ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 85
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của Husserl )
Theo Heidegger, khoa học là những quan liên của chân lý với tổng thể những mệnh đề trong quan niệm của Husserl khi xác định:
"Vô số những hành động nhận thức duy nhất cá biệt mà nội dung tương ứng với chân lý duy nhất như thể nội dung đồng nhất lý tưởng. Cùng cách thế đó, vô số phức hợp nhận thức cá thể, trong mỗi phức hợp cùng lý luận - lúc này hay lúc khác, nơi chủ thể này hay chủ thể khác - đến với nhận thức, cũng tương ứng với lý luận này như thể nội dung đồng nhất lý tưởng. Do đó, lý luận không phải cấu thành từ những hành động, song của những thành tố thuần tuý lý tưởng, của chân lý".[77]
Như vậy, khoa học, như thể một mạng lưới lý tưởng của những mệnh đề, được thực hiện trong một quần tụ những cá thể và tổ chức, nghĩa là trong mạng lưới chân lý, có một tổ hợp những kết quả cụ thể khai triển trong mạng lưới này đạt tới "giá trị khách quan". Heidegger diễn giải ra là: những nội dung mệnh đề hiện hữu - nghĩa là có giá trị - về mặt lý tưởng như vậy đem lại những kết quả trong vấn đề đang nói đến có giá trị khách quan. Hiện hữu lý tưởng của mệnh đề, có nghĩa là chân lý, thì có giá trị. Tương phản với thực tại thường nghiệm của sự vật, hiện hữu lý tưởng của chân lý được gọi là "giá trị". Chính những chân lý là giá trị và như vậy có thể nói đến một luận lý học phi-tâm lý như thể luận lý học của giá trị. Như vậy phê bình của Husserl nhắm vào nội dung lý tưởng của những mệnh đề, theo ý nghĩa của giá trị - xác định chân lý như thể giá trị.[78]
"Giá trị khách quan" mà Heidegger nói đến ở trên là dẫn từ tiết § 62 trong Nghiên cứu luận lý tập 1 Tổng luận của Husserl, mang tiêu đề "Sự thống nhất của khoa học. Quan liên của sự vật và quan liên của chân lý". Husserl xác định:
"Về một khoa học như thể khoa học, trong mọi trường hợp không phải là quan liên tâm lý học và nói chung là thực tại trong đó những hành động của tư duy được xếp đặt, song là một quan liên thực sự khách quan hay lý tưởng, đem lại cho chúng một quan hệ khách quan thống nhất và trong tính thống nhất này, có một giá trị lý tưởng... Quan liên khách quan này, mang lại cho tư duy khoa học lý tưởng và "thống nhất" như thế, có thể hiểu theo hai nghĩa: một mặt, là quan liên của sự vật liên hệ tới những kinh nghiệm sống của tư tưởng (thực hay khả hữu), mặt khác, là quan liên của chân lý, trong đó thống nhất cụ thể đem đến một giá trị khách quan như thế. Cả hai mặt quan liên đó được gán với nhau một cách tiên thiên và không thể tách ly."[79]
Tôi sẽ nói đến vấn đề này khi đối chiếu mối tương quan giữa Husserl và Heidegger. Trở lại vấn đề những giả định của Husserl trong phê bình chủ nghĩa duy tâm lý, ở đây, Heidegger khởi từ ý niệm theo ý nghĩa của Platon về cái "tạo cho khoa học như thể khoa học", đi tới kết luận: hữu lý tưởng - trong ý nghĩa của Platon xác định hướng đi tích cực của Husserl theo một đường lối rộng và hầu như không phê phán đã dẫn ông tới một sai lầm cơ bản mà chính ông đã sớm nhận ra và từ bỏ.
Trong hướng phê phán đó, Heidegger tiếp tục luận về căn rễ của những giả định này. Trước hết, tương phản với những hành vi của phán đoán, nội dung của phán đoán là lý tưởng hay ý niệm, nghĩa là phổ quát đươc nhìn theo đường lối trừu tượng, hay theo thuật ngữ của Husserl, gọi là "tạo niệm/ideation" của trường hợp tiêu biểu như "niệm tính/whatness" của sự vật. Nó có thể nhìn thấy từ phức số cho đến cả trường hợp cá thể. Cho nên Husserl xác định:
"Từ sự kiện là chân lý trở thành hiện thực, tách biệt ra trong kinh nghiệm sống của phán đoán hiển nhiên. Thử suy ngẫm về việc tách biệt này và thi hành một trừu tượng hóa lý tưởng, ta sẽ có ngay chân lý như thể đối tượng được lĩnh hội thay vì sự vật khách quan. Chúng ta nhận thức được chân lý như thể giao hỗ lý tưởng của hành vi nhận thức chủ quan, nhất thời, như thể độc nhất đối mặt với vô số không giới hạn những hành vi nhận thức khả hữu và những cá nhân đang nhận thức."[80]
Về phương diện này, Heidegger có ý kiến là nội dung của phán đoán là lý tưởng, không phải thường nghiệm, song không hiểu theo nghĩa của Platon, vì chính Husserl đã nói là chủng loại/γένος của những hành vi phán đoán. Song khi Husserl xác định nội dung của phán đoán là chủng loại của hành vi phán đoán, như vậy ý niệm đã hiểu theo dị nghĩa, không phân minh, vừa là hữu phi khả giác, vừa là ý niệm theo nghĩa của Platon. Hỗn đồng mơ hồ này về cơ bản đã phác thảo trong lý luận mà Husserl lấy làm hướng đi chủ yếu của ông, tức là học thuyết của Lotze về thế giới ý niệm và lý giải của Lotze về học thuyết ý niệm của Platon trong bộ Luận lý học 1874.[81]
Heidegger xác định, nhờ luận lý học của Lotze, từ ngữ "giá trị" và những gì liên hệ trở nên quan yếu trong tư tưởng hiện đại.Tuy nhiên, ý ông không muốn nói là phê bình của Husserl dựa vào lý luận của Lotze ra sao, mà chỉ xét đến vấn đề: Chân lý được hiểu như thế nào trong cả chủ nghĩa duy tâm lý lẫn phê bình chủ nghĩa duy tâm lý ?
Qua những trình bày ở trên, có thể lập thành chân lý = mệnh đề chân thực = giá trị. Heidegger cũng xác định trong việc sử dụng những thuật ngữ như giá trị, hữu thể, lý tưởng ở đây, vì nếu hiểu "hữu" có nghĩa là thực tại thường nghiệm, thì nó không thể có nghĩa là "lý tưởng", cho nên để tránh mọi hỗn đồng, chúng ta phải ghi nhận: Lotze dùng từ ngữ "hữu" tương đương với thực tại thường nghiệm/Vorhandenheit, do đó ông dùng từ "hữu" để chỉ những hữu khả giác, và những thuật ngữ Heidegger dùng như từ "hữu", hay thực tại/Wirklichkeit" trong nghĩa đối lập với Lotze. Cho nên ông đặt vấn đề: Loại thực tại nào (theo nghĩa của Lotze) để gắn với những ý niệm ? Trả lời : Loại thực tại áp dụng vào những ý niệm là giá trị. Ý niệm là giá trị, cái thực là/hiện hữu.
Trong tập 3 bộ Luận lý của Lotze, chương 3 "Thế giới của Ý niệm" luận về hữu của ý niệm, của "hữu lý tưởng" và do đó luận về học thuyết ý niệm của Platon. Đối tượng nghiên cứu của ông không phải là chính những sự vật, song :
"không gì khác hơn là quan liên của những ý niệm với nhau có thể khởi sự nghiên cứu của chúng ta... Vô số những ý niệm trong chúng ta, và từ chỗ chúng có thể đến, cấu thành những dữ kiện trực tiếp duy nhất để từ đó nhận thức của chúng ta có thể bắt đầu"[82]
------------------------------------
[77] Husserl, Sdt, § 66: Der Mannigfaltigkeit von individuell einzelnen Erkenntnisakten desselben Inhalts entspricht die eine Wahrheit, eben als dieser ideal identische Inhalt. In gleicher Weise entspricht der Malnnigfaltigkeit von individuellen Erkenntniskomplexionen, in deren jeder dieselbe Theorie - jetzt oder ein anderes Mal, in diesen oder in jenen Subjekten - zur Erkenntnis kommt, eben diese Theorie als der ideal identische Inhalt. Sie ist dann nicht aus Akten, sondern aus rein idealen Elementen, aus Wahrheiten,aufgebaut.
[78] Heidegger, Sdt: The ideally existing (i.e. valid) propositional contents, as such, bring the issues in question to objective validity. The ideal being of the proposition - and this means truth - is valid, and as valid, holds true for the subject matter that it intends.
In contrast with the empirical reality of things, the ideal being of truth is called "validity". Truths themselves are validities, and therefore we speak of non-psychological logic as the logic of validity.
Thus, ...Husserl's critic is focused on the ideal content of propositions, on the meaning that is valid, on validity ... - ... determination of truth as validity.
[79] Husserl, Sdt, § 62 Die Einheit der Wissenschaft. Der Zusammenhang der Sachen und der Zusammenhang der Wahrheiten: Was Wissenschaft zur Wissenschaft macht, und das ist jedenfalls nicht der psychologische und üerhaupt reale Zusammenhang, dem sich die Denkakte einordnen, sondern ein gewisser objektiver oder idealer Zusammenhang, der ihnen einheitliche gegenständliche Beziehung und in dieser Einheitlichkeit auch ideale Geltung verschafft... Unter dem objektiven Zusammenhang, der das wissenschaftliche Denken ideell durchzieht, ihm und so der Wissenschaft als solcher "Einheit" gibt, kann Doppeltes verstanden werden: Der Zusammenhang der Sachen, auf welche sich die Denkerlebnisse (die wirklichen oder möglichen) intentional beziehen, und auf der anderen Seite der Zusammenhang der Wahrheiten, in dem die sachliche Einheit als das, was sie ist, zur objektiven Geltung kommt. Eins und das andere ist a priori miteinander gegeben und voreinander unablösbar.
[80] Husserl, Sdt: "...daβ er so ist, ist aktuell gewordene Wahrheit, vereinzelt im Erlebnis des evidenten Urteils. Reflektieren wir auf diese Vereinzelung und vollziehen wir ideirende Abstraktion, so wird statt jenes Gegenständlichen die Wahrheit selbst zum erfaβten Gegenstande. Wir erfassen hierbei die Wahrheit als das ideale Korrelat des flüchtigen subjektiven Erkenntnisaktes, als die eine, gegenüber der unbeschränkten Mannigfaltigkeit möglicher Erkenntnisakte und erkennender Individuen".
[81] Lotze, Rudolf Hermann (1817-1881), Logik. Drei Büche vom Denken, vom Untersuchen und vom Erkennen (Luận lý học. Ba tập gồm tư tưởng, nghiên cứu và nhận thức). Giáo sư tại đại học Göttingen từ 1844 đến lúc mất 1881.
[82] R. H. Lotze, Logik. Drittes Buch. Vom Erkennen, Erstes Kapitel: Vom Skepticismus :
"[dann ist zu zeigen], daβ nie etwas Anderes als der Zusammenhang unserer Vorstellungen unter einander den Gegenstand unserer Untersuchungen ausmachen kann."
"Die mannigfaltigen Vorstellungen in uns also, woher sie auch gekommen sein mögen, bilden das einzige unmittelbar Gegebene, von dem unsere Erkenntniβ beginnen kann."
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016