những hiển nhiên tối sơ, tính công chính nguyên ủy phải truyền đạt qua dây liên hệ những hậu kết luận lý vẫn còn dài. Tuy nhiên nếu chỉ nghĩ đến tính hữu hạn hiển nhiên của khả năng, về cá nhân cũng như cộng đồng, thực sự chuyển hoán những dây liên hệ luận lý từng thế kỷ thành những dây liên hệ hiển nhiên nguyên ủy thực công chính trong sự thống nhất của một thành tựu, lúc đó sẽ thấy định luật ẩn dấu trong nó một lý tưởng hóa: đó là giải phóng khỏi những hạn chế của nó, cũng có nghĩa là vô hạn hóa khả năng của chúng ta.[28]

Những miêu tả dẫn trên về những hiển nhiên bản chất thuần lý và phổ quát, theo Husserl, soi sáng toàn biến dịch phương pháp cùa những khoa học "diễn dịch" và phương thế hữu cơ bản của những khoa học này. Những khoa học này không phải là một di sản có sẵn dưới hình thức của những đề án chỉ định, mà thuộc loại hình thành ý nghĩa (Sinnbildung) sinh động, tiến triển sinh sản, một cách vô hạn, sắp đặt cái được chỉ định, kết tầng của một sản xuất trước đó, tạo thành một khai thác luận lý. Song khai thác luận lý này, khởi từ những đề án đến những chì thị ý nghĩa kết tầng, chỉ tạo ra những đề án cùng tính cách. Cho nên những đắc thủ mới biểu hiện một chân lý hình học hữu hiệu, chắc chắn tiên thiên, với điều kiện những cơ sở của  tổ chức diễn dịch được sản xuất ra một cách hữu hiệu, được khách thể hóa trong hiển nhiên nguyên ủy và do đó được cấu thành trong đắc thủ khả dĩ phổ cập. Có thể nói, tạo ra một liên tục từ người này tới người kia, từ thời đại này qua thời đại khác phải thật thực tiễn. Rõ ràng là phương pháp sản xuất những tính lý tưởng nguyên ủy khởi sự từ những dữ kiện tiền-khoa học của thế giới văn hóa phải được ghi nhận và ấn định thành những đề án bền vững trước khi có hiện hữu của hình học; kế nữa là rõ ràng khả năng tạo những đề án này từ chỗ lĩnh hội ngữ học còn mơ hồ sang đến chỗ sáng sủa của phục hoạt ý nghĩa hiển nhiên của chúng, khả năng này đã được truyền đạt và thường xuyên truyền đạt được trong cách thế riêng của nó.[29]

Trong tiến trình miêu tả trên, có nghĩa là chỉ khi nào thỏa mãn điều kiện này, hay vẫn đáp ứng hoàn thành nó trong tương lai, Husserl xác định, "khoa hình học mới có thể trong quá trình những hình thành luận lý, với tư cách  một khoa học diễn dịch, bảo trì được ý nghĩa nguyên ủy đích thực của nó".[30]

Nói một cách khác, chỉ khi nào mỗi nhà hình học có khả năng mang lại cho hiển nhiên gián tiếp những gì mỗi đề án đem lại trong chính nó, không chỉ đơn giản như thể ý nghĩa đề án kết tầng (luận lý), mà phải với tính cách như thể ý nghỉa hữu hiệu của nó, ý nghĩa của chân lý. Điều này áp dụng cho toàn thể hình học.

Tuy nhiên, Husserl cũng chỉ ra cái bất khả của hình học, là diễn dịch trong tiến trình của nó đi theo hiển nhiên luận lý hình thức, song không có khả năng thi hành một cách hữu hiệu phục hoạt những hoạt động nguyên ủy bao hàm trong những khái niệm thiết lập, cũng như không có Thực chất (Cái gì) và Phương pháp (Làm sao) trong những tư liệu tiền khoa học, hình học chỉ là một truyền thống trở nên khòng có ý nghĩa, nên tuyệt đối không khả hữu, trong trường hợp mà khả năng này chúng ta không thể có, để biết được liệu hình học có hay không bao giờ có một ý nghĩa đích thực và vãn hồi được một cách hữu hiệu. Khốn thay, tình trạng này cũng như ở mọi thời hiện đại là như thế.[31]

"Điều kiện" xác định ở trên không bao giờ hoàn tất. Husserl tự hỏi, làm thế nào truyền thống sinh động của hình thành ý nghĩa (Sinnbildung) những khái niệm sơ đẳng được hoàn tất một cách hữu hiệu như thường thấy trong giáo dục hình học ở bậc sơ đẳng hay trong những sách giáo khoa. Chúng ta thực sự chỉ biết điều động những khái niệm và những đề án có sẵn, ở bên trong một phương pháp luận chính xác. Minh họa khả giác những khái niệm bằng những hình vẽ thay thế cho việc tạo ra hữu hiệu những tính lý tưởng tiền lập. Kết quả không phải của hiển nhiên thuần lý hữu hiệu ra bên ngoài hiển nhiên thực sự của phương pháp luận lý, mà chỉ là kết quả thực tiễn của khoa hình học ứng dụng, ích lợi thực tiễn phi thường dầu chính nó không nhận ra chân giá trị. Thêm vào đó, như thấy trong việc khảo sát những khoa toán học lịch sử, những nguy cơ của một đời sống khoa học hoàn toàn chuyên chú vào những hoạt động luận lý; những nguy cơ này tồn tại trong một số những hoán chuyển tích lũy của ý nghĩa, kéo theo một loại khoa học tính như thế; ý muốn nói là những hoán chuyển này tất nhiên có lợi cho phương pháp luận lý, song lại xa rời nguồn gốc, tạo cho vấn đề đi tìm nguyên ủy cũng như ý nghĩa hiện hữu và ý nghĩa chân lý đích thực của mọi khoa học trở nên vô cảm.

-----------------------------

[28] Husserl, Sdt: Nous nous en tenons là aux propositions linguistiques qui viennent à nous dans la passivité et que nous ne faisons que recevoir. Il faut aussi considérer à ce sujet que les propositions se donnent elles-mêmes à la conscience comme des conversions reproductives d'un sens originaire, produit par une activité originaire effective, et qu'elles renvoient donc en elles-mêmes à une telle genèse. Dans la sphère de l'évidence logique, la déduction, l'inférence, sous la forme de la conséquence, jouent un rôle constant, un rôle essentiel. D'autre part, il faut prendre aussi en considération les activités constructives opérant avec des idéalités gẹométriques qui, "élucidées", n'ont toutefois pas ẹté portées à l'évidence originaire. (L'évidence originaire ne peut pas être interchangée avec l'évidence des "axiomes"; car les axiomes sont principiellement déjà les résultats d'une formation de sens originaire et ont cette formation elle-même toujours déjà derrière eux.)

...

Ici la loi fondamentale suivante vaut dans une évidence inconditionnellement universelle: si les prémisses doivent être effectivement réactivées jusqu'à l'évidence la plus originaire, il en va de même pour leurs conséquences évidentes. Il s'ensuit manifestement que, depuis les archi-évidences, l'authentivcité d'origine doit se propager à travers la chaîne encore si longue des inférences logiques. Cependant si nous songeons à l'évidente finitude du pouvoir, tant individuel que communautaire, de convertir effectivement les chaînes d'évidence authentiquement originaires dans l'unité d'un accomplissement, nous remarquons alors que la loi cache en elle une idéalisation: à savoir la libération hors de ses limites et, d'une certaine façon, l'infinitisation de notre pouvoir.

[29] Husserl, Sdt: Ce sont donc là les évidences d'essence rationnelles et universelles qui éclairent tout le devenir méthodique des sciences "déductives" et par là, le mode d'être qui leur est essentiel.

Ces sciences ne sont pas un héritage tout prêt sous la forme de propositions consignées, mais en l'espèce d'une formation de sens vivante, progressant de façon productive, qui, indéfiniment, dispose de ce qui est consigné, sédiment d'une production antérieure, en en faisant une exploitation logique. Mais l'exploitation logique ne crée, à partir de propositions aux significations  sédimentées, que d'autres propositions de même caractère. Que tous les nouveaux acquis expriment une vérité géométrique effective, cela est certain a priori, à la condition que les fondements de l'édifice déductif aient été effectivement produits, objectivés dans l'évidence originaire et par conséquent constitués en acquis universellement accessible. Une continuité de personne à personne, d'époque à époque, doit avoir été praticable. Il est clair que la méthode de production des idéalités originaires à partir des données pré-scientifiques du monde de la culture doit avoir été notée et fixée en propositions stables avant l'existence de la géométrie; il est clair qu'ensuite le pouvoir de faire passer ces propositions de leur vague compréhension linguistique dans la clarté de la réactivation de leur sens évident, ce pouvoir a dû être transmis et constamment transmissible dans son mode propre.

[30] Husserl, Sdt: la géométrie a pu, dans le progrès des formations logiques, préserver en tant que science déductive son sens d'origine authentique.

[31] Husserl, Sdt: La déduction suit dans son progrès l'évidence logique-formelle; mais sans le pouvoir effectivement exercé de la réactivation des activités originaires enfermées dans les concepts fondateurs, donc aussi sans le Quoi et le Comment de leurs matériaux préscientifiques, la géométrie serait une tradition devenue vide de sens, dont il nous serait absolument impossible, au cas où ce pouvoir viendrait à nous manquer, de savoir si elle a ou à jamais eu un sens authentique et effectivement récupérable.

Mais c'est, hélas, notre situation et celle de tous les temps modernes.

 

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015