ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 26

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 ,   

 

Chương II

Thiên-địa-không:nguyên ủy h́nh học

 

Những môn toán học như số học, hình học tự khởi thủy là những thám hiểm đầu tiên của con người vào thế giới sự vật trừu tượng trong những nền văn minh xưa nhất của nhân loại. Frege trong Cơ sở số học khu biệt hai môn học: Trong hình học, thật dễ hiểu là những định lý tổng quát có thể suy ra từ trực quan, nên rõ ràng là những điểm, đường, mặt phẳng thực sự không đặc thù và có thể xử sự như đại diện của toàn thể loại. Sự việc lại khác với số; mỗi số có tính đặc thù của nó. Trong cách thức như thế nào một số xác định có thể đại diện cho những số khác, và tính đặc thù thực hiện ở đâu, thật tình không thể nói được.[1]

Husserl ngay trong phần đầu Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm khi đi tìm hiểu biến dịch cơ bản của ý tưởng và nhiệm vụ nơi triết học phổ quát thời hiện đại qua chuyển vị ý tưởng cổ đại, nhận xét đã chi phối trước tiên tới những khoa học đặc thù hiển lộ nổi bật nhất trong di sản cổ đại là hình học Euclide và những khoa toán học hy lạp khác, rồi đến khoa học tự nhiên. Ông cũng nhấn mạnh đến nhận thức việc biến đổi ý nghĩa trước tiên chỉ định cho toán học, gồm hình học và học thuyết hình thức về số và những lượng trừu tượng, những nhiệm vụ phổ quát và một phong thể mới trong chính nguyên lý của nó, xa lạ đối với Cổ đại. Hình học Euclide  và toán học nói chung, tuy cũng đã (l)ý tưởng hóa những nhân tố toán học như số, hình thể không gian, điểm, tuyến, mặt phẳng v.v... cũng như những nguyên lý, chứng minh của hình học thành những nguyên lý, chứng minh của những hình học lý tưởng, đã có một lý luận diễn dịch thống nhất về mặt hệ thống v.v... song chỉ biết những nhiệm vụ hữu hạn, chỉ biết một tiên thiên kết thúc hữu hạn, không nhận thức được khả hữu của nhiệm vụ vô hạn, gắn liền với khái niệm về một không gian hình học và khái niệm hình học như một khoa học tương ứng. Cái mới chưa từng nghe mà Husserl khẳng định ở đây là quan niệm về một Ý tưởng của một tổng thể thuần lý vô hạn, do một khoa học thuần lý điều khiển một cách có hệ thống. Đó là quan niệm về một thế giới vô hạn, mà những đối tượng của nó  đạt được qua một phương pháp thuần lý thống nhất có hệ thống, sau cùng trong một tiến trình vô hạn đạt được toàn thể đối tượng trong viên mãn của hữu-tự-nội. Ông nhận xét chỉ vào lúc rạng đông của thời Hiện đại mới khởi sự chinh phục và khai phá chính thức những chân trời toán học vô hạn, xuất lộ những khởi đầu đại số học, toán học liên tục, hình học giải tích. Nhân loại dự tiến lý tưởng lớn lao của một khoa học bao trùm tất cả một cách thuần lý và tự đó ý niệm về toàn thể vô hạn của hiện thể nói chung, tự nội là một tổng thể thống nhất thuần lý, do một khoa học phổ quát thống trị. Chính tính thuần lý khi nhận thức trên khoa học tự nhiên, khai phá ý tưởng về một khoa học tự nhiên toán học, còn gọi là mang tính Galilée. Trong toán học hóa tự nhiên Galilêe, chính thiên nhiên được lý tưởng hóa đưới sự chỉ đạo của khoa toán học mới . Có thể nói, chính thiên nhiên trở thành một phức số toán học.[2]                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

"Hình học thuần túy"

Trong luận về ý nghĩa của sự việc toán học hóa tự nhiên theo Gaililée, Husserl mô tả cái "hiển nhiên" biểu hiện tư tưởng Galilée qua suốt  những điều hình học thuần túy, và nói chung toán học thuộc hình thái không-thời gian thuần túy, chỉ đạo trong hiển nhiên  có một tính hiệu lực tổng quát tuyệt đối, cho những hình tượng thuần túy mà người ta có thể kiến tạo một cách lý tưởng.

Tiết § 9 về toán học hóa tự nhiên gồm 11 tiểu mục đánh chữ, ở đó tiểu mục a/ khai triển hình học thuần túy, nghĩa là toán học thuần túy về những hình thái không-thời gian nói chung. Mục đích phản tư này nhằm khai phá khoa học về những "tính lý tưởng thuần túy" khi xác định hình học được hiểu như nền tảng ý nghĩa của khoa vật lý chính xác. Hình học nói đến ở đây chỉ ra sự phân cát không gian với những hình thái không gian của thực tại-kinh nghiệm.

Trước hết, Husserl nhận xét, trong thế giới xung quanh của trực quan, nhìn vào những hình thái thuần túy không-thời gian, là kinh nghiệm "vật thể", không phải những thể của tính lý tưởng hình học, mà là những thể cảm nghiệm thực sự, với nội dung thực là nội dung-kinh nghiệm  của chúng. Dầu có một vài biến đổi tùy tiện trong tư tưởng do tri tưởng, những khả hữu tự do mà chúng ta nhận được và là những khả hữu "lý tưởng" cũng không là gì khác hơn những khả hữu từ tính lý tưởng hình học; Husserl nói rõ hơn, không phải là những hình tượng "thuần túy" về mặt hình học nội tiếp trong không gian lý tưởng, như những thể "thuần tuý", những đường thẳng "thuần tuý", những mặt phẳng "thuần tuý" và những hình tượng "thuần tuý" khác, hay những chuyển động và biến thể sinh ra theo những hình tượng "thuần tuý". Nói tóm lại, "không gian hình học" không chỉ thị ý nghĩa một không gian "tưởng tượng" nào đó, nói chung không là không gian của bất kỳ một thế giới khả tưởng (tạo ra) nào đó.

Tại sao lại phải tìm hiểu khoa hình học? Nguyên ủy hình học? Nhà hình học là người quan tâm đến những hình thái lý tưởng trong mục đích thực tiễn hoàn hảo  luôn luôn hướng về những chân trời hoàn hảo khả tưởng. cho nên ở trong phạm vi rộng lớn hơn, bao hàm cả chiều kích thời gian, là công việc của nhà toán học về những hình thái " thuần túy", mà hình thái phổ quát là hình thái không-thời gian, đã được lý tưởng hoá.

Thực tiễn nói đến ở đây là một thực tiễn lý tưởng, thực tiễn của một "tư tưởng thuần tuý" tuyệt đối nằm trong cái mà Husserl gọi là vương quốc của những Hình thái-Giới hạn thuần tuý. Ông giải thích rõ hơn, những hình thái-giới hạn này nhờ vào một phương pháp lý tưởng hóa và xây dựng phát triển về mặt lịch sử từ lâu, mà sử dụng nó hàm ngụ một xã hội hóa liên chủ thể, trở thành một di sản, một thể kiến tạo khà dĩ để có thể phát triển một cái gì mới: đó là một thế giới vô hạn, tuy nhiên đóng kín tự thân, của những tính khách thể lý tưởng, trình ra như một trường lao động.[3]   

Chính trong tiểu mục a/ này, Husserl đã trình bầy quá trình khám phá ra hình học, bắt nguồn từ lao động của con người: những hình thái-giới hạn thuần tuý, những tính khách thể lý tưởng, như mọi thừa kế văn hóa, vẫn  khả dĩ nhận biết được một cách khách quan, mà không cần phải làm hừng sống lại mỗi lần và minh thi hình thành ý nghĩa của chúng; nhờ vào một hiện thân khả xúc/incarnation sensible, qua ngôn ngữ và văn tự (cho in nghiêng - ĐPQ), chúng được nắm bắt trong một thông giác thật đơn giản và điều động được/saisissables dans une aperception toute simple, et opérativement maniables . Những kiểu mẫu khả xúc, mà đặc biệt là những ký hiệu phụ thuộc thường được dùng trong lao động, những ký hiệu trên giấy, những ký hiệu in trong sách học v.v... cũng hoạt động như thế. Chính diễn ra trong quang cảnh kế thừa như vậy mà người ta nhận biết từ lâu là những chỉ thị ý nghĩa, lắng đọng trong những hiện thân, phục vụ cho thực tiễn có phương pháp của nhà toán học. Chúng cũng còn giúp cho tinh thần giao tiếp với thế giới hình học của những khách thể lý tưởng, ý Husserl muốn nói đến 'hình học thay thế ở đây cho toàn bộ toán học về không-thời tính đối với chúng ta'[4].

Sự khác biệt giữa thực tiễn toán học này với thực tiễn thường nghiệm ở chỗ "chính xác", vì đối với những hình thái lý tưởng, có khả hữu xác định chúng trong một đồng nhất tuyệt đối, nhận thức chúng như những thực thể sở hữu tuyệt đối đồng nhất và xác định qua một phương pháp bao quát. Có những cấu trúc đặc thù đáng kể, như đoạn thẳng, tam giác, hình tròn, trong quan điểm nói trên, tức là qua phương pháp bao quát, chứng nghiệm trên hình thái này hay hình thái khác ưu tiên của trực quan khả xúc, có thể trải rộng khắp nơi lý tưởng hóa và xây dựng  tự nguyên ủy những tính lý tưởng thuần túy tương ứng trong một xác định khách quan và bao quát. Song phát minh tạo ra khoa hình học là nhờ vào những cấu trúc sơ cấp đáng kể nói ở trên, trước tiên là hữu dụng nói chung, và theo những hoạt động nói chung cho phép hoàn tất, không giới hạn vào việc xây dựng những hình thái khác, xác định một cách bao quát bởi liên chủ thể nhờ vào phương pháp sản xuất của chúng. Rốt cuộc là có khả năng sản xuất qua một công trình xây dựng bao quát tất cả những hình thái lý tưởng có thể nghĩ đến được, nói một cách tuyệt đối, do một phương pháp có hệ thống tiên thiên bao trùm rộng khắp.[5]                                                                             

------------------------

[1] G. Frege, Die Grundlagen der Arithmetik, § 13: Wenn in der Geometrie allgemeine Sätze aus der Anschauung gewonnen werden, so ist das daraus erklärlich, dass die angeschauten Punkte, Geraden, Ebenen  eigentlich gar keine besondern sind und daher als Vertreter ihrer ganzen Gattung gelten können. Anders liegt die Sache bei den Zahlen; jede hat ihre Eigenthümlichkeit. Inwiefern eine bestimmte Zahl alle andern vertreten kann, und wo ihre Besonderheit sind geltend macht, ist ohne Weiteres nicht zu sagen.

[2] E. Husserl, Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie, II, § 8 (bản dịch tiếng Pháp của Gérard Granel) Nguyên ủy ý tưởng mới về phổ quát của khoa học là ở trong biến đổi hình thái toán học: C'est seulement à l'aube des Temps Modernes que commence la conquête et la découverte authentiques des horizons mathématiques infinis. Alors surgissent les commencements de l'algèbre, de la mathématique du continu, de la géométrie analytique. De là,..., fut bientôt anticipé le grand idéal d'une science qui envelopperait tout rationnellement... et par conséquent l'idée que la totalité (Allheit) infinie de l'étant en général est en soi une Uni-totalité (Alleinheit) rationnelle, qu'il s'agit corrélativement de dominer par une science universelle ... son rationalisme étend sa prise sur la science de la nature et crée pour elle l'idée totalement nouvelle d'une science de la nature mathématique: "galiléenne",[comme elle fut longtemps appelée à bon droit]...

§ 9 Toán học hóa tự nhiên của Galilée:... dans la mathématisation galiléenne de la nature désormais c'est la nature même qui, sous la direction de la nouvelle mathématique, se trouve idéalisée: elle devient elle-même [pour employer une expression moderne] une multiplicité mathématique.

[3] Husserl, Sdt. § 9 a.: celle [une praxis idéale] d'une "pensée pure" qui s'en tient exclusivement au royaume des pures Formes-Limites. Celles-ci, grâce à une méthode d'idéalisation et de construction historiquement élaborée depuis longtemps et dont l'usage implique une sociétisation intersubjective, sont devenues un héritage, un habitus disponible, avec lequel on peut toujours à nouveau élaborer quelque chose de neuf: c'est un monde infini, et pourtant clos en soi-même, d'objectivités idéales, qui se présente comme un champ de travail.

[4] Husserl, Sdt: la géométrie remplaçant ici partout pour nous l'ensemble de la mathématique de la spatio-temporalité.

[5] Husserl, Sdt: il est possible - et ce fut là la découverte qui créa la géométrie - grâce à ces structures élémentaires remarquables, d'avance utilisables en général, et d'après les opérations qu'elles permettent en général d'accomplir, de ne pas se borner à construire toujours à nouveau d'autres formes, déterminées de façon  univoque pour l'intersubjectivité grâce à leur méthode de production. Car finalement s'ouvrit la possibilité de produire par une construction univoque toutes les formes idéales imaginables absolument parlant, et ce par une méthode systématique a priori omni-englobant.

 

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015