ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 125

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm

 

Eugen Fink trong Triết học hiện tượng luận của Edmund Husserl đối diện phê bình hiện đại đã dành một phần để tranh luận về "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" :

 

Triết học mang hình thái của một học thuyết siêu nghiệm của khoa học. Vấn đề triết lý siêu nghiệm của nhận thức, đối với chủ nghĩa duy phê bình cũng như đối với hiện tượng luận, khả hoán thành một lý luận về hiện thể chung đối với cả hai, thành chính đề hữu thể luận cơ bản : hiện thể (nghĩa là đối tượng lý luận của nhận thức) là thuộc về quan điểm triết học, và trong nguyên tắc của nó, kết quả của một "cấu thành". Husserl và những nhà duy phê bình luận khu biệt rõ ràng và rốt ráo "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" của chính đề này với mọi "chủ nghĩa duy tâm chủ quan". Đây đó, xác định "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" làm nổi bật những nét chung như :  1) đối với chủ nghĩa duy phê bình cũng như hiện tượng luận "lý tưởng siêu nghiệm" của hiện thể tương hợp với "thực tại thường nghiệm" của nó, cái này được xây dựng trên cái kia, cái này đồng khả hữu với cái kia; 2) tư tưởng "duy lý tưởng" của tính cấu thành hiện thể hàm ngụ với hiển nhiên một quyền ưu tiên về cảm tính trên hữu thể. Theo quan niệm duy phê bình, hữu hiệu lý luận có trước mọi thực tại, mọi đối tượng thực của ý thức. Hiện tượng luận trình bày trực tiếp vấn đề cấu thành như thể vấn đề của "tặng dữ cảm tính".[91]  

 

Chủ nghĩa duy phê bình nhằm phê phán hiện tượng luận sai lạc, do hậu quả đi theo con đường duy trực giác và duy hữu thể luận, ở chỗ thay vì "giải minh", như chủ nghĩa duy phê bình, hiện thể từ chỗ trở lại những "tiền giả định" siêu nghiệm, lại giải minh hiện thể bằng hiện thể. Fink đã chỉ ra mặt tiêu cực của phê bình này do trình bày sai lạc hiện tượng luận đối với những tư tưởng phê bình nền tảng, trong việc nêu ra hiển nhiên "sự sai lầm duy hữu-trực quan của một tư tưởng về nội tại bị khai khiến theo lối phê bình". Trả lời cho phê bình này không nhằm phản kháng chống lại một biến dạng như vậy, cũng không chứng minh hiện tượng luận không xa rời vấn tính duy chủ quan, song nhằm phá hủy tiền giả định mà nó xây dựng trên đó. Ông xác định hiện tượng luận không phải xa rời thuyết duy phê bình, bởi chưa bao giờ thân cận với thuyết này.

 

Fink chỉ ra, trong vấn đề cơ bản của hiện tượng luận Husserl, những động lực đối chọi lẫn nhau trong lịch sử triết học đi tới thống nhất nội tại : ý nghĩa của vấn đề tới giờ chỉ xuất hiện dưới hình thái suy lý duy nhất từ nay được thiết lập, song đồng thời biến đổi qua triệt để hóa phê bình. Ta không thể đặt vấn đề nguyên ủy thế giới trong tinh thần ngây thơ là giả định thế giới như tổng thể những sự vật hiện hữu tự tại, vì điều này thiết yếu dẫn đến một siêu hình học giáo điều, ở đây là một siêu hình học giải minh hiện thể bằng hiện thể. Xu hướng phê phán của triết học có ưu thế trên mọi siêu hình học giáo điều không chỉ nhằm vào hủy triệt vị thế ngây thơ nguyên khởi của một siêu hình học như vậy, mà còn trong trình bày một vấn đề tiên quyết, đó là trước mọi vấn đề nguyên ủy về hữu này nọ như thế/Dass-Seins, về kiện tính của hiện thể, cần phải hiểu hiện thể nói chung là cái gì. "Chủ nghĩa duy phê bình" giải quyết vấn đề này từ khai mở xây dựng những tiền giả định ý nghĩa "siêu nghiệm" của "khu vực nền tảng của ý nghĩa" không xem vấn nạn nguyên ủy là một vấn đề lý luận. Trong khi cách đặt vấn đề phê bình dừng lại ở lý giải ý nghĩa của hiện thể, thì hiện tượng luận nhận ra vấn đề quyết định trong vấn nạn nguyên ủy, giải tỏa mọi quan niệm ngây thơ (tiền-phê phán) về hữu thể. Nếu siêu hình học giáo điều đặt vấn đề nền tảng như thể vấn đề về nguyên ủy của hiện thể, thì trái lại, hiện tượng luận tra vấn về nguyên ủy của thế giới. Điều đó có ý nghĩa là hiện tượng luận đặt vấn đề thống nhất của hiện thể với hình thái của thế giới, nghĩa là quan liên của "cái được thiết lập" với "khu vực thiết lập". Chủ nghĩa duy phê bình tuy nhận xét đúng siêu hình học giáo điều giải minh hiện thể  song không đặt hiện thể nói chung thành một vấn đề, nghĩa là không truy vấn những điều kiện khả hữu dữ kiện của nó, triết học "phê bình" mang tính cách -  xét từ quan điểm hiện tượng luận cũng như, do liệng bỏ siêu hình học giáo điều, triết học này cũng đồng thời liệng bỏ vấn đề chủ đạo, nên chỉ là một giải minh cái trong thế tục/hiện thể [in nghiêng do tôi ] qua hình thái thế giới, như một triết học thế tục trong nguyên lý của nó. [92]

 

Sau khi đã truy vấn chủ nghĩa duy phê bình, từ quan điểm hiện tượng luận, Fink "xác định đối với vấn đề trung ủy của nó, hiện tượng luận chủ trương thực hiện một lý giải triết học về thế giới vượt lên khỏi mọi hình thái thế tục của giải minh, hàm súc, nền tảng v.v..., vì hiện tượng luận nhắm tạo thế giới có thể hiểu được  trong toàn thể những tất định thực và lý tưởng khởi từ nền tảng tột cùng hữu thể của nó. Hiện tượng luận nhắm tới một nhận thức tuyệt đối về thế giới. Niềm tự hào của kỳ vọng này dường như đăng ký hiện tượng luận vào trong dãy những hệ thống suy lý của triết học truyền thống, bất chấp sự phong phú của những dự án có hệ thống của chúng, không thể chứng thực những luận cương suy lý của chúng. Dầu cung cách mà hiện tượng luận xác định bản chất của suy lý triết học ra sao, tập quán lý luận của chính hiện tượng luận không hề "mang tính cách suy lý". Hiện tượng luận muốn là tri thức tuyệt đối của thế giới dưới hình thức "khoa học nghiêm xác"...Điều này chứng tỏ hiện tượng luận tạo thành "nền tảng của thế giới", dưới hình thức qui phạm của niềm tin hay của dự tưởng suy lý, đối tượng của một kinh nghiệm và nhận thức lý luận, hoặc làm cho nó dễ hiểu, hiển nhiên, thấy được và chính đáng qua một phương pháp xác thực".[93]  

 

Nói tóm lại, theo Fink, "Nhận thức hiện tượng luận về "nguyên ủy" không giữ vị trí bên cạnh những khoa học thế tục, như thể rơi vào một "siêu khái niệm" chung của "khoa học thông thường", song theo một ý nghĩa xác định có trước mọi nhận thức thế tục. Trong khuôn khổ nhận thức siêu việt ở thế giới "nền tảng" tuyệt đối của những gì được biết trong những khoa học tự tại ở thế giới qua kinh nghiệm (những khoa học thực nghiệm) hay "kiến tạo" (triết học siêu nghiệm duy phê bình chẳng hạn) cấu thành trường chủ đề của một kinh nghiệm lập qui và thuyết minh, khoa học chân xác của hiện tượng luận "thiết lập" toàn thể những khoa học thế tục nói chung, và điều đó theo một ý nghĩa triệt để không bị qui định trên những tương giao thế tục về nền tảng giữa các khoa học... Hiện tượng luận đối lập triệt để với mọi siêu hình học tín ngưỡng tuyệt đối luận và thuần lý, tạo thành một phương pháp nhận thức dẫn tới chính nguyên ủy thế giới và ttạo  ra đối tượng chủ đề của một nhận thức khả hữu. Phương pháp này, con đường nhận thức này xác định rất sâu sắc đặc tính của hiện tượng luận là "giảm trừ hiện tượng luận".[94]   

 

Trong nghiên cứu nói trên của Fink  (một trong mấy học trò thân tín của Husserl, như Edith Stein chẳng hạn, người từng san hành những tác phẩm còn trong dạng bản thảo của Husserl), được chính Husserl phó thự, không chỉ tranh biện với những người trong trường phái "duy phê bình" tiêu biểu như Rickert, song còn có thể như một lý giải chính tắc, một dẫn nhập vao chủ nghĩa (l)ý tưởng hiện tượng luận của Husserl.

 

"Tặng dữ cảm tính" như một trong những khóa then chốt mà Fink đã nhận ra trên con đường đi vào chủ nghĩa (lđý tưởng siêu nghiệm này.

-------------------------------------------

[91] Eugen Fink, , Studien zur Phänomenologie (1930-1939), Die phäneologischen Philosophie Edmund Husserls in der gegenwärtigen Kritik (tham chiếu bản dịch tiếng Pháp của Didier Franck, 1974) :

La phénoménologie formule directement le problème de la constitution comme problème de la "donation de sens".

[92] Eugen Fink, Sdt :

Dans la question fondamentale de la phénoménologie husserlienne, les motifs qui dans l'histoire de la philosophie s'opposaient les uns aux autres parviennent à une unité interne : le sens du problème qui n'apparaissait jusqu'alors que sous la seule forme spéculative est désormais établi mais simultanément transformé par une radicalisation de la critique.

... Si la métaphysique dogmatique pose le problème fondamental qui l'anime comme celui de l'origine de l'étant, la phénoménologie, par contre, questionne sur l'origine du monde. Ce qui signifie qua la phénoménologie met en question l'unité de l'étant et de la forme du monde ou ...la connexion du "fondé" et de la sphère "fondatrice". Si le criticisme reproche à bon droit à la métaphysique dogmatique d'élucider l'étant par l'étant sans faire de l'étant en général un problème, c'est-à-dire sans interroger les conditions de possibilité de sa donnée, la philosophie "critique" se caractérise - du point de vue de la phénoménologie et pour autant que, rejetant la métaphysique dogmatique, elle en rejette aussi le problème directeur - comme une élucidation de l'intra-mondain (l'étant) par la forme du monde, donc comme une philosophie en son principe mondaine.

[93] Fink, Sdt :

Déterminée au regard de son problème central, la phénoménologie prétend réaliser une compréhension philosophique du monde qui transcende toutes les formes mondaines d'élucidation, de compréhension, de fondation, etc.: elle vise à rendre compréhensible le monde dans toutes ses déterminités réales et idéales à partir du fondement ultime de son être. Elle aspire à une connaissance absolue du monde. L'hybris de cette prétention semble inscrire la phénoménologie dans la série des systèmes spéculatifs de la philosophie traditionnelle qui, en dépit de l'ampleur de leur projet systématique, n'ont pas pu justifier leurs thèses spéculatives. Quelle que soit la manière dont la phénoménologie détermine l'essence de la spéculation philosophique, l'habitus théorétique de la phénoménologie elle-même n'est nullement "spéculatif". Elle veut être connaissance absolue du monde sous forme de "science rigoureuse"... Cela signifie uniquement que la phénoménologie fait du "fondement du monde", qu'il soit posé sous la forme doctrinaire de la croyance ou du pressentiment spéculatif, l'objet d'une expérience et connaissance théorétiques, qu'elle le rend accessible, le met en évidence, le laisse voir et le légitime en lui-même par une méthode authentique.

[94] Fink, Sdt :

La connaissance phénoménologique de l' "origine" ne prend pas place à côté des sciences mondaines, tombant ainsi sous un "super-concept" commun de "science en général", mais en un sens déterminé précède  toute connaissance mondaine. Dans la mesure où la connaissance transcendante au monde du "fondement" absolu de tout ce qui est connu dans les sciences immanentes au monde par expérience (sciences positives) ou "construction" (philosophie transcendantale criticiste par exemple) constitue le champ thématique d'une expérience législatrice et explicatrice, la science rigoureuse de la phénoménologie "fonde" toutes les sciences mondaines en général, et cela en un sens radical qui n'est pas réglé sur les relations mondaines de fondation entre sciences...

La phénoménologie, radicalement opposée à toute métaphysique fidéiste et spéculative, forme une méthode de connaissance qui conduit à l'origine du monde elle-même et en fait l'objet thématique d'une connaice possible. Cette méthode, ce chemin de connaissance, qui déterminetrès profondément le caractère spécifique de la phénoménologie, est la "réduction phénoménologique".

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017