ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 53

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53,    

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Không phải tình cờ Derrida viết dẫn nhập và dịch Nguyên ủy hình học hai năm sau khi Merleau-Ponty hoàn tất giảng khoa về Nguyên ủy hình học của Husserl tại Sorbonne.năm 1960. Một mục tiêu tương ứng giữa hai công trình có thể đáng chú ý là luận về những hạn chế của hiện tượng luận. Nhiều nhà chuyên cứu Derrida hoặc Merleau-Ponty ngày nay quan tâm đến việc đối chiếu hai nhà tư tưởng này. [130]

Nguyên ủy hình học như đã dẫn ở trên, theo Merleau-Ponty là một bản văn hoàn chỉnh, cho nên được khai triển trong đề cương giảng khoa 1959-1960 [xem kỳ 51]. Leonard Lawlor biên tập và dịch giáo trình này sang tiếng Anh, với phần nói đầu về Verflechtung: ba chỉ thị ý nghĩa trong những ghi chép giáo trình của Merleau-Ponty về " Nguyên ủy hình học" của Husserl [131]. Lawlor xác định giáo trình này có lẽ trình bầy rõ ràng ý niêm về Hũu thể [xem chú thích 130] của Merleau-Ponty hay ý niệm về Stiftung, trong thuật ngữ của Merleau-Ponty gọi là "định chế/institution"; hơn nữa, giáo trình về Nguyên ủy hình học còn bổ xung, hay có lẽ hoàn tất chương thứ tư còn bỏ dở trong tác phẩm di cảo Le Visible et l'Invisible/Khả thị và Bất kiến, Merleau-Ponty  viết: Ớ đây người ta động đến điểm khó khăn nhất, nghĩa là đến giây liên hệ xác thịt với ý tưởng. [132] Giây liên hệ này, Merleau-Ponty gọi là "chiasme/bắt chéo" , mượn từ thuật ngữ trong Nguyên ủy hình học gọi là Verflechtung, Husserl viết: Như vậy, con người với tư cách con người, cùng là con người với nhau [chúng nhân-đồng bào], thế giới - thế giới ở đó, con người nói và thường có thể nói với nhau, chúng ta nói và thường có thể nói với nhau - và, mặt khác, ngôn ngữ, kết bện với nhau không rời/verflochten.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

Trong tiểu luận về Merleau-Ponty và Triết học, tôi đã viết: "Cho đến cuối đường, Merleau-Ponty vẫn tỏ ra trung thành với khám phá ban đầu, mặc dầu tư tưởng không ngừng nỗ lực phát triển đi từ những mô tả cụ thể trong thế giới hiện tượng của tri giác đến con đường dẫn vể hữu thể luận của khải thị, luôn luôn hướng về nguyên ủy để làm xuất lộ chân tướng những Urpräsentation, Urstiftung, Urhistorie là những lãnh giới dẫn vào tân hữu thể luận... Trong những chiều hướng của tân hữu thể luận, phải khai phá đến tận nguyên ủy, cái nguyên sơ, cái nguồn gốc, urtumlich, ursprüglichủa nguyên hữu, ã hữu (l'être brut ou sauvage). Đến đây thì con đường hữu thể của Merleau-Ponty vẫn là miên tục của hiận tượng giới và giai đoạn sau cùng trong triết học của ông có thể so sánh với giai đoạn sau cùng của Husserl...  Merleau-Ponty nói đến tinh thần của thân xác và thân xá của tinh thần, hai khía cạnh như có thể định nghĩ tinh thần la một góc cạnh khác của thân xác, có một sự bắt chéo (chiasme) giữa hai cái đó, sự trườn lên nhau, có bắt chéo ta và vũ trụ, ta và tha nhân, thân ta và sự vật, trong và ngoài, khả thị và bất kiến."[133]

Trong khi đọc bộ Nghiên cứu luận lý học và Những Ý niệm về một khoa hiện tượng luận thuần túy và Triết học hiện tượng luận, Derrida cũng đã bàn đến thuật ngữ Verflectung của Husserl trong Tiếng nói và hiện tượng, bởi từ ngữ này thường lại xuất hiện vào những thời khoảng quyết định, không phải ngẫu nhiên. Khi luận giảng về Nguyên ủy hình học của Husserl, Merleau-Ponty đã chú ý đến khái niệm này: Hữu khách quan hàm ngụ con người (phát) ngôn. Ngôn ngữ giao hỗ với thế giới khách quan. Con người, thế giới và Sprache/ngôn ngữ kết bện  với nhau.[134]

Khi luận đến tương quan ngôn ngữ-chúng nhân-thế giới, như Husserl xác định ngôn ngữ là cơ bản của chân trời chúng nhân, mà nó không ngừng  "mở ra"; chính ở nơi nó mà thế giới bao quanh/môi giới/Umwelt của con người trở nên khách quan, bởi vì "có thể hô danh", cũng là đố ngữ của Universum der Objekte/Vũ trụ những khách thể. Ở thời giảng này, Merleau-Ponty nhắc lại:

Sprache, Mensch, Welt [Ngôn ngữ, Con người, Thế giới] "chôn lộn", "kết bện" lại với nhau.

Verflochten/kết bện.

Có thể chia làm ba phần:

I. Verflechtung: phân tích bao gồm hai vân động:ngôn ngữ thuộc về chân trời của chúng nhân (gehört zu dem Menschheitshorizont) và chúng nhân được hiểu như thể cộng đồng ngôn ngữ. [135]

Khi đặt vấn nạn là liệu người ta có thể hiểu ngôn ngữ nhờ vào chân trời con người hay nhờ vào ngôn ngữ mà hiểu được chân trời con người; vậy thì tương quan đó theo hiện hửu hay do bản chất ?

Để giải tỏa những vấn nạn như vậy, Merleau-Ponty nhặc lại quan niệm của Husserl là tính lý tưởng không trở thành nguyên nhân/kausal geworden, song trở nên tinh thần/geistig geworden, như vậy chúng nhân và ngôn ngữ mang tính lý tưởng không phải bắt buộc duy trì quan hệ khởi sinh nguyên nhân nữa..Có thể chứng minh điều này như sau: toân thể chúng nhân, ngôn ngữ theo Husserl xem thế giới như thể vũ trụ                                                                                                                                    những khách thể, cũng như đã nói ở trên, chân trời con người tham phần vào thế giới, vừa là nội dung trong thế giới (như thể sinh giới/Lebenswelt) vừa bao hàm thế giới (như thể vũ trụ những khách thể)

II. Ngôn ngữ và chúng nhân: ngôn ngữ làm cho chân trời chúng nhân có thể là vô cùng mở ngỏ/offen endlos, như Husserl giải thích, hiển nhiên là chỉ nhờ vào ngôn ngữ và những ủy nhiệm trải ra vô cùng, như thể những thông giao hư giả mà chân trời chúng nhân có thể là chân trời của mồ vô cùng mở ngỏ, như thường đối với con người cũng vậy.

Không ngôn ngữ, chỉ còn môi giới đóng kín, trong im lặng. Bản chất của ngôn ngữ mở ra như thể bất biến về giả định phi-ngôn ngữ, song phương pháp bất biến này chỉ muốn nói là không phài vạch trần ra một đặc tính của ngôn ngữ, về mặt phân tích là chứa đợng trong nó, song là chỉ ra một khả hữu phi luận lý, một quyền năng hay một quyền lực cư ngụ trong nó.[136]

[ Trong giáo trình của Merleau-Ponty, đến đây dẫn Heidegger luận vê ngôn ngữ trong Đường vào ngôn ngữ/Unterwegs zur Sprache 1959: Die Sprache erörtern heiβt, nicht so sehr sie, sondern uns an den Ort ihres Wesens bringen: Versammlung in das Ereignis.

Der Sprache selbst und nur ihr möchten wir nach denken. Die Sprache selbst ist: die Sprache und nichts auβerdem. Die Sprache selbst ist die Sprache...

... Darum bedenken wir: Wie steht es mit der Sprache selbst ? Darum fragen wir: Wie west die Sprache als Sprache ? Wir antworten: Die Sprache spricht...

Die Sprache ist: Sprache. Die Sprache spricht. Wenn wir uns in den Abgrund, den dieser Satz nennt, fallen lassen, stürzen wir nicht ins Leere weg. Wir fallen in die Höhe. Deren Hoheit öffnet eine Tiefe. Beide durchmessen eine Ortschaft, in der wir heimisch werden möchten, um den Aufenthalt für das Wesen des Menschen zu finden.     

(Merleau-Ponty dẫn nguyên văn tiếng Đức, dịch lại ở đây như sau: Ngôn ngữ bàn đến có nghĩa là, không phải quá nhiều về nó, song là mang lại cho chúng ta bản chắt của ngôn ngữ  ở vị thế của nó: thu nhận được trong sự biến.

Chúng ta chỉ có thể phản tư về chính ngôn ngữ và chỉ ngôn ngữ  Chíng ngôn ngữ là: ngôn ngữ và không phải cái gì khác. Tự ngôn ngữ là ngôn ngữ...

... Vậy thì chúng ta thử nghĩ: Về chính ngôn ngữ ra sao? Vì thế tự hỏi: Ngôn ngữ theo cách nào là ngôn ngữ ? Trả lời: Ngôn ngữ (phát) ngôn...

Ngôn ngữ là: ngôn ngữ. Ngôn ngữ (phát) ngôn. Giá như chụng ta có rơi xuống vực sâu vì câu nói này, chúng ta cũng không rơi vào chỗ trống không. Chúng ta rơi thẳng lên cao. Đỉnh cao đó mở ra một thâm viỗn. Cả hai đó trải ra một lãnh vực ở đó chúng ta có thể quy cố hương, về trú sứ để tìm ra bản chắt con người).[137]

----------------------------------

[130] Công trình tập thể như Écart & Différance: Merleau-Ponty and Derrida on Seeing and Writing, Edited by M.C. Dillon, 1997 gồm những bài viết của Thomas W. Busch, David S. Ferris, Dorothea Olkowski, Patrick Burke, Leonard Lawlor, G.B. Madison, Joseph Margolis, Shaun Gallagher, Dennis T. Connor, Glen A. Mazis, Robert Vallier, Hugh J. Silverman, Bernard Flynn, Wilhem S. Wurzer.

Merleau-Ponty and Derrida, Interwining Embodiment and Alterity, 2004 của Jack Reynolds: Derrida  has, of course, had an infinitely complicated association with phenomenology for his entire career, including ambiguous relationships with both Husserl and Heidegger. In this respect, it is worth digressing to note that both Derrida and Merleau-Ponty began their philosophical careers as Husserlians. Moreover, it is interesting that in theirs efforts to distance themselves from their mentor, both focused on Husserl's text "The Origin of Geometry".( Dĩ nhiên Derrida có mối quan hệ vô cùng phức tạp với hiện tượng luận trong suốt sự nghiệp của ông, kể cả mối quan hệ không rõ ràng với Husserl và Heidegger. Về mặt này, không bảo đảm là có lạc đề khi ghi nhận  cả hai ông Derrida và Merleau-Ponty bắt đầu sự nghiệp triết học như những người theo Husserl. Hơn nữa, đáng chú ý là trong nỗ lực của họ muốn tách biệt với người thầy, cả hai đều chú trọng đến bản văn "Nguyên ủy hình học").

Trong công tình tập thể nói trên, bài tham luận Eliminating Some Confusion: The Relation of Being and Writing in Merleau-Ponty and Derrida của Leonard Lawlor đã nhận xét: mặc dầu có tiếp cận hiển nhiên của họ, song người ta cũng có thể thấy sự khác biệt giữa Merleau-Ponty và Derrida rõ rệt ở chỗ: Derrida là nhà Ngữ pháp luận , Merleau-Ponty là nhà Hữu thể luận. Khái niệm  diên trì/différance như chính Derrida xác định " (est) plus 'vieille' que la différence ontologique ou que la vérité de l'être/ thì 'xưa' hơn khu biệt hữu thể luận hay chân lý Hữu thể"[Derrida, La différance in trong Marges de la philosophie]; điều này có nghĩa là diên trì không thể xác định theo hữu, muốn nói đến một vô-hữu tuyệt đối. Quan niệm hữu thể luận thể hiện rõ trong tác phẩm Le Visible et l'Invisible của Merleau-Ponty, trong quan hệ của ngôn ngữ và hữu; theo Merleau-Ponty, diễn ngôn đồng chất với hữu bởi ngôn ngữ nói là một trong những khả năng của hữu.

[131] Leonard Lawlor: Verflechtung: The Triple Significance of Merleau-Ponty's Course Notes on Husserl's "The Origin of Geometry" in trong Maurice Merleau-Ponty, Husserl at the Limits of Phenomenology, Edited by Loenard Lawlor with Bettina Bergo.

[132] Leonard Lawlor, Sdt: Dẫn từ Le Visible et l'Invisible :"We touch here the most difficult point, that is, the bond between the flesh and the idea"                                                                                                                                                                                                                                                         [nguyên tác: On touche ici au point le plus difficile, c'est-à-dire au lien de la chair et de l'idée].

[133] Đặng Phùng Quân,  Merleau- Ponty và triết học in Triết học và Văn chương 1974 (đã in trên tập san Vấn Đề số 34, tháng 5 năm 1970).

[134] Merleau-Ponty, Sdt: L'Être objectif implique homme parlant.Le langage est corrélatif du monde objectif. Hommes, monde, et Sprache sont entrelacés.

[135] Merleau-Ponty, Sdt: L'analyse paraît comporte double mouvement: Le langage appartient à l'horizon de l'humanité... L'humanité est saisie comme communauté de langage..

[136] Merleau-Ponty, Sdt: Le langage fait que l'horizon d'humanité peut être un offen endlos. Pourquoi ? à cause de ces "inscriptions étendues " Weitreichende Dokumententierungen {als mögliche Mitteilungen der Mensschheitshorizont ein offen endlos sein, wie er es für Menschen immer ist}.

i.e. sans le langage, dans le silence, on aurait Umwelt fermé.   

... l'essence du langage dégagée comme invariant par hypothèse de non-langage.

- mais cette méthode de l'invariant veut dire qu'on met à nu non une propriété du langage, analytiquement contenue en lui, mais une possibilité non logique, un pouvoir ou une puyissanceô qui l'habite.

[137] Heidegger, Die Sprache in Unterwegs zur Sprache.  1959.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016