ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 67
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Thế giới của đời sống: hội điểm thiên-địa-không
Trong tiết § 34 khi Husserl khẳng định khoa học xây dựng trên sự hiển nhiên của thế giới đời sống, ông cũng phê phán những nhà khoa học không biết "chủ quan-tương đối" cũng có chức năng vì đã lập ra những giá trị lý luận cho mọi xác định khách quan - chức năng của nó như thể nguồn hiển nhiên, nguồn xác định. Có thể nói, hiện thể của thế giới đời sống về mặt hiệu lực, là một tiền đề, giá trị. [200]
Khi đối chiếu hiện thể của thế giới đời sống với hiện thể theo ý nghĩa khoa học khách quan, như một tiền đề, trước hết để xét đến "tình trạng tương phản giữa chủ quan của thế giới đời sống và thế giới "khách quan", thế giới "thực" nhằm xem thế giới này là một nền móng cơ sở lý thuyết-luận lý, nền móng của cái gì trên nguyên tắc không thể tri giác, trong tự-hữu/Selbstsein riêng của nó không thể thử nghiệm, trong khi cái chủ quan của thế giới đời sống được biểu thị rõ ràng qua điều này, thực sự có thể chứng nghiệm" [201]
Thế giới của đời sống/Sinh giới theo Husserl miêu tả là lãnh vực của những hiển nhiên nguyên ủy, một Toàn thể của những gì trên nguyên lý rút ra từ trực quan/Universum prinzipieller Anschaubarkeit. Tương phản giữa chủ quan của thế giới đời sống với thế giới thực (về mặt khách quan nói trên biểu hiện tương phản của thế giới đời sống) như thể nền tảng lý thuyết-luận lý trên nguyên lý không tri giác được/die eines prinzipiell nicht Wahrnehmbaren, trong khi "dữ kiện hiển nhiên chứng nghiệm trong tri giác như "chính nó" trong hiện diện tức thời hay trong ký ức được nhớ đến như chính nó; những phương thức khác của trực quan đều là những hiện diện hóa của chính nó".[202]
Đặc tính của những hiển nhiên mà Husserl xem là quyền nguyên ủy/das Urrecht có thể nêu ra như sau:
1/ Phong cách tối thượng của chúng trong nền tảng của nhận thức : cao hơn phong cách của những hiển nhiên khách quan-luận lý, bởi vì hiển nhiên của những khai triển tác dụng khách quan-luận lý, trong đó lý luận khách quan (chẳng hạn như lý luận toán học, khoa học tự nhiên) về hình thức cũng như nội dung được xây dựng và sở hữu những nguồn ẩn tiềm tàng về nền tảng của nó trong khai triển tác dụng tột cùng của đời sống, trong đó luôn luôn dữ kiện hiển nhiên của thế giới đời sống sở hữu, nghĩa là đắc thủ ý nghĩa hiện hữu của nó là tiền-khoa học.[203]
Tại sao vậy ? Husserl giải thích: "hiển nhiên khách quan-luận lý [nghĩa là "quan điểm lý luận" mà nhà khoa học (toán học, khoa học tự nhiên v.v...) hoàn tất trong công trình nghiên cứu] cũng lại trở về hiển nhiên nguyên ủy trong đó thế giới của đời sống luôn luôn đã có trước/von der objektiv-logischen Evidenz geht hier der Weg zurück zur Urevidenz, in der die Lebenswelt ständig vorgegeben ist". Theo ông, không phải những khoa học tự nhiên là khoa học có nền tảng từ kinh nghiệm của thiên nhiên khách quan, nhưng chỉ có thể hiểu từ ý nghĩa khác, kinh nghiệm là một hiển nhiên của thế giới đời sống. Lấy thí dụ cụ thể, quan niệm đường thẳng hình học xây dựng trên nền tảng hiển nhiên từ thế giới đời sống, đó là hiển nhiên của những cạnh của một cái bàn, chẳng hạn.
2/ Những khoa học khách quan thực sự là hình thành chủ quan của thực tiễn lý thuyết-luận lý phụ thuộc vào biểu hiện cụ thể toàn diện của thế giới đời sống. Như Husserl đã khẳng định: Tri thức của thế giới khách quan-khoa học có nền tảng trong hiển nhiên của thế giới đời sống, có trước như một địa bàn cho nhà nghiên cứu khoa học, nói chung là cho cộng đồng những người làm công tác khoa học. Điều này hiển nhiên vì dầu ra ngoài hoạt động tư tưởng khoa học, nhà khoa học vẫn là con người, là thành phần trong thế giới đời sống.
Mặt khác, những mệnh đề, lý thuyết, toàn bộ cơ sở học thuyết của những khoa học khách quan là những hình thành do hoạt động của những nhà khoa học đắc thủ trong một kiến trúc hoạt động làm ra, những hoạt động này có được từ kết quả của những hoạt động có trước. Những kết quả lý luận này có thể gọi là những "sở đắc có giá trị" cho thế giới đời sống. Nói khác đi, thế giới đời sống cụ thể là nền đất cơ sở cho thế giới "thực về mặt khoa học", đồng thời bao hàm nó trong biểu hiện cụ thể phổ cập riêng của nó. [204]
3/ Trong đặt định tương phản cũng như liên kết một "thế giới thực về mặt khách quan" với một "thế giới đời sống" dẫn tới những phản tư về nghịch lý, theo Husserl tạo cho phương thức hiện hữu của cả hai trở nên bí ẩn/rätselhaft. Ông xác định, đương nhiên đó là một tính khoa học mới, không thuộc về toán học, hay nói chung không thuộc về luận lý học, đề ra nhằm giải đáp những ẩn ngữ như vậy.
Husserl phân biệt hai loại chân lý: một mặt là những chân lý hoàn cảnh, thường ngày và thực tiễn, tương đối là những chân lý mà thực tiễn đi tìm trong những dự án của nó. Mặt khác cần đến những chân lý khoa học mà xây dựng những chân lý này lại dẫn về những chân lý hoàn cảnh, theo một cách như thể phương pháp khoa học, liên quan đến ý nghĩa riêng của nó song không làm tổn hại, vì nó cũng muốn và phải dùng đến những chân lý này.[205]
Mọi nhận xét đề ra như những giả thuyết, kết quả, vấn nạn tựu chung cho thấy tầm độ lớn, chỉ thị ý nghĩa phổ cập và tự trị của vấn đề về thế giới của đời sống, Husserl xác định, như một vấn đề triết lý phổ quát/als philosophisches Universalproblem. Điều đó muốn nói là vấn đề về "thế giới thục về mặt khách quan" chỉ là thứ yếu. Cho nên muốn làm sáng tỏ lợi ích của khoa học khách quan, như mọi hoạt động khác của con người, trước hết phải xét đến thế giới của đời sống cụ thể, trong phổ cập thực sự cụ thể mà thế giới chứa đựng tự nội. Điều đó muốn nói đến thế giới của những kinh nghiệm liên chủ thể, kể cả nhìn theo phương thức chân trời, những lợi ích con người thủ đắc cho thế giới của đời sống trong cộng đồng, liên quan đến trung bộ của thế giới trừu tượng/auf einen abstrakt herauszupräparierenden Weltkern.
4/ Vấn đề phổ quát của khoa học khách quan có thể xem như vấn đề tương quan giữa tư tưởng khách quan-khoa học với trực quan: một mặt, tư duy luận lý là tư duy điều động những ý niệm luận lý, mặt khác trực quan và cái được trực quan có trong thế giới đời sống trước lý luận. Cho nên trực quan và tư tưởng phân cách nhau: thường người ta xem bản tính của "lý luận nhận thức" như là lý luận khoa học tiến triển trong một tình trạng trùng phức tương ứng (khoa học được hiểu theo khái niệm khoa học mà người ta coi như khoa học khách quan). Song trong trường hợp có tiêu đề trực quan trống trơn và mơ hồ (thay vì là không đáng kể và giá trị thứ yếu so với luận lý được xem như có giá trị tối cao vì có chân lý thực) trở thành vấn đề của thế giới đời sống - cho nên tạo ra biến chuyển lớn của "lý luận nhận thức", lý luận khoa học, đến độ sau cùng khoa học mất tự trị như một vấn đề, thành tựu và trở thành vấn đề đơn giản có tính cách cục bộ.[206]
------------------------------
[200] Husserl, Sdt, § 34b: "fungiert andererseits doch für ihn [der Naturwissenschaftler] das Subjektiv-Relative [nicht etwa als ein irrelevanter Durchgang] sondern als für alle objektive Bewährung die theoretisch-logische Seinsgeltung letztlich Begründende, also als Evidenzquelle, Bewährungsquelle... also das wirklich lebensweltlich Seiende als gültiges ist eine Prämisse".
[201] Husserl, Sdt § 34d: "Der Kontrast zwischen dem Subjektiven der Lebenswelt und der "objektiven", der "wahren" Welt liegt nun darin, daβ die letztere eine theoretisch-logische Substruktion ist, die eines prizipiell nicht Wahrnehmbaren, prinzipiell in seinem eigenen Selbstsein nicht Erfahrbaren, während das lebensweltlich Subjektive in allem und jedem eben durch seine wirkliche Erfahrbarkeit ausgezeichnet ist".
[202] Husserl, Sdt § 34d : Das evident Gegebene ist jenachdem in Wahrnehmung als "es selbst" in unmittelbarer Präsenz Erfahrenes oder in Erinnerung als es selbst Erinnertes; jede sonstige Weise der Anschauung ist ein es selbst Vergegenwärtigen.
[203] Husserl, Sdt § 34d : alle Evidenz objektiv-logischer Leistungen, in welcher die objektive Theorie (so die mathematische, die naturwissenschaftliche) nach Form und Inhalt begründet ist, ihre verborgenen Begründungsquellen in dem letztlich leistenden Leben hat, in welchem ständig die evidente Gegebenhaeit der Lebenswelt ihren vorwissenschaftlichen Seinssinn hat, gewonnen hat und neu gewinnt.
[204] Husserl, Sdt § 34e: Das Wissen von der objektiv-wissenschaftlichen "gründet" in der Evidenz der Lebenswelt. Sie ist dem wissenschaftlichen Arbeiter bzw. der Arbeitsgemeinschaft vorgegeben als Boden. ... Andererseits ... die Sätze, die Theorien, das ganze Lehrgebäude der objektiven Wissenschaften aus gewissen Aktivitäten gewonnene Gebilde der in ihrer Zusammenarbeit verbundenen Wissenschaftler sind, ... aus einem fortlaufenden Aufbau von Aktivitäten, deren spätere immer wieder die Ergebnisse der früheren voraussetzen... alle diese theoretischen Ergebnisse den Charakter von Geltungen für die Lebenswelt haben ... Konkrete Lebenswelt also zugleich für die "wissenschaftlich wahre" Welt der gründende Boden und zugleich in ihrer eigenen universalen Konkretion sie befassend. (in nghiêng do tôi-ĐPQ: trong tiết § 51 Husserl cũng nhắc lại thế giới đời sống là ""nền đất/Boden").
[205] Husserl, Sdt § 34 f : es zweierlei Wahrheiten gibt : auf der einen Seite die alltäglich-praktischen Situationswahrheiten, freilich relative, aber ... genau die, die Praxis jeweils in ihren Vorhaben sucht und braucht.Auf der anderen Seite die wissenschaftlichen Wahrheiten, und deren Begrüdung führt eben auf Situationswahrheiten zurück, aber in einer Weise, daβ die wissenschaftliche Methode ihrem eigenen Sinne nach dadurch nicht leidet, da auch sie gerade diese Wahrheiten gebrauchen will und gebrauchen muβ.
[206] Husserl, Sdt § 34f : Dabei hält man sich im Auβereinander: Anschauen und Denken, und bestimmt allgemein die Art der "Erkenntnistheorie" als in korrelativer Doppelseitigkeit durchgeführte Wissenschaftstheorie (Wissenschaft dabei immer gemäβ dem einzigen Wissenschaftsbegriff, den man hat: objektive Wissenschaft). Sowie aber der leere und vage Titel Anschauung (statt ein Geringes und Unterwertiges gegenüber dem höchstwertigen Logischen, in dem man vermeintlich schon die echte Wahrheit hat), zu dem Problem der Lebenswelt geworden ist ... tritt die groβe Verwandlung der "Erkenntnistheorie", der Wissenschaftstheorie ein, in der schlieβlich Wissenschaft als Problem und Leistung ihre Eigenständigkeit verliert und zum bloβen Partialproblem wird.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016