ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 130
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130,
Chương IV
Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận
Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm
Chủ nghĩa "duy tâm" như đã nói đến ở trên [xem kỳ 123] ngự trị thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, và xem như suy sụp vào năm 1831, đánh dấu ngày mất của Hegel, như Herbert Schnädelbach nhận xét trong Triết học ở Đức/Philosophie in Deutschland 1831-1933 (Hegel chết năm1831 và khởi đầu của Đệ Tam đế chế năm1933). Chủ nghĩa duy tâm nói đến ở đây là chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối trong những hệ thống tư tưởng của Fichte, Schelling và Hegel, song tiêu biểu phải kể đến triết học Ý niệm Tuyệt đối của Hegel, thống nhất tư tưởng và hữu thể, lý trí và thực tại, tính chủ thể và khách thể, cũng như thống nhất "chân, thiện, mỹ", xác định trong Bách khoa toàn thư của những khoa triết học/Encyklopädie der philosophischen Wissenschaften, mà ý niệm có thể quan niệm như lý, như tư duy của chủ thể-khách thể, như thống nhất chủ thể-khách thể, ý và thực, hữu hạn và vô hạn, tâm và thể, khả hữu có thực tại trong nó, như thiên nhiên có thể lĩnh hội như hiện hữu, vì chứa mọi quan hệ của tri, song trong luân hồi vô hạn và thống nhất tự tại.
Vấn nạn đặt ra là, tại sao Husserl lại trở về với một khái niệm đã lạc thổ ?
Cũng như Schelling, ông quan niệm chủ nghĩa (l)ý tưởng ["duy tâm"] siêu nghiệm bắt nguồn từ lý tưởng/Ideal; cho nên, Husserl không ở cùng dòng với những nhà duy tâm trong quá trình lịch sử của chủ nghĩa duy tâm Đức kể từ Kant, Fichte, Schelling đến những hậu duệ của Hegel về sau... Đó là lý do ông xác quyết "hiện tượng luận eo ipso/do đó là chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm". Chủ nghĩa (l)ý tưởng này không là duy tâm có tính tâm lý, nghĩa là mang những dữ kiện khả giác, hay duy tâm theo Kant quan niệm khả hữu của một thế giới sự vật tự tại.
Trong Những Suy niệm kiểu Descartes ở tiết §§ 40-41, Husserl khi luận về cấu thành những tính khách thể của ý thức khả hữu, hiện tượng luận được chứng thực như một lý luận siêu nghiệm của nhận thức, và xác định lý luận về nhận thức trong quan niệm "siêu nghiệm" tương phản với lý luận nhận thức truyền thống. Khai triển vấn đề này còn chỉ ra khác biệt, hay tương phản trong chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm của ông với hệ thống cùng tên* của Schelling.
Ông đặt vấn đề : Nghiên cứu hiện tượng luận giải thích vấn đề nêu ra từ Descartes "ego cogito", với tính cách là một chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, phải hỏi "Bản ngã/Ego là ai để có thể nói về "siêu nghiệm" ?
Khi tự nhận thức là một con người tự nhiên, ta cũng nhận thức thế giới không gian và tự tạo mình như đã ở trong không gian, chỗ mà ta có con người tại ngoại; do hiệu lực của nhận thức giới được giả định trước đã ở trong cảm giác khả dĩ đặt vấn đề - ở đó câu trả lời phải chứng tỏ sự chính xác của việc chấp nhận mọi sự có giá trị về mặt khách quan ? Hiển nhiên việc thực hành có thực giảm trừ hiện tượng luận là cần thiết, ngõ hầu đạt tới bản ngã này và đời sống có ý thức mà những vấn nạn siêu việt như những vấn nạn về khả hữu của nhận thức siêu việt có thể được yêu cầu.[112]
Sau khi đã chỉ ra những toan tính nào quan niệm vũ trụ của hữu thực như thể cái gì ở bên ngoài vũ trụ của ý thức khả hữu, nhận thức khả hữu, hỉển nhiên khả hữu, cả hai liên hệ với nhau ở bên ngoài bằng một quy luật nghiêm nhặt là phi lý, Husserl xác định : lý luận nhận thức chính xác do đó chỉ có ý nghĩa như một lý luận hiện tượng luận siêu nghiệm, thay vì khai động với những suy luận không kiên xác dẫn từ một giả định nội tại đến một giả định siêu việt, đặc biệt phải làm sáng tỏ một cách hệ thống việc hoàn thành nhận thức, trong việc làm sáng tỏ hoàn thành này phải lĩnh hội được như một thao trình có ý hướng.[113]
Do đó, theo Husserl, có một hiện tượng luận phổ quát như một tự giải thích bản ngã, thực hiện với hiển nhiên liên tục và đồng thời với tính cụ thể. Ông giải thích rõ hơn là : Trước tiên, tự giải thích nói trên trong ý nghĩa phong phú, chỉ ra một cách có hệ thống làm thế nào chính bản ngã tự cấu thành, đối với chính bản chất riêng của nó, như thể hiện hữu trong chính nó và cho nó; thứ nữa là một tự giải thích trong ý nghĩa rộng hơn, từ chỗ đó chỉ ra làm thế nào, nhờ vào bản chất riêng này, bản ngã cũng thế cấu thành trong nó một điều gì khác, một điều gì khách quan, và như vậy cấu thành mọi sự không ngoại lệ luôn cho nó, trong bản ngã, trạng thái hiện hữu như phi-bản ngã.[114]
Hiện tượng luận, thực hiện với tính cụ thể có hệ thống nói đến ở trên, chính thế là chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, mặc dầu trong một ý nghĩa mới tự nền tảng đến bản chất.
Husserl minh định chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm nói đến ở đây, nghĩa là của ông, không gì khác hơn một tự giải thích lặp thành từ kết quả đã thực hiện đưới hình thái của một khoa học ngã-luận có hệ thống/systematisch egologischer Wissenschaft, một giải thích về bản ngã của tôi như chủ thể của mọi nhận thức khả hữu, và quả thực dựa vào mọi ý nghĩa của hiện thể/Seiendem, bản ngã với điều đó mới có ý nghĩa đối với tôi. Chính từ quan điểm này, ông đã khẳng định rõ ràng chủ nghĩa (l)ý tưởng này của ông không là một vật tác chế ra của những tranh luận khôi hài/ein Gebilde spielerischer Argumentationen, trong tranh cãi biện chứng với chủ nghĩa duy thực như giải thưởng phải đoạt được/Siegespreis zu gewinnen.[115]
Tiấp đến là nói đến chứng cớ về chủ nghĩa (l)ý tưởng này chính là hiện tượng luận.
-------------------------------------
[112] Husserl, Cartesianische Meditationen, IV. Meditation : Entfaltung der konstitutiven Probleme des transzendentalen Ego selbst/khai triển vấn đề cấu thành của chính bản ngã siêu nghiệm :
§ 41. Die echte phänomenologische Selbstauslegung des "ego cogito" als "transzendentaler Idealismus"/Tự lý giải về mặt hiện tượng luận chính xác "ego cogito" như thể chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm :
Sowie Ich mich als natürlicher Mensch apperzipiere, habe Ich ja schon im voraus die Raumwelt apperzipiert, mich als im Raum aufgefaßt, in dem Ich also ein Außer-mir habe. Ist also nicht die Gültigkeit der Weltapperzeption schon in der Fragestellung vorausgesetzt worden, in den Sinn der Frage eingegangen, während doch ihre Beantwortung erst das Recht der objektiven Geltung überhaupt ergeben sollte ? Es bedarf offenbar der bewußten Ausführung der phäomenologischen Reduktion, um dasjenige Ich und Bewußtseinsleben zu gewinnen, von dem transzendentale Fragen als Fragen der Möglichkeit transzendenter Erkentnis zu stellen sind.
* Tác phẩm Hệ thống chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm/System des transzendentalen Idealismus (1800) của F.W.J. Schelling :
Trong giáo trình năm 1936 về "Schellings Abhandlung über das Wesen der menschlichen Freiheit/Luận về bản chất tự do của con người nơi Schelling", Heidegger quan niệm : với chủ nghĩa (l)ý tưởng, đó là "hệ thống tự do" được chinh phục, và chủ nghĩa (l)ý tưởng, khi mang hình thái hệ thống, được tuyên ngôn như một hệ thống tự do. Chủ nghĩa này như thể hệ thống xây dựng trên Thuyết lý khoa học/Wissenschaftslehre, 1794 của Fichte, bổ xung chủ yếu qua Triết học về tự nhiên/Ideen zu einer Philosophie der Natur, 1797 của Schelling, nâng lên trình độ cao cấp qua Hệ thống chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiêm của Schelling.
[113] Husserl, Sdt :
Echte Erkenntnistheorie ist danach allein sinnvoll als transzendental-phänomenologische, die, statt mit widersinnigen Schlüsen von einer vermeinten Immanenz auf eine vermeinteTranszendenz,... es ausschließlich zu tun hat mit der systematischen Aufklärung der Erkenntnisleitung, in der sie durch und durch verständlich werden müssen als intentionale Leistung.
[114] Husserl, Sdt :
[so ergibt sich als Konsequenz] eine universale Phänomenologie als eine in steter Evidenz und dabei in Konkretion durchgeführte Selbstauslegung des Ego. Genauer gesprochen, und fürs erste : als eine Selbstauslegung im prägnanten Sinne, die systematisch zeigt, wie das Ego sich als in sich und für sich Seiendes eines eigenen Wesens konstituiert; und dann zweitens als eine Selbstauslegung im erweiterten Sinne, die von da aus zeigt, wie das Ego in sich vermöge dieses Eigenwesens auch Anderes, Objektives konstituiert, und so überhaupt alles, was für es je im Ich als Nicht-Ich Seinsgeltung hat.
[115] Husserl, Sdt :
[In dieser systematischen Konkretion durchgeführt] ist die Phänomenologie eo ipso transzendentale Idealismus, obschon in einem grundwesentlich neuen Sinne.
... sondern ein Idealismus, der nichts weiter ist als in Form systematisch egologischer Wissschaft konsequent durchgeführte Selbstauslegung meines Ego als Subjektes jeder möglichen Erkenntniss, und zwar in Hinsicht auf jeden Sinn von Seiendem , mit dem es für mich, das Ego, eben soll Sinn haben können. Dieser Idealismu ist nicht ein Gebilde spielerischer Argumentationen , in dialektischen Streit mit Realismus als Siegespreis zu gewinnen.
(c̣n tiếp)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017