ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ý TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 16

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 ,

 

Chương I

Khởi sinh từ triết lý toán học

Để giài thích khái niệm đặc thù về chủng loại ở trong những trường hợp khác nhau khi đếm số ví dụ như trái táo, khi đó trái táo là khái niệm chủng loại, đếm ngựa, khi đó ngựa là khái niệm chủng loại. Tóm lại một cách đơn giản, những con số tạo thành qua trừu tượng khởi từ những phức số mà con số biểu hiện, theo một quan hệ nào đó, với tư cách tương đẳng giữa chúng. Tóm lại, "những phức số của sự vật tương đẳng giữa chúng với nhau" - theo những tư tưởng về mặt trừu tượng - đó là "những con số".

Husserl xác định, những nghiên cứu nói trên cho chúng ta những phương tiện khai phá ra những nền tảng tâm lý học của quá trình trừu tượng kể đến ở đây. Người ta có thể thấy ngay ở đây tương giao cơ sở biến chuyển những phức tạp tương giao hiện diện ở đây là những biểu hiện thống nhất, thành những tổng thể, không có thể là tương đẳng, nhưng chỉ là dây liên lạc tập hợp. Chẳng hạn, khi phát biểu hai trái táo, điều này không muốn nói trái táo này bằng/tương đẳng với trái táo kia, mà chỉ muốn nói một trái táo và/với một trái táo, một cách chung chung là như vậy. Không phải 1 = 1 là 2, mà chính là 1 và 1 là 2, v.v... [41]

Khi nhìn nhận điều trên, rõ ràng là trừu tượng hóa khái niệm phổ cập chỉ liên quan đến những phức số của những đối tượng tương đẳng giữa chúng với nhau, hầu như cùng quá trìnhi đã cho khái niệm phổ cập ở đó sắp xếp những phức số đối tượng tuyệt đối nào đó. Những khai triển nói trên có giá trị, miễn là có một bổ túc: thật vậy, nếu bắt đầu từ những phức số cụ thể của nội dung tương đẳng giữa chúng với nhau, cái gì chúng ta phải bỏ qua và giữ lại để có khái niệm pổ cập ? đó là có thể giữ lại những nội dung đã nói đến có đặc trưng khu biệt ngoại tại.

Tuy nhiên, ngoài khái niệm này và khái niệm liên lạc tập hợp cấu tạo ra khái niệm số, cũng phải kể đến khái niệm tương đẳng. Như đã nói đến ở trên, khái niệm hai không phải là "vật này và vật kia" hay "một vật và một vật" mà là "một vật và một vật tương đẳng/bằng với nó. Khái niệm ba cũng vậy, muốn nói: "một vật và một vật và một vật - chúng bằng/tương đẳng giữa chúng với nhau".

Husserl cũng đề cập đến học thuyết đối nghịch, tuy rất gần với học thuyết ông bảo vệ, song phê phán cơ sở của những bổ trợ học thuyết này, vì ý tưởng cơ bản của những bổ trợ nàylà chì có những nội dung đồng dạng có thể đếm số được với nhau, chắc chắn là không đúng. Chẳng hạn khi hỏi: Jupiter, một mâu thuẫn và một thiên thần là bao nhiêu? ta có thể trả lời ngay là: ba. Song điều gì trong tâm trí ta xét đến trước tiên nếu những nội dung này bằng nhau theo một tương quan nào đó? Có phải chúng ta tưởng tượng trước hết Jupiter, một thiên thần và một mâu thuẫn như thể bằng/tương đẳng với nhau khi nào mỗi thứ của chúng là một cái gì đó? hay chúng ta phải so sánh chúng trong khi đếm một cách tiệm tiến? không có gì lạ, vì đơn giản chỉ đếm số: Jupiter là một, và mâu thuẫn là một, tạo thành một và một, và thiên thần là một, tạo thành một và một và một - tức là ba.

Đương nhiên những đơn vị bằng /tương đẳng với nhau, song những tương đẳng này là kết quả của trừu tượng hoá những con số, chứ không phải nền tảng hay tiền giả định của nó.

Chắc chắn, một trái táo và một trái táo là hai trái táo, vì mỗi cái là một trái táo, song tại sao một cách chung chung, chúng là hai? Không phải vì nội dung đầu của biểu hiện bằng/tương đẳng với cái kia với tính cách là táo hay dưới bắt kỳ tương quan xác định nào khác, nhưng bởi vì mỗi cái là một một hay một cái nào đó. Hai trái táo, hai con người, một trái táo và một con người, v.v..

đồng thời là hai, bởi vì chúng biểu hiện những toàn bộ hiện thể cụ thể mà quá trình đếm số minh nhiên sắp đặt dưới hình thái phức số trừu tượng: một và một, và không dưới hình thái nào khác. [42]     

Husserl quan niệm hành vi so sánh và khu biệt, hành vi tập hợp (thống nhất những nội dung cụ thể thành toàn bộ) cũng như hành vi đếm số (trừu tượng hóa những hình thái chung của toàn bộ) là những hoạt động tinh thần khá khu biệt phân cách với nhau.

Đối với những hình thái kết hợp của tương đẳng cũng chính là những khái niệm số, ông không phủ nhận chúng biểu hiện những công trình xây dựng khái niệm hoàn toàn hợp lý, song phủ nhận chúng đồng nhất với những khái niệm số trong tính phổ quát toàn diện. Chính vì vậy những hình thái này không có danh xưng đặc biệt, những danh xưng sẽ vô ích một khi đã tạo nên và chỉ tên những khái niệm thực về số. Để diễn tả một cách trừu tượng dãy khái niệm này, chỉ cần thêm vào thuộc từ của tương đẳng - đó là cách tiến hành khi phát biểu: hai vật bằng nhau, ba vật bằng nhau, bốn vật bằng nhau, v.v... Theo cách này, những con số, với tư cách là những hình thái của toàn bộ khái quát nhất tạo thành một phương tiện quan trọng cho tư tưởng để trù liệu và hướng dẫn những tổ hợp nhằm diễn tả trong ngôn ngữ. Đó là cách chẳng hạn khi ta nói: một toàn thể gồm ba phần mà phần đầu có cấu thành nội tại [đặt tên là] x, phần thứ hai có cấu thành [đặt tên là] y, v.v... Cái trước tiên hiện diện, đó là hình thái trống của toàn bộ: một sự vật và một sự vật và một sự vật, rồi tiếp theo là một cá tính hóa và hình thái trống bổ sung cho một nội dung cụ thể.[43]  

---------------------------

[41] Husserl, Sdt: Nos recherches précédentes nous offrent tous les moyens de découvrir les soubassements psychologiques du processus abstractif qui entre ici en ligne de compte (in nghiêng do tôi - ĐPQ). On voit aussitôt que la relation fondamentale qui transforme les complexes de relations qui sont présents ici en des représentations unitaires, en des tous, ne peut pas être l'égalité, mais seulement la liaison collective (theo nguyên tác). Deux pommes, cela ne veut pas dire une pomme égale (nt) à une autre pomme, mais une pomme et une pomme; et de même aussi d'une manière générale. Ce n'est pas 1 = 1 qui est 2, mais c'est 1 et (nt) 1 qui est 2, etc.

[42] Husserl, Sdt: Naturellement les unités sont égales entre elles; mais ces égalités qu'elles ont sont un résultat de l'abstraction des nombres et non pas son soubassement ni sa présupposition...

Certainement, une pomme et une pomme sont deux pommes, puisque chacune est une pomme. Mais pourquoi sont-elles d'une manière générale deux? Non pas parce que le premier contenu de représentation est égal à l'autre en tant que pomme ou sous n'importe quel autre rapport déterminé, mais parce que chacun est un un ou un quelque chose. Deux pommes, deux hommes, une pomme et un homme, etc., sont ensemble (sämmtlich) deux, parce qu'ils représentent (repräsentiren) des ensembles (Inbegriffe) concrets que le processus du dénombrement range précisément sous la forme de multiplicité abstraite: un et un, et sous aucune autre.

[43] Husserl, Sdt: En ce qui concerne les formes composées de l'égalité qui.... seraient les concepts de nombres eux-mêmes, [je] ne nie absolument pas qu'elles représentent (repräsentiren) des constructions conceptuelles tout à fait légitimes... [je] nie seulement qu'elles soient identiques aux concepts de nombre dans leur complète généralité. C'est pourquoi elles ne possèdent pas non plus de noms particuliers, noms qui seraient inutiles une fois construits et dénommés les véritables concepts de nombre. Pour exprimer d'une manière abstraite cette suite de concepts, il suffit d'ajouter simplement l'attribut de l'égalité; et c'est bien aussi de cette façon que nous procédons quand nous disons: deux choses égales, trois choses égales, quatre choses égales, etc. De cette manière, les nombres, en tant que formes d'ensemble les plus générales, constituent un moyen important au service de la pensée qui combine et qui amène ses combinaisons à s'exprimer dans le langage. Ainsi nous disons par exemple un tout de trois parties dont la première possède la constitution intrinsèque x, la seconde la constitution y, etc. Ce qui apparaît (entsteht) tout d'abord, c'est la forme vide d'ensemble: quelque chose et quelque chose et quelque chose, et ensuite il y a une individualisation et la forme vide se remplit d'un contenu concret.  

 

 (còn tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015

)