ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 84
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của Husserl )
Sau khi đã chỉ ra Husserl phê phán chủ nghĩa duy tâm lý về những sai lầm cơ bản, Heidegger nhận xét nhằm vào lãnh vực luận lý, song tâm lý học không chỉ là lý luận giới hạn ở trong luận lý học mà còn giữ một vai trò trong đạo đức học và mỹ học. Vậy những giả định cho phê phán của Husserl dựa trên cơ sở nào ?
Theo Heidegger, bản chất của chủ nghĩa duy tâm lý là ở chỗ "lẫn lộn" hữu tinh thần thường nghiệm với hữu lý tưởng của những quy luật, lẫn lộn ở đây phải hiểu là dựa trên sự kiện vào lúc đó triết học bị vây bủa rộng khắp khỏi những vùng khác nhau của hữu thể, bị mù quáng, cắt đứt khỏi chúng và giam hãm trong một khu vực đặc thù của hữu, khu vực bản nhiên thường nghiệm của thể lý và tinh thần như thể làm một.
Trong tiết § 8 phần Tổng luận của giáo trình Luận lý nói trên, Heidegger mở đầu với khẳng định: mọi phê bình xác thực phải chứng tỏ từ một vị thế xác thực. Trong trường hợp này, Husserl chỉ có thể dẫn ra sai lầm của chủ nghĩa duy tâm lý và phi lý của nó một khi đã nắm vững trong tay khu biệt cơ bản về cái gì là thường nghiệm với cái gì là lý tưởng. Nội dung của toàn bộ phê phán về cơ bản là thể hiện khu biệt này đối với tư duy, khu biệt giữa tư duy như một hành động tư duy và tư duy như cái-được-tư-duy, tức là "tư tưởng". Quy luật tư duy, là chủ đề của luận lý học, không phải là quy luật về hành động tư duy, song là của cái-được-tư-duy.Chính đáng và chính xác - chân lý của tư duy, chân lý bắt nguồn từ tương đương của sự vật đến luật - cũng là nét đặc biệt của cái-được-tư-duy. Với điều đó là hướng đi chung để lĩnh hội khái niệm chân lý làm nền tảng cho phê bình chủ nghĩa duy tâm lý và đem lại giá trị cho Nghiên cứu luận lý của Husserl. Chân lý ở đây là dấu mốc của nội dung tư tưởng : chân lý trong chính mệnh đề như 2 x 2 = 4. Chân lý như vậy là một đặc điểm của hữu lý tưởng.[74]
Vấn đề là khu biệt giữa cái thực/thường nghiệm với cái lý tưởng cần phải làm sáng tỏ vì khu biệt này có ý nghĩa trong việc định hình khái niệm chân lý. Heidegger đưa ra mấy ví dụ, như mệnh đề "Cái bảng thì đen" chẳng hạn tiêu biểu có một chuỗi những kế tiếp vị thế, như phán đoán về vị thế cái bàn như thế nào, vị thế của mầu đen ở một sự vật đã cho là cái bàn, vị thế như khu biệt/διαίρεσις trong ý nghĩa đặt định màu đen trên chủ thể, nghĩa là cái được phán đoán, nội dung của vị thế, mệnh đề của màu đen hay là-đen của bảng. Do đó có thể thấy một mệnh đề luôn luôn là sự vật tự-đồng nhất, giữ tính đồng nhất của nó đối với vô số những hành động thường nghiệm của những phán đoán đã phát biểu với những đặc tính và cảnh ngộ thường nghiệm của chúng. Heidegger giải thích: những gì khu biệt là tính đồng nhất và cố định của mệnh đề chống với tính hay thay đổi và biến đổi của vị thế; một đằng là dòng thời gian của hành động tinh thần trong khi diỗn ra phán đoán, và đằng khác là sự tồn tại của ý nghĩa là cái được phán đoán. Một ví dụ khác như "màu sắc" trong tương phản với vô số những màu biến đổi: khi nói "đỏ" trong tương phản với những vật này vật kia đỏ, một khối lượng vô hạn những sắc thái khác nhau của đỏ, mỗi thứ có một xác định của "đỏ". Hay "tam giác" chẳng hạn có thể tìm thấy ở hàng dãy những tam giác khác nhau, nào ở họa đồ, vẽ, nghĩ đến, tưởng tượng ra v.v...cho nên có ý niệm "tam giác" như thể tự-đồng nhất, cũng như ý niệm "màu sắc" là một vật có thể đồng nhất trong vô số những trình diện khác nhau.
Tương quan và khu biệt của đồng nhất và dị biệt, cố định và biến đổi là điều Heidegger cho thấy nhà triết học cổ đại Platon đã sớm nhận thức. Cái gì đồng nhất và lâu bền là cái hiện diện và khả thị trong mọi tam giác, mọi màu sắc, đã luôn luôn có "trong" chúng, nghĩa là "thấy" sự vật như thế nào, trong ngôn ngữ hy lạp, gọi là είδος - ιδέα. Heidegger giải thích: trước hết, ιδέα có nghĩa là cái ta có cái nhìn thấy, song cũng có nghĩa là trong một vật làm cho sự vật là cái gì nó là.
Ý niệm/ιδέα trong từ ngữ hy lạp là bản chất lâu bền của một sự vật, làm cho sự vật là cái gì nó là,
chính là tính cố định thoáng nhận ra trong mọi thiết vọng cá thể. Hành vi nhìn, trong ý nghĩa rộng của "lĩnh hội sự vật trong chính nó" là đường lối cao nhất theo người hy lạp đổ lĩnh hội bất cứ thực thể nào. Như vậy"ý niệm" để chỉ bản chất hay nội dung của sự vật qua cái nhìn thu nhận được, từ ngữ "ý niệm" không phải là xác định cái gì có ý nghĩa, vì từ ngữ này rút ra được ở chỗ làm thế nào cái có ý nghĩa được lĩnh hội. Xác định này do việc nhìn và thấy - từ ngữ hy lạp gọi là θεορία, sang tiếng la tinh là intuitus/trực quan - là hình thức tiên khởi của lĩnh hội. Heidegger cũng viện dẫn Aristote trong Siêu hình học I, 1, 980a20, nhìn thấy/είδέναι thực sự là cái mà con người nỗ lực cần trong lĩnh vực nhận thức. Ưu thắng của nhìn thấy là phương thức lĩnh hội cơ bản bắt nguồn từ ngạc nhiên/Erstaunen, kể cả Kant và nói chung tất cả triết học tây phương cho đến nay - và ngày nay trong một con đường hoàn toàn mới* - cũng quan niệm trực quan, nhìn thấy trực tiếp có tính ưu tiên đáng kể này trong lĩnh hội hữu thể.[75]
Trở lại với phê bình chủ nghĩa duy tâm lý của Husserl, khi phản bác chủ nghĩa duy tâm lý, và về mặt tích cực, khi xây dựng luận lý học, Heidegger nhận định có một khu biệt hữu thể luận cơ bản cho một định hướng đặc biệt: cái lý tưởng giống như cái phổ quát tương phản với phần đông những thiết vọng cá thể. Ý niệm "tam giác" là cái phổ quát được thiết vọng trong mỗi tam giác đặc thù. Khái niệm cái lý tưởng này đặc biệt là trong bộ ba ý nghĩa tự đồng nhất, cố định và phổ quát là sợi chỉ đỏ chủ đạo phê bình chủ nghĩa duy tâm lý của Husserl nhằm xác định hữu của chân lý như thể một hữu lý tưởng. Do đó Husserl nói cũng như tính tự-đồng nhất của ý niệm tam giác là cố định trong tương phản với biểu tượng thực những tam giác, nên cũng như tính-tự đồng nhất của những mệnh đề được phú cho thì cố định trong tương phản với thực vô số những vị thế của những mệnh đề này. Trong những trường hợp đối với cái lý tưởng, cái gì được xác nhận trong mỗi mệnh đề cá thể là một chân lý, như Heidegger dẫn trong Nghiên cứu luận lý của Husserl :
"Mỗi chân lý là một đơn vị thống nhất lý tưởng theo khả hữu về một vô số không tận và không giới hạn những phát biểu đúng cùng hình thức và chất liệu."
"Chân lý là một ý niệm mà trường hợp duy nhất trong phán đoán hiển nhiên là một kinh nghiệm sống thực tại".[76]
Ý niệm chân lý Husserl nói đến ở đây được sống/erlebt trong ta không có ý nghĩa nào khác ý nghĩa nói chung mà một lý tưởng có thể là kinh nghiệm sống trong hành động thực tế . Heidegger dẫn giải là cái kinh qua kinh nghiệm của nội dung mệnh đề trong phán đoán là thể hiện cái lý tưởng trong trường hợp như ý niệm "cái bàn" biểu hiện trong vô số cái bàn mà người thợ mộc đã làm ra.
-------------------------------------
[74] Heidegger, Sdt, § 8 : The presuppositions of Husserl's critique : a specific concept of truth as the guiding idea/Những giả định trong phê bình của Husserl: một khái niệm đặc thù về chân lý như thể ý niệm chỉ đạo: "Every genuine critique has to speak from a positive position. In the present case,that means that Husserl could point out the error of psychologism and demonstrate it to be absurd, only insofar as he had already beforehand gotten a firm grip on the basic distinction of being as empirical and as ideal."
"The content of the whole critique is basically nothing but the strict and relentless enforcement of this distinction with regard to thinking. The distinction is between thinking as an act of thinking and thinking as what-is-thought, the "thought."
"Truth is thus a characteristic of ideal being."
[75] Heidegger, Sdt: In the first instance, ιδέα means what we catch sight of : that what is seen... the Greeks gave the name "idea" to the abiding essence of a thing, that which makes the thing be what it is. What makes a thing be what it is, is its permanence: that which is glipsed in every individual instance. The act of seeing, in this very broad sense of "apprehending something in itself" was for the Greeks the highest way of appehending any entity... And since this content or essence of the thing becomes accessible through seeing, it is called an "idea". So the word "idea" is not a determination of what is meant. Instead, the term is derived from how the meant is apprehended. This determination grew out of the fact that, for the Greeks, looking and seeing - θεορία, intuitis, intuition - was the primary form of apprehension. As Aristotle says at the beginning of the Metaphysics (I, 1, 980a20), seeing is really what human beings strive for in the field of knowledge. The priority of seeing as the fundamental mode of apprehension ultimately has its roots in curiosity. Even in Kant and, generally speaking, in all of Western philosophy up to today - and today in an entirely new way* - intuition, immediate seeing, has this remarkable priority in comprehending being.
* Chú thích của Thomas Sheehan, dịch giả sang tiếng Anh: tham chiếu ám chỉ khái niệm Wesenschau của Husserl, "nhìn thấy" bản chất/the "seeing" of essences.
[76] Husserl, Sdt, Achtes Kapitel. Die psychologistischen Vorurteile Ch. 8: Những thiên kiến của chú nghĩa duy tâm lý):
§ 50 : Jede Wahrheit ist eine ideale Einheit zu einer der Möglichkeit nach unendlichen und unbegrenzten Mannigfaltigkeit richtiger Aussagen derselben Form und Materie."
§ 51 : Wahrheit ist eine Idee, deren Einzeifall im evidenten Urteil aktuelles Erlebnis ist".
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016