ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 55
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào nguyên sử xác thân
Tư tưởng là Erzeugung/sản xuất, vượt lên khỏi đời sống thụ động, đi vào trong một lĩnh vực bất kiến, vô hình, chỉ có thể hiện hữu như thể kết tầng, như vậy kết tầng là thực hiện nó như thể tư tưởng (chính vì thế Merleau-Ponty xem diễn giải này như một giáo trình về Was heiβt denken/Tư duy có nghĩa gì ? của Husserl - ở đây ý ông muốn nhắc đến giáo trình mang tên này của Heidegger trong học kỳ Đông và Hạ 1951 và 1952 ở Freiburg i. B., sau một thời gian dài bị cấm dạy [142] - tưởng cũng nên nhớ là trong giảng khoa của Merleau-Ponty, tờ 33 trong bản di cảo 55 tờ của Merleau-Ponty lưu giữ ở Thư viện quốc gia, Hộp VII, bì 5 ghi tựa đề "Husserl aux limites de la phénoménologie. Cours de 1960"; các ấn bản in ra đều đánh theo số tờ này).
Merleau-Ponty nhận xét: đối với Husserl, người ta có thể cảnh giác trước sự vô tri của điều gì nói ra, đó là qui tắc của giảng dạy và học tập - song cái khó là kết tầng không chỉ là lặp lại như vẹt, không biết nghĩ, không chỉ lả giao chuyển những chữ, mà là sự kiện tư tưởng, hiện hữu trong mọi tư tưởng. Kết tầng thiết yếu vì "khoa học" là "truyền bá", hầu như "tái sinh/Fortpflanzung" theo nghĩa lịch sử, vì sáng tạo ra ý nghĩa/Sinnstiftung qua thiết lập một "truyền thống ý nghĩa".
Đi tìm nguyên ủy/Ursprung là đi tìm ý nghĩa mà hình học đến với thế giới, ở đó - da war, da ist - chỉ ra một sự hiện diện phong phú hơn cái gì khả thị/visible ở đó - như Husserl đã chỉ ra một ý niệm khởi sự thiết yếu phải là : in dem sie erstmalig {in der Geschichte} aufgetreten ist - aufgetreten sein muβte/theo đó lần đầu tiên, nó [hình học] đi vào {trong lịch sử}, bắt buộc phải đi vào.[143]
Merleau-Ponty giải thích hình học theo Husserl là một truyền thống, thuộc hữu "tinh thần", geistig geworden, phát sinh trong "không gian chúng nhân/in unserem Menschheitraum", khởi từ sinh hoạt của con người. Con người biết điều đó, hình học không phải là tự nhiên, như cây cỏ, đá núi, bởi vi nó là dấu vết: dấu vết chân* của Sáu/Vendredi.
[* Leonard Lawlor trong khi dịch Notes de cours đã ghi chú là so sánh thích nghĩa này với một đoạn trong Phénoménologie de la perception/ Hiiện tượng luận về tri tưởng của Merleau-Ponty tr.400: Chacun émet une atmosphère d'humanité qui peut être très peu déterminnée, s'il ne s'agit que de quelques traces de pas sur le sable (Mỗi {đồ vật} phát ra một không khí chúng nhân có thể rất ít khi được xác định, như thể chỉ là mấy dấu vết bước chân trên cát).
Merleau-Ponty không phải là người duy nhất đã dùng hình tượng "dấu vết chân của Vendredi" trong bài giảng; một người khác, Jacques Lacan trong Séminaire III: Les psychoses 1955-1956 (bài giảng ngày 14 tháng Ba 1956) đã nói đến dấu vết chân Vendredi, và trong Séminaire VI: Le désir et son interprétation 1958-1959 tr. 149 đã nhắc lại: Je vous ai parlé de Robinson Crusoé et du pas, de la trace du pas de Vendredi... est-ce déjà le signifiant... le signifiant commence, non pas à la trace mais à ceci qu'on efface la trace, et ce n'est pas la trace effacée qui constitue le signifiant, c'est quelque chose qui se pose comme pouvant être effacée, qui inaugure le signifiant (Tôi đã nói với các bạn về Obinson Crusoé và bước chân, dấu vết bước chân của Sáu ... cái đó đã là chỉ thị ý nghĩa ... chỉ thị ý nghĩa bắt đầu, không phải ở dấu vết, song ở cái xóa bỏ dấu vết, và đó không phải là dấu vết bị xóa cấu thành chỉ thị ý nghĩa, đó là cái gì đặt để như có thể bị xóa, mở đầu chỉ thị ý nghĩa)
Tất nhiên hai lý giải trên khác nhau: một đằng là trong hiện tượng luận song chỉ ra giới hạn của nó, một đằng là phân tâm học theo chiều cấu trúc. Song cả hai gợi hứng từ một tác phẩm văn chương của Daniel Defoe (1659-1731) tác giả Robinson Crusoe, tiểu thuyết Anh ngữ về hành trạng/hành trình của Crusoe, người sống sót cuối cùng từ một cuộc đắm tầu, lưu lạc trên đảo hoang một mình và sau cùng gặp một con người khác, đặt tên cho là Friday, trở thành nô lệ và bạn đồng hành cho Crusoe.
Michel Tournier, nhà văn Pháp lấy hứng từ tiểu thuyết này để viết tác phẩm nhan đề là Vendredi ou les limbes du Pacifique/ Vendredi hay cảnh huyền hư Thái bình dương 1967 và Gilles Deleuze đã chọn tác phẩm đầu tay này để luận về "thế giới không có tha nhân" của Tournier.[144]
Tournier không phải là người duy nhất mượn nhân vật của người khác đề viết tác phẩm của mình, chẳng hạn Kathy Acker, nhà văn Mỹ cũng đã dựng lại tiểu thuyết Don Quixote của Cervantes năm 1986, chỉ khác nhân vật Quixote là phụ nữ, Jorge Luisa Borges dựng ra Pierre Menard, tác giả của Don Quijote khác trong Ficciones 1941.]
Dấu vết/trace: từ ngữ trong chữ nghĩa là tên chung để luận về ngôn từ/nói nơi Merleau-Ponty, hay văn tự/viết nơi Derrida, song không phải ở chỗ khác biệt đó, vì ở chính nguồn Husserl đã xác định:
"Chính chức năng quyết định của biểu hiện ngữ học văn tự/viết, biểu hiện ghi chú, đã tạo khả hữu cho những thông giao không cần diện đàm cá nhân/allocution personnelle, gián tiếp hoặc trực tiếp, và có thể nói, trở thành thông giao trên phương thức tiềm tàng."
Song, tiếp theo đó, Husserl nói rất rõ:
" Ở đó, thông giao chúng nhân như vậy vượt sang một giai đoạn mới. Những ký hiệu đồ biểu, xét trong tính thân thể thuần túy là những đối tượng của một kinh nghiệm khả giác và thấy trong khả hữu thường trực hiện hữu, ở cộng đồng , là những đối tượng kinh nghiệm liên chủ thể. Song với tư cách là những ký hiệu ngữ học, như thể những đơn thanh ngữ học, chúng lại phát khởi những chỉ thị ý nghĩa thông dụng".
Nói đến phát khởi, ở đây, Husset nói rõ chỉ thị ý nghĩa này được cho, tương tự như kiểu hoạt động , khi trước chìm đắm trong đêm, giờ thức tỉnh, ban đầu một cách thụ động như thể hồi niệm dần dà sáng tỏ. Có thể nói , cái thức tỉnh một cách thụ động bây giờ biến cải trở lại trong hoạt động tương ứng, đó là quan năng phục hoạt, nguyên ủy là riêng của con người vốn là một hữu thể/ sinh linh biết nóì - song mặt khác cũng phải nói đến một chức năng khác, đó là hữu thể biết viết, cho nên chỉ bàn trong lãnh vực hình học, biểu hiện sự hiển nhiên hình thành hình học đã chứng tỏ điều đó, nghĩa là kết tầng, [xem lại gio-o kỳ 30 (chú thích số 22) và kỳ 42 (chú thích số 76 thay vì 73)].
Merleau-Ponty luận tiếp: Tôi khám phá ra thông điệp: - song không biết của ai; đó là cá tính bên trong của hình học, chủ yếu ở chỗ là thông điệp của X và X... Trong Nguyên ủy hình học, Husserl cũng nói đến truyền thống, đến quên nguồn gốc, nguyên ủy rồi sống dậy trong hiện tại gọi là truyền thống, tính truyền thống, Tradierung: truyền thống là quên những nguyên ủy thường nghiệm để trở thành nguyên ủy trường cửu; cho nên hình học đem lại cho ta như thể một cái gì không có thực tại thô nặng của hữu tự nhiên, như thể một cáí khuyết hay lõm, một cái gì trả về những hoạt động của con người v.v... tóm lại, mở ra (cho tôi về quá khứ hay tương lai nghiên cứu, cho những nhà sáng lập/thủy tổ về quá khứ của thiên nhiên và tương lai của khoa học), mở ra những con đường đi xây dựng dẫn từ thế giới tự nhiên về lý tưởng fertig/hoàn tất. Ông khẳng định đây không phải là định nghĩa theo nhân học tâm lý cho hình học, song "là một chúng nhân siêu nghiệm, nội tại, đó là động lực thúc đẩy triết lý của tất cả chúng nhân được khám phá trong cái phi thực, trống khuyết đặc sắc, bất ổn cho cái đã được sáng tạo ra một cách tự do. Chính trong cái phi thực này mà chúng ta là Ineinander/hợp lưu, giao ngộ, cái này trong cái kia" [145] - triết lý của Husserl như đã nói ở trên.
---------------------------
[142] X. Đặng Phùng Quân, Hânh trạng tư tưởng in trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002.
[143] Merleau-Ponty, Sdt: Recherche de l'Ursprung.... c'est le sens vers lequel la géométrie est venue au monde, "était là" et "est là" - da war, da ist -désigne une présence qui est plus riche que ce qui en est visible ... [Notre recherche] dans une certaine idée que nous avons de ce que ces débuts devaient nécessairement être: in dem sie erstmalig {in der Geschichte} aufgetreten ist - aufgetreten sein muβte.
[144] G. Deleuze, Logique du sens/Luận lý về giác 1969: Michel Tournier et le monde sans autrui là phần IV trong phụ lục với tiêu đề Phantasme et littérature moderne (Ảo tượng và văn chương hiện đại) của Luận lý về giác, Deleuze xác định tiểu thuyết dẫn trên của Tournier không là một chủ đề về hư hốt/perversion, không là một tiểu thuyết chủ đề, hay một tiểu thuyết phân tích nội tại, mà là tiểu thuyết khai triển chính chủ đề của Robinson: con người không có tha nhân trên ốc đảo/ l'homme sans autrui sur son île. Do đó, khác biệt lớn đối với tiểu thuyết nguyên ủy của Defoe ở chỗ nhân vật Robinson của Tournier là một Robinson mặt trời trên đảo trở thành thuộc về mặt trời, không phải nguyên ủy ở đây, mà là chung cuộc, mục đích sau cùng, khám phá qua mọi loại thăng trầm; trong khi luận đề Robinson của Defoe không chỉ là một lịch sử, song còn là "phương tiện của một tìm kiếm", khởi từ hoang đảo, có ý tái tạo nguyên ủy và trật tự chính xác của mọi công trình và chinh phục trải qua thời gian.
[145] Merleau-Ponty, Sdt: Je découvre message - et cela sans savoir de qui. C'est donc caractère interne de la géométrie, caractère essentiel, d'être message de X à X. .. Cet oubli des origines par survie dans le présent est la traditionalité, la Tradierung...La tradition est oubli des origines comme origines empiriques pour être origine éternelle.
Cela, je le sais parce que la géométrie s'offre à moi comme un quelque chose qui n'a pas la réalité massive de l'être naturel, comme un certain manque ou creux, un renvoi à des opérations humaines... une ouverture (pour moi vers un passé et un avenir de recherche, pour les fondateursa vers un passé de nature et un avenir de science). Cette ouverture je la refais en concevant les démarches de construction qui conduisent du monde naturel à l'idéalité fertig....c'est une humanité transcendantale, intérieure, c'est le ressort philosophique de toute humanité qui est découvert par moi dans l'irréalité, le vide caractéristique, la précarité de ce qui a été librement créé. C'est dans cette irréalité que nous sommes Ineinander.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016