ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 42

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42 ,    

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

 

Ở chương đầu tiên, Derrida chỉ ra Husserl khởi đầu từ cáo giác sự lẫn lộn khái niệm biểu hiện (mà người ta thường sai lầm cho là đồng nghĩa  của ký hiệu nói chung) với khái niệm chỉ thị, bởi chỉ thị là một ký hiệu, như biểu hiện, song khác ở chỗ, chỉ thị không chỉ thị ý nghĩa (Bedeutung hay Sinn), nghĩa là bedeutungslos, sinnlos. Cho nên từ Những nghiên cứu luận lý đến Nguyên ủy hình học, khi khẳng định "Bedeutung luận lý là một biểu hiện", điều đó có nghĩa là chỉ có chân lý luận lý trong một phát biểu, khi nhất định tham dự vào một vấn đề về biểu hiện ngữ học như thể khả năng chân lý, mà không tiền giả định sự thống nhất bản chất của ký hiệu, Husserl có thể tỏ ra muốn đảo lộn ý nghĩa của vận động truyền thống và tôn trọng trong hoạt động của chỉ thị ý nghĩa, tuy không có chân lý tự tại, song xác định chuyển động và khái niệm chân lý. Quả thực, trong suốt chặng đường dẫn đến Nguyên ủy hình học, Husserl thừa nhận một sự chú ý gia tăng tới việc sản sinh ra chân lý hay lý tưởng hơn là ghi nhận  nó trong chỉ thị ý nghĩa, trong ngôn ngữ và trong việc đăng ký vào khách thể tính lý tưởng.[67]

Trong chương VI của Tiếng nói và hiện tượng, Derrida nhận xét từ Những nghiên cứu luận lý đến Nguyên ủy hình học, vấn đề Husserl đề cập là làm thế nào hiểu sự giảm trừ ngôn ngữ khi không ngừng coi chỉ có chân lý khoa học, nghĩa là về những khách thể tuyệt đối lý tưởng, chỉ có trong những "phát biểu" không những chỉ ở trong ngôn ngữ nói mà cả ghi chép cũng cần thiết cho cấu thành những đối tượng lý tưởng, nghĩa là những đối tượng có thể chuyển tiếp và lặp lại cũng vẫn là những đối tượng như thế. Để hiểu điều đó, trước hết phải nhận thức vận động, từ khởi sự dẫn đến Nguyên ủy hình học khẳng định giới hạn sâu sắc của ngôn ngữ vào một tầng thứ cấp của kinh nghiệm và chủ ngữ âm truyền thống của siêu hình học.

Cho nên, nếu như văn tự hoàn thành cấu tạo ra những đối tượng lý tưởng, văn tự đó là loại văn tự ngữ âm, xác định, ghi chú, hiện thân cho một lời nói đã có sẵn. Khi phục hoạt văn tự, chính là hoán khởi một biểu hiện  trong một hiệu thị, một lời nói trong thể của một chữ mang trong nó, với tính cách biểu tượng có thể luôn luôn vẫn trống rỗng, mối đe dọa của khủng hoảng. Lời nói như vậy giữ cùng vai trò đối với sự đồng nhất ý nghĩa trước hết đã cấu thành trong tư tưởng. Chẳng hạn, "nhà hình học đầu tiên" phải tạo ra trong tư tưởng, do kinh qua giới hạn, tính lý tưởng thuần túy của đối tượng hình học thuần túy, bảo đảm khả năng di chuyển qua lời nói và sau cùng là giao nó cho một văn tự  mà nhờ vào văn tự mà người ta có thể lặp lại ý nghĩa nguyên ủy, nghĩa là hành động của tư tưởng thuần túy đã sáng tạo ra tính lý tưởng cùa ý nghĩa. [68]

Tuy nhiên, Derrida nhận ra những khuyết điểm trong những phân tích của Husserl là, khả năng mất ý nghĩa gia tăng trong quá trình này, cũng như khó khăn gia tăng trong việc cấu thành lại hiện diện của ý nghĩa bị lấp đi dưới những kết tầng lịch sử, do khu biệt tuyệt đối giữa linh hồn và thể xác. Văn tự là một thể chỉ diễn tả khi người ta phát ngôn ra biểu hiện bằng lời tạo hoạt động cho nó, và không gian của nó là thời tính. Lời nói là một (thân) thể chỉ muốn nói một điều nào đó  khi có một ý hướng hiện tại tạo hoạt nó và làm cho nó đi từ trạng thái phát âm trì nọa (Körper) sang trạng thái hoạt thể (Leib). Cái thể riêng của tiếng nói này chỉ diễn tả nếu như được kích hoạt (sinnbelebt) bằng hành động của một ý chí-muốn nói (bedeuten) biến chuyển nó thành thân thể có tinh thần (geistige Leiblichkeit). Derrida lặp lại điều đã viết trong Dẫn nhập vào Nguyên ủy hình học là: chỉ có Geistigkeit hay Lebendigkeit mới độc lập và nguyên ủy.. Như vậy nó không cần đến bất kỳ ngữ thái nào để hiện diện cho chính nó; song cũng chính chống lại những ngữ thái mà nhờ chúng, nó mới khởi hoạt hay tồn tại. Đó chính là mặt truyền thống trong diễn ngôn của Husserl. [69]     

Trong khi đề cập vấn đề ngôn ngữ, Derrida nhận xét Husserl không bao giờ đặt vấn đề văn tự vào trọng tâm suy tưởng của ông, và trong Nguyên ủy hình học, ông cũng không để ý tới khu biệt giữa văn tự phát âm (l'écriture phonétique) và văn tự phi phát âm (l'écriture non phonétique). Song, đối với Derrida, khi lý giải Nguyên ủy hình học, vấn đề chính là xét ngôn ngữ khi đối chiếu văn tự và lời nói. Ông xác định: phải làm một động thái quyết định; với riêng chú thể nói thì không thể xây dựng một cách tuyệt đối tính khách quan lý tưởng của ý nghĩa.[70]  

Khi nói đến nguyên ủy của hình học rốt cuộc chính là trở về những khởi đầu nguyên ủy của hình học, nghĩa là những nhà sáng lập đầu tiên, đã đặt những vấn đề: làm thế nào tính lý tưởng hình học có thể đạt được khách thể tính lý tưởng, do trung gian của ngôn ngữ, song làm thế nào, khởi đi từ một hình thành thuần túy ở trong chủ thể, hóa thân ngữ học tạo ra cái khách quan ? đến quan hệ giữa ngôn ngữ như thể chức năng của con người với thế giới như thể chân trời hiện hữu của con người, Husserl xác định biểu hiện ngôn ngữ viết có chức năng quyết định. [xem từ kỳ 28 đến kỳ 30]

Trong Dẫn nhập, Derrida nhắc lại nhận xét của Husserl về thông giao bằng lời nói giữa những nhà sáng lập hình học đầu tiên  không đủ để những khách thể tính lý tưởng tiếp tực tồn tại: Ở đối tượng, để tuyệt đối lý tưởng, vẫn không thể thoát khỏi mọi ràng buộc liên hệ với chủ thể hiện tại nói chung, như vậy vẫn diên trì ở đó "ngay cả không ai tác xác nó trong hiển nhiên"[71]   

Khả hữu của văn tự, như trong  Nguyên ủy hình học, Husserl xác quyết : "Chính chức năng quyết định của biểu hiện ngôn ngữ viết, của biểu hiện ghi chú đã khiến cho những thông giao khả hữu không cần đến diện đàm cá nhân (allocution personnelle), gián tiếp hay trực tiếp, và có thể nói, trở thành thông giao trên phương thức tiềm tàng. Song phải nói, ở đó thông giao nhân loại cũng đã bước qua một giai đoạn mới". Derrida giải thích tiềm thế này "có một giá trị hàm hồ, vì đồng thời nó cũng tạo cho tính thụ động, quên lãng và mọi hiện tượng khủng hoảng trở thành khả hữu"[72]

Giai đoạn mới mà Husserl thông báo ở trên liên hệ tới những ký hiệu đồ họa (như Derrida cho là Husserl không lưu tâm tới khu biệt giữa văn tự phát âm và văn tự không phát âm, tôi nghĩ nhận định này không xác đáng), xét trong tính thân thể thuần túy là những đối tượng của một kinh nghiệm đơn giản khả giác và thấy trong khả hữu thường trực hiện hữu, trong cộng đồng, là những đối tượng của kinh nghiệm liên chủ thể. Còn về mặt là những ký hiệu ngữ học, như những đơn thanh ngữ học lại gợi lên những chỉ thị ý nghĩa thông thường. Husserl cũng nhấn mạnh đến cảnh giới/khơi dậy này là một thụ động, chỉ thị ý nghĩa khơi dậy cho có tính cách bị động, theo kiểu tương tự như chi thị ý nghĩa mà mọi hoạt động, trước đây đắm chìm trong tối, đã thức tỉnh theo kiểu liên tưởng, trước tiên trồi lên một cách thụ động như thể hồi niệm độ chừng rõ nét.

Husserl muốn miêu tả rõ nét đó ở trường hợp sau này, nghĩa là về vấn đề thụ động, khi phác họa ra trường hợp cáí được thức dậy một cách thụ động, có thể nói, cũng phải hoán cải trở lại trong hoạt động tương ứng: đó là quan năng phục hoạt, nguyên ủy là thuộc về con người như một hữu thể biết nói. Song ông cũng đưa ra ngay sự tương ứng, đó là nhờ vào ký hiệu viết, hoàn tất một chuyển hoán của phương thức-là/hữu nguyên ủy của hình thành ý nghĩa, chẳng hạn trong lĩnh vực hình học, của hiển nhiên hình thành hình học đến phát biểu. Có thể nói nó được kết tầng. [73]

Derrida đã dựa vào quan điểm của Hyppolite về giảm trừ/έποχή hiện tượng luận và khái niệm về lời nói của Fink khi biên tập Nguyên ủy hình học để luận khả hữu của văn tự nói trên như thế nào? Đó là vấn đề.   

      

-----------------------

[67] Derrida, Sdt: En affirmant que "la Bedeutung logique est une expression", qu'il n'y a de vérité théorique que dans un énoncé, en s'engageant résolument dans une question sur l'expression linguistique comme possibilité de la vérité, en ne présupposant pas l'unité d'essence du signe, Husserl pourrait paraître renverser le sens de la démarche traditionnelle et respecter dans l'activité de la signification ce qui, n'ayant pas en soi de vérité, conditionne le mouvement et le concept de la vérité.

[68] Derrida, Sdt: Comment comprendre cette réduction du langage alors que Husserl, depuis les Recherches logiques jusqu'à l'Origine de la géométrie, n'a cessé de considérer qu'il n'y avait de vérité scientifique, c'est-à-dire d'objets absolument idéaux, que dans des "énoncés" ? que non seulement le langage parlé mais l'inscription étaient indispensables à la constitution d'objets idéaux, c'est-à-dire d'objets pouvant être transmis et répétés comme les mêmes ?

Tout d'abord, il faut bien le reconnaître, le mouvement qui, depuis longtemps amorcé, aboutit à l'Origine de la géométrie, confirme, par sa face la plus évidente, la limitation profonde du langage à une couche secondire de l'expérience, et, dans la considération de cette couche secondaire, le phonologisme traditionnel de la métaphysique. Si l'écriture achève la constitution des objets idéaux, elle le fait en tant qu'écriture phonétique: elle vient fixer, inscrire, consigner, incarner une parole déjà prête. Et réactiver l'écritue, c'est toujours réveiller une expression dans une indication, un mot dans le corps d'une lettre qui portait en elle, en tant que symbole qui peut toujors rester vide, la menace de la crise. La parole déjà jouait le même rôle à l'égard de l'identité de sens telle qu'elle se constitue d'abord dans la pensée.

Par exemple, le "proto-géomètre" doit produire en pensée, par passage à la limite, la pure idéalité de l'objet géométrique pur, en assurer la transmissibilité par la parole et enfin la confier à une écriture au moyen de laquelle on pourra toujours répéter le sens d'origine, c'est-à-dire l'acte de pensée pure qui a créé l'idéalité du sens.

[69] Derrida, Sdt: Avec la possibilité de progrès qu'une telle incarnation autorise, le risque de l' "oubli" et de la perte du sens s'accroît sans cesse. Il est de plus en plus difficile de reconstituer la présence de l'acte enfoui sous les sédimentations historiques. Le moment de la crise est toujours celui du signe. ...

La différence absolue entre l'âme et le corps commande. L'écriture est un corps qui n'exprime que si on prononce actuellement l'expression verbale qui l'anime, si son espace est temporalité. Le mot est un corps qui ne veut dire quelque chose que si une intention actuelle l'anime et le fait passer de l'état de sonorité inerte à l'état de corps animé. Ce corps propre du mot n'exprime que s'il est aniomé par l'acte d'un vouloir-dire qui le transforme en chair spirituelle. Mais seule la Geistigkeit ou la Lebendigkeit est indépendante et originaire. En tant que telle, elle n'a besoin d'aucun signifiant pour être présente à elle-même. C'est autant contre ses signifiants que grâce à eux qu'elle se réveille ou se maiontient en vie. Telle est la face traditionnelle du discours husserlien.

Về khu biệt giữa linh hồn và thể xác trong quan niệm của Husserl, nhằm vượt ra khỏi phép lưỡng phân hồn và xác kế thừa từ triết học Descartes, sẽ bàn đến sau ở một chỗ khác.

[70] Derrida, Introduction et traduction de l'Origine de la géométrie: Un geste décisif reste à faire. A lui seul, le sujet parlant, au sens étroit du terme, est incapable de fonder absolument l'objectivité idéale du sens.   

[71] Derrida, Sdt: Il manque encore à l'objet, pour être absolument idéal, d'être libéré de tout lien avec une subjectivité actuelle en général, donc de demeurer "même si personne ne l'a effectué dans l'évidence". [phần trong dấu ngoặc dẫn từ Nguyên ủy hình học].                               

[72] Derrida, Sdt: Cette virtualité est d'ailleurs une valeur ambiguë: elle rend possibles du même coup la passivité, l'oubli et tous les phénomènes de crise.

[73]  Xem chú thích [22] kỳ 30.           

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015