ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 71

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, 71,        

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

 

 

    Edmund Husserl như đã nói đến ở chương I: Khởi sinh từ triết lý toán học, khởi sự là nột nhà toán học đã viết: "thế giới số học chỉ ở đó với tôi khi nào và bao lâu tôi vẫn giữ thái độ của nhà số học, trong khi thế giới tự nhiên, theo nghĩa thông thường luôn luôn ở đó đối với tôi, bao lâu tôi vẫn sống trong đó". [X. chú thích 6 ch. I] Mục đích lý tưởng Husserl theo đuổi từ toán học sang triết học là xây dựng một triết lý khoa học chân xác/eine streng wissenschaften Philosophie, song từ khu biệt thế giới toán học tới thế giới tự nhiên, đến giai đoạn viết Die Krisis, khi đưa ra khái niệm thế giới đời sống/Lebenswelt [X. chương II], theo như Ludwig Landgrebe, một trong những môn đệ thân cận nhất của Husserl, nhận xét "thế giới đời sống không là gì khác hơn thế giới lịch sử cụ thể với những truyền thống vả hình tượng biến đổi của thiên nhiên". Có thể nói, quá trình hình thành tư tưởng của Husserl qua những tác phẩm để lại (đã xuất bản Gesammelte Werke : Husserliana [quyển]1: Cartesianische Meditationen und Pariser Vorträge -[quyển] 42: Grenzprobleme der Phänomenologie. Analysen des Unbewuβtseins und der Instinkte. Metaphysik. Späte Ethik (Texte aus dem Nachlass 1908-1937) hoặc sẽ xuất bản) với một số lượng bao la ví như quặng mỏ chưa khai thác, diễn ra những giai đoạn biến chuyển vô cùng trên lộ trình nhận thức của con người.               

Bộ Nghiên cứu luận lý/Logische Untersuchungen xuất bản năm 1900 đánh dấu mở đầu một thế kỷ với mục tiêu nhằm "soi sáng những vấn đề cơ bản của lý luận về nhận thức và lĩnh hội phê phán về luận lý như một khoa học". Từ Triết lý số học/Philosophie der Arithmetik 1887 đến Nghiên cứu luận lý 1900 đã là diễn tiến một chặng đường từ nghiên cứu tâm lý học và luận lý học [X. kỳ 3 và những kỳ kế tiếp] đến "xây dựng trên những nền tảng mới luận lý học thuần túy và lý luận về nhận thức". Trong lời Tựa lần xuất bản thứ hai năm 1913, Husserl xác định: " Bộ Nghiên cứu luận lý đối với tôi là một tác phẩm tranh luận, do đó không phải là một cứu cánh, song là một khởi đầu. Ngay khi kết thúc in ấn, tôi theo đuổi những công trình của tôi. Tôi cố thực hiện hoàn hảo hơn ý nghĩa, phương pháp, tầm vóc triết lý của hiện tượng luận, tiếp tục theo đuổi dưới mọi bộ diện nghiên cứu những dãy vấn đề đã đề cập, đồng thời nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề song hành trong mọi lĩnh vực của hữu thể học và hiện tượng luận ". Trong những bài viết kể từ 1891 phê bình, tranh luận liên quan đến những tác giả đương thời (như Schröder, Voigt, Wundt, Glogau, Jérusalem, Marty, Cornélius, Lipps, Rickert, Mach, Palágyi, Bergmann, Elsenhans, Gomperz, Kries) với Husserl, đến luận lý và lý luận về nhận thức, ông đã dùng những từ "hiện tượng luận","phân tích hiện tượng luận" trong những bài điểm sách "Những vấn đề cơ bản về luận lý học" (1895) của J. Bergman  trên Archiv für systematische Philosophie/Văn khố cho triết học có hệ thống, số 9  xb. năm 1903 như : "Thật sự không có chỗ cho loại nền tảng tâm lý học quả thực cần thiết để làm sáng tỏ ý nghĩa của những khái niệm là quy luật thuần túy luận lý, tôi [EH] muốn nói đến những phân tích thuần túy miêu tả những sinh động của tư tưởng mà chúng ta chỉ ra như đã có trước mọi tâm lý học thường nghiệm giải thích, khởi sinh, đúng ra là như những phân tích hiện tượng luận";  điểm bài "Tương quan luận lý học với tâm lý học" của Th. Elsenhans  đăng trên tạp chí Zeitschr.f. Philos.u philos. Kr./Triết học và phê phán triết học, số 109 năm 1896  như "sự minh giải này đòi hỏi một hiện tượng luận, về nhận thức : nhằm xác định, phân tích những sinh động của nhận thức trong đó nguyên ủy của những ý niệm luận lý, xa với mọi lý giải vượt quá nội dung thực của chúng, và dẫn đến hiển nhiên chỉ thị ý nghĩa "riêng" của những ý niệm luận lý, bản chất khái quát của chúng" trong Văn khố nói trên [1]

Trước khi đi vào Nghiên cứu lý luận để luận về những chủ điểm liên hệ đến tổng thể chủ nghĩa (l)ý tưởng của Husserl, thiết tưởng hai bản văn như hai tài liệu hướng đạo người đọc tiếp thu tư tưởng Husserl mà tôi sẽ đề cập ở đây, một là Phác họa một tự ngôn của Nghiên cứu luận lý (1913) qua lệ ngôn của Eugen Fink, người phụ trách xuất bản là "phác họa một tự ngôn của Nghiên cứu luận lý năm 1913, được xuất bản lần thứ nhất ở đây, mả Edmund Husserl quan niệm như thể một dẫn nhập cho lần ấn hành thứ hai của tác phẩm, đã tu chính". Phác họa tự ngôn này theo Fink "là một tài liệu lịch sử của một tự lý giải xác định hiện tượng luận của Husserl".

Tự lý giải, như Fink nhận xét, có thể kiểm nghiệm từ tiết § 2 trong bản phác họa : ý nghĩa của những Tổng luận [về luận lý thuần túy, tập thứ nhất của bộ Nghiên cứu luận lý] : Husserl muốn chỉ ra những lý giải sai lầm của những người đọc tập Tổng luận, vốn để tranh luận về chủ nghĩa duy tâm lý song lại xem như có thể đưa ra phán đoán về ý nghĩa những nỗ lực của tác giả trong luận lý học và lý luận nhận thức của ông; ông nhấn mạnh đến "xung đột giữa hai nguyên cớ đối lập nhau triệt để nhất trong lĩnh vực luận lý học: nguyên cớ tâm lý và nguyên cớ luận lý thuần túy". Husserl giải thích tại sao chúng tách rời nhau vì tất cả những gì "thuần túy" luận lý  là một "tự nội", "một cái gì thuộc (l)ý tưởng", trong cái thuộc tự-nội, không chứa những gì thuộc "tâm linh", liên quan đến những hành vi, những chủ thể hay cả những con người thường nghiệm quả thực thuộc về thực tại kỳ thành.[2]                                           

Trong tiết § 3 nói đến yêu cầu một phương pháp trực giác của triết học trong việc trở về trực quan, Husserl xác định những vấn đề về ý nghĩa và đối tượng của nhận thức không được giải quyết khi người ta đặt chúng theo một tư tưởng giả định là thuần túy cũng như tạo cho ngôn ngữ triết lý truyền thống phát đạt dựa trên những biểu ngữ mới sâu sắc; song khi những vấn đề này, qua một công trình chứng giải khó nhọc, tự khởi đầu là những vấn đề mơ hồ và không phân minh được điều động trong ánh sáng của trực quan, hay khi người ta tìm cách tìm ra trong chúng những ví dụ cụ thể và sau rốt khi biến hóa chúng thành những vấn đề lao động, trước hết theo một cách hẹp hòi và hạn chế, có thể nhận ra được một cách hữu hiệu trong khuôn khổ của trực quan tặng dữ nguyên ủy và dẫn tới giải pháp.

Husserl cũng chỉ ra trong tập hai bộ Nghiên cứu luận lý "chính phương pháp trực giác, cậy vào "chính những sự vật" khảo sát ở đây, nghĩa là nhờ vào chính nhận thức (rõ ràng trong tặng dữ trực tiếp, trực giác của nó), dầu không đạt tới mục đích một cách hoàn hảo, dầu chỉ có một trực quan phiến diện trong nhiều vấn đề đặc thù, chưa mang lại những giải pháp toàn diện, chỉ mới tạo ra những dự bị cho giải pháp". Husserl  xác định phương pháp phân tích có ý hướng những giao hỗ hình thành từ ý thức và tính khách quan tới chỗ khai triển, ý nghĩa và phong cách chung của giải pháp nhận thức được trong tập 6 để mở rộng vấn đề luận lý thuần túy, trong đại thể tương quan với lĩnh vực phạm trù, phân tích. [3]

---------------------------------------------

[1] Husserl, Articles sur la logique/Những bài viết về luận lý học (1890-1913), traduction, notes remarques et index par Jacques English/bản dịch, chú giải nhận xét và mục lục Pháp ngữ của J. English, 1975 :                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      

Compte rendu des ouvrge allemands de logique des années 1895-1899 (Premier article par E. Husserl:) Julius Bergmann, Les problèmes fondamentaux de la logique:  "Il est vrai qu'il ne fait pas assez de place au genre de fondation psychologique qui est en fait indispensable pour élucider le sens des concepts et des lois purement logiques, je veux parler des analyses purement descriptives des vécus de pensée que nous désignons comme se situant avant toute psychologie empirique explicative, génétique, mieux, comme des analyses phénoménologiques."

(Troisième article par Edmund Husserl:) Théodor Elsenhans, Le rappot de la logique à la psychologie: "Cet élucidation exige une phénoménologie de la conaaiissance : elle a à fixer, à analyser les vécus de connaissance dans lesquels se trouve des idées logiques, en se tenant loin de toute interprétation qui dépasserait leur contenu réel, et à amener alors à l'évidence la signification "propre" des idées logiques, leurs essences générales."

[2] Husserl, Sdt, Esquisse d'une préface aux Recherches logiques (1913) :

Avertissement de l'éditeur (E. Fink) : "L'esquisse d'une Préface aux Recherches logiques de l'année 1913, qui est publiée ici pour la première, fut conçue par Edmund Husserl comme une introduction à la seconde édition, remaniée, de l'ouvrage " ... " Elle est un document historique d'une auto-interprétation déterminée de la phénoménologie de Husserl".

§ 2. Le sens des Prolégomènes : "conflit entre deux motifs opposés l'un à l'autre de la manière la plus radicale đans la sphère de la logique: l'un est le motif psychologique, l'autre le motif logique pur"... "ils doivent être séparés, à savoir sous la forme: tout ce qui est "purement" logique est un "en-soi", est "quelque chose d'idéal", qui, dans cet en-soi, dans la teneur en essence qui lui est propre, ne contient rien de "psychique", rien qui concerne des actes, des sujets ou bien même des personnes empiriques appartenant en fait à la réalité effective".                

[3] Husserl, Sdt :

§ 3. Exigence d'une méthode INTUITIVE (intuitiv) de la philosophie dans le retour à l'intuition (Anschauung) : "Des problèmes comme ceux qui portent sur le sens et sur l'objet de la connaissance ne sont pas résolus quand on les soumet à une pensée prétendument pure et quand on enrichit le langage philosophique traditionnel avec de nouvelles expressions profondes; mais quand, par un pénible travail d'éclaircissement, eux qui sont tous au départ des prolèmes vagues et équivoques, on les amène dans la lumière de l'intuition, quand on cherche à leur trouver des exemples in concreto et quand enfin on les transforme en problèmes de travail qui, d'abord d'une manière étroite et limitée, peuvent être effectivement saisis dans le cadre de l'intuition donatrice originaire et être conduits à la solution."

"C'est cette méthode intuitive, faisant appel aux "choses elles-mêmes" ici en question, c'est-à-dire à la connaissance "elle-même" (précisément dans sa donation directe, intuitive), que suit le tome 2 de ces Recherches logiques ... même s'il n'a pas parfaitement atteint ses buts ... il n'est parvenu qu'à intuition partielle ou unilatérale, et même s'il n'a alors absolument pas apporté de solutions complètes, mais seulement des préparatifs pour de telles solutions". ... "La méthode de l'analyse intentionnelle des corrélats formés par la conscience et l'objectivité parvient à être élaborée, le sens et le style général de la solution parviennent à être reconnu dans la Recherche 6 pour l'étendue du problème logique pur, dans sa généralité relative à la sphère catégoriale, analytique.".

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016