ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 73
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
Nghiên cứu luận lý như khởi sự một đấu trường
Trong lời Tựa lần xuất bản thứ hai bộ Nghiên cứu luận lý, Husserl xác định, đối với ông, đây là một tác phẩm tranh luận, do đó không phải là một kết thúc mà là khởi đầu, cho nên sau Nghiên cứu luận lý là Ý niệm về một hiện tượng luận thuần túy và một triết học siêu nghiệm, phải dựa trên Nghiên cứu luận lý; qua tác phẩm này, người đọc có thể dùng vào nghiên cứu minh thi về một nhóm những vấn nạn cơ bản, đến Ý niệm với phương thức minh giải phương pháp theo những nguồn này chỉ ra những cấu trúc chính yếu của ý thức thuần túy và chứng tỏ một cách hệ thống những vấn đề nghiên cứu trong nó giúp cho tiến triển xa hơn và độc lập. [11]
Trong bản văn thứ hai nói đến ở trên [X. kỳ 72], mang tên Giới thiệu bộ Nghiên cứu Luận lý trên tập san Triết học khoa học năm 1900-1901, Husserl đã làm công việc tự tác giả giới thiệu công trình của chính mình, một hiện tượng hiếm thấy trong giới học thuật. Hơn nữa, Husserl còn tỉ mỉ trình bày những đề mục nghiên cứu qua suốt Nghiên cứu I đến Nghiên cứu VI - trong lời tựa lần xuất bản thứ hai, ông cũng trở lại trình bày mục tiêu của từng Nghiên cứu I đến VI như đã làm trong Giới thiệu ở Quí san Triết học nói trên.
Tại sao vậy ? Trong suốt giai đoạn từ 1891 đến 1910, Husserl đã viết những bài điểm sách và nghiên cứu trên những tạp chí khác nhau chủ yếu về luận lý học và lý luận nhận thức. Trong những tranh luận và phê phán những tác phẩm của Ernst Schröder, Những bài giảng về đại số học của luận lý (Luận lý học chính xác) (1890) nhằm vào luận lý học diễn dịch hay hình thức, của Andreas Vogt, Luận lý học sơ cấp, đặc biệt là Kiểm điểm những tác phẩm tiếng Đức về luận lý học trong năm 1894 như của Wilhelm Wundt, Luận lý học, của Gustav Glogau, Những lý luận chính về luận lý học và lý luận nhận thức, của W. Jerusalem, Niềm tin và phán đoán, của A. Marty, Về những mệnh đề không chủ thể và tương quan của ngữ pháp với luận lý học và tâm lý học (bài thứ tư & thứ năm), của Hans Cornelius, Tiểu luận về một lý luận những phán đoán hiện hữu, của Th. Lipps, Những phạm trù chủ thể trong những phán đoán khách quan, của H. Rickert, Về lý luận hình thành những khái niệm trong những khoa học tự nhiên, của Benno Erdmann, Lý luận về những phân chia các loại, của E. Mach, Về nguyên lý so sánh trong vật lý học, của Paul Bidermann, Chỉ thị ý nghĩa khoa học của giả thuyết, của J. Henrici, Dẫn nhập vào luận lý học quy nạp, Điểm sách của Melchior Palágyi: Tranh luận giữa những nhà duy tâm lý học và những nhà hình thái học trong luận lý học hiện đại, 1902.
Kiểm điểm những tác phẩm tiếng Đức về luận lý học trong những năm 1895-1899 [bài thứ nhất & bài thứ hai] như của Julius Bergmann, Những vấn đề nền tảng của luận lý học 1895, [bài thứ ba} của L. Rabus, Luận lý học và hệ thống những khoa học 1895, của Robert Heilner, Hệ thống luận lý theo ý nghĩa một công cụ chung của nhân thức con người 1897, của Theodor Elsenhans, Tương quan của luận lý học và tâm lý học 1896, của R. Wrzecionko, Bản chất tư tưởng 1896, của Heinrich Gomperz, Về tâm lý học của những sự kiện luận lý cơ bản 1897, [bài thứ tư] của Wilhelm Jerusalem, Chức năng phán đoán 1895, của Walter Kinkel, Những đóng góp vào lý luận phán đoán và lý sự 1898, của J. v. Kries, Về tâm lý học những phán đoán 1899, [bài thứ năm] của Anton Marty, Về những mệnh đề không chủ thể và tương quan của ngữ pháp với luận lý học và tâm lý học (bài VI và VII) 1896. [12]
Bài Giới thiệu bộ Nghiên cứu luận lý xuất hiện trên Quí san Triết học khoa học năm 1900-1901 cùng thời gian xuất bản sách này, một mặt có thể xem như thông tin cho học giới tác phẩm mới của ông, mặt khác có thể Husserl muốn thực hiện ý định của ông là "tác phẩm tranh luận/Werk des Durchbruchs" như đã viết trong lời Tựa lần xuất bản thứ hai hơn mười năm sau, vì trong suốt giai đoạn 1891-1913 kiểm điểm những tác phẩm của người khác có nghĩa là tranh luận những vấn đề về luận lý học , cho nên đối chiếu những đề mục trình bày trong bộ Nghiên cứu luận lý của ông [X. kỳ 72] với những vấn đề tranh luận phê phán nói đến ở trên, có thể thấy sự khu biệt giữa con đường hiện tượng luận Husserl với các xu hướng tư tưởng của những tác giả ông đề cập.
Khi thảo luận về những tác giả và tác phẩm Husserl kiểm điểm nói đến ở trên, tôi sẽ chỉ giới hạn vào những điểm liên quan đến luận lý học thuần túy và hiện tượng luận:
Trong phê bình Những bài giảng về đại số học của luận lý của Schröder (1841-1902), ông nhận xét luận lý của Schröder "tuyệt đối không là một luận lý học, chỉ từ diễn dịch thuần túy, song chỉ là một phép tính của diễn dịch thuần túy", "phép tính luận lý là một phép tính những hậu quả, song không là luận lý, nó cũng không là gì hơn số học phổ quát/arithmetica universalis, bao gồm lĩnh vực những con số trong toàn bộ, không phải một luận lý học trong lĩnh vực này".[13]
Khi xét đến mối tương quan giữa những toán học với luận lý học, người ta hy vọng là một nhà toán học có tiếng, cũng đã nghiên cứu luận lý học như Schröder ắt phải biết làm thế nào định giới hai lĩnh vực. Quan niệm của ông có thể thâu tóm trong những xác định: liên kết tập hợp "quan trọng đặc biệt cho những khoa học về số và đo lường","song khảo sát những quy luật của chúng quả thực chỉ định cho số học và khoa học về những độ lớn, không phải cho luận lý học (theo nghĩa hẹp)", "ở quan điểm phân cách này, một nhóm quan trọng của những khoa hai nhánh đối với luận lý học, để đối lập với nó... trở thành tự trị". Quan điểm của Schröder theo Husserl là "quan điểm về phép tính luận lý, khảo sát những tương quan về loại, song những loại này không là gì khác hơn những tập hợp", và như vậy, "phép tính phải được chỉ định như thề một phép tính chung của tập hợp, ở đó phép tính những loại chỉ có thể suy ra từ lý giải đặc thù những tập hợp như những trương độ của khái niệm". Kết quả là chính phép tính luận lý - theo cách nhìn của Schröder, "luận lý diễn dịch dẫn đến những công thức chính xác - phải được chỉ định cho số học và khoa học về những độ lớn". Có thể nói đơn giản là dẫn đến phi lý. Cũng như những định nghĩa của ông, chẳng hạn như nội dung của khái niệm "được hình thành bởi những dấu hiệu phân biệt chung của những sự vật chỉ định qua danh từ chung, theo cách như sau: nội dung hữu hiệu/faktischen của nó được hình thành qua những sự vật của những dấu hiệu này mà ở chúng có một phản tư trong khi hình thành, song nội dung lý tưởng của nó là thế qua toàn bộ những dấu hiệu phân biệt chung khái quát ... tuy nhiên có thể không bao giờ khả dĩ tưởng tượng được/ausdenken". Nếu theo Schröder, như vậy "khái niệm có thể xét đến qua hai tương quan, theo nội dung và theo trương độ, như vậy có "hai khả hữu để xác định một khái niệm": chỉ thị của trương độ, tức phân chia và chỉ thị của nội dung, tức định nghĩa; mỗi cái có những cái lợi và bất lợi vì "nếu trương độ của một khái niệm bao gồm một số vô hạn những cá thể ... thì nó không bao giờ biểu thị cạn kiệt, vì chỉ dựa trên cá thể; trái lại, để biểu thị trương độ, bắt buộc phải nhờ tới những phó loại, cũng mở ra, và chỉ có thể giải thích bằng chỉ thị của nội dung một khái niệm thuộc về chúng"[14]. Husserl chất vấn: có thể kết luận gì về điều đó ? Dĩ nhiên là, chỉ thị thuần túy của trương độ tuyệt đối không là một phương tiện để xác định một khái niệm, mọi xác định khái niệm là một xác định nội dung, và đó là vấn đề xác định một khái niệm bầng trương độ của nó, người ta chỉ có thể nói là từ một xác định gián tiếp của nội dung khái niệm để định nghĩa bằng một nội dung khác tương ứng với nó một cách tương đương vì có cùng trương độ. Điều này đủ để cho thấy là lý tưởng của một "luận lý học trương độ" , nghĩa là một luận lý theo nguyên tắc chỉ phản ảnh trên những trương độ của khái niệm, thì không có giá trị bởi vì nó không có đối tượng. Song Schröder chỉ rút ra kết luận: "Chỉ thị trương độ xuất hiện như thể một trong hai phương tiện không hoàn hảo nhất để xác định một khái niệm"[15]; thật ra, như Husserl nhận xét, những cái không hoàn hảo của chỉ thị nội dung phải coi như còn lớn hơn và không thể vượt qua, vậy chỉ có chỉ thị nội dung phải ở vào căn bản của luận lý học.
------------------------------------------
[11] Husserl, Logische Untersuchungen, Erster Band, Vorwort zur 2. Auflage: Die "Logischen Untersuchungen" waren für mich ein Werk des Durchbruchs, und somit nicht ein Ende, sondern ein Anfang. .. [In der Wirkung] sollten sich die Ideen [zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologische Philosophie] auf diejenige der Logischen Untersuchungen stützen : War der Leser durch die letzteren mit einer Gruppe von Fundamentalfragen in expliziter Untersuchung beschäftigt gewesen, so konnten ihm die "Ideen" mit ihrer Art, die Methode aus letzten Quellen aufzuklären, die Hauptstrukturen des reinen Bewuβtseins vorzuzeichnen und die Arbeitsprobleme in demselben systematisch aufzuweisen, für ein weiteres und selbständiges Fortschreiten behilflich sein.
[12] Husserl, Articles sur la logique (1890-1913), dịch và chú giải của J. English 1975 : Récension du livre de Schröder, [nguyên văn tiếng Đức:] Vorlesungen über die Algebra der Logik (Exacte Logik) 1890-1891; A. Voigt, "Qu'est-ce que la logique ?" trên tập san Quí san Triết hoc khoa học XVI 1892.
Compte rendu des ouvrages allemands de logique de l'année 1894 (Archiv für systematische Philosophie), 3 (1897) : Wundt, Logique. Recherche sur les principes de la connaissance et sur les méthodes de l'investigation scientifique; Glogau, Les principales théories de logique et de théorie de la connaissance, exposées pour ceux qui travaillent sans professeur 1894; Jerusalem, Croyance er jugement ; Marty, Sur les propositions sans sujet et le rapport de la grammaire à la logique et à la psychologie. Quatrième et cinquième articles; Cornelius, Essai d'une théorie des jugements d'existence 1894; Lipps, Catégories subjectives dans les jugements objectifs; Rickert, Sur la théorie de la formation des concepts dans les sciences de la nature; Erdmann,Théorie des divisions des types; Mach, Sur le principhe de comparaison en physique, 1894; Bidermann, La signification scientifique de l'hypothèse 1894; Henrici, Introducton a la logique inductive sur l'exemple de Bacon (la chaleur) d'après les règles de Stuart Mill 1894;
Compte rendu des ouvrages de logique des années 1895-1899, Premier article et deuxième article par Husserl (Archiv für systematische Philosophie) , 9 (1903): Jul. Bergmann, Les problèmes fondamentaux de la logique, 1895.
Compte rendu des ouvrages allemands de logique des années 1895-1899, Troisième article par Husserl (Archiv für systematische Philosophie), 9 (1903): Rabus, Logique et système des sciences, 1895; Heilner, Système de logique au sens d'un organon général de la connaissance humaine 1897; Elsenhans, Le rapport de la logique à la psychologie, 1896; Wrzecionko, L'essence de la pensée. Contributions à une fondation de la logique, 1896; Gomperz, Sur la psychologie des faits logiques fondamentaux, 1897.
Compte rendu des ouvrages allemands de logique des années 1895-1899, Quatrième article par Husserl (Archiv für systematischePhilosophie), 9 (1903): Jerusalem, La fonction du jugement. Une étude de psychologie et de théorie de la connaisance, 1895; Kinkel, Contributions à la théorie du jugement et du raisonnement, 1898; Kries, Sur la psychologie des jugements 1899.
Compte rendu des ouvrages allemands de logique des années 1895-1899, Cinquième article par Husserl (Archiv für systematische Philosophie), 10 (1904): Marty, Sur les propositions sans sujet et le rapport de la grammaire à la logique et à la psychologie. Articles VI et VII, 1896.
[13] Husserl, Sdt. Recension du livre de Schröder : Leçons sur l'algèbre de la logique (Göttinger Gelehrte Anzeigen, 1891, n° 7, pp. 243-278.
"Ce n'est absolument pas une logique, ne serait-ce que de la déduction pure, mais c'est ni plus ni moins un calcul de la déduction pure."."Le calcul logique est donc uncalcul des pures conséquences, mais il n'est pas leur logique.Il ne l'est pas plus que l'arithmetica universalis, qui embrasse le domaione des nombres dans son ensemble, n'offre une logique de ce domaine."
[14] Husserl, Sdt: "Celui [point de vue] du calcul logique. Ce calcul traite des rapports de classes. Mais les classes ne sont elles-mêmes rien d'autre que des collections", "le calcul doit être désigné comme un calcul général de collections, d'où le calcul des classes ne provient que par l'interprétation singulière des collections comme extensions de concepts". "c'est que le calcul logique - d'après la manière de voir de Schröder, la logique déductive amenée à des formules exactes - devrait être assigné à l'arithmétique et à la théorie des grandeurs".
"Le contenu du concept "est formé par les marques distinctives communes des choses dẹsignées par le nom commun, et cela de la façon que voici: son contenu "effectif" (faktichen) est formé par celles de ces marques sur lesquelles il y a eu une réflexion pendant sa formation, mais son contenu idéal l'est par l'ensemble des marques distinctives communes en général..., que toutefois il n'est peut être jamais possible de se représenter (ausdenken)
"Les concepts peuvent être considérés sou un double rapport, selon le contenu et selon l'extension, il y a donc aussi "deux possibilités pour déterminer un concept" : l'indication de l'extension ou la division, l'indication du contenu ou la définition. Chacue a ses avantages et ses inconvénients particuliers. "Si l'extension d'un concept embrasse un nombre illimité d'individus, ... elle ne peut jamais être indiquée par épuisement, puisqu'ion se reporte aux individus; au contraire on se voit alors contraint, pour indiquer l'extension, de recourir à des sous-classes, qui sont elles-mêmes à leur tour ouvettes, et que l'on ne peut expliquer qu'au moyen de l'indication du contenu d'un concept qui leur appartient."
[15] Husserl, Sdt: "L'indication de l'extension apparaît donc comme celui des deux moyens qui est le plus imparfait pour dẹterminer un concept".
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016