ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 46

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46,  

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Ở phần cuối bản thảo Nguyên ủy hình học, Husserl đã nhấn mạnh đến vị thế của nhà triết học trong thực tiễn đi tìm nguyên ủy hình học, tạo ra những "khách thể tính lý tưởng" trong cầu trợ đến bản chất lịch sử là khám phá ý nghĩa nguyên ủy lịch sử có thể và thiết yếu phải cho toàn bộ chuyển biến của hình học ý nghĩa chân lý tồn tại của nó; mặt khác ông cũng nói đến vấn đề lịch sử này có một ý nghĩa nói chung chỉ có nền tảng của nó trên nền tảng của tiên thiên lịch sử phổ cập. Hiện hữu hình học siêu thời gian, liên chủ thể, trong cộng đồng ngôn ngữ qua ngôn từ và văn tự, hỉnh thành phổ cập duy nhất, hàm ngụ hiển nhiên, có tính lịch sử, trong một sinh giới vì con người luôn ở trong chân trời lịch sử. Sự hiển nhiên của hình học cũng là truyền thống lịch sử của nó, là vận chuyển sinh động của đoàn kết và giao ngộ giữa hình thành ý nghĩa và kết tầng ý nghĩa nguyên ủy.[88]

Trong phần cuối Dẫn nhập của Derrida, ông chú trọng đến quan niệm "tiên thiên lịch sử  phổ quát" như một chân lý lịch sử được xác định nói chung, đến quan niệm sinh giới/Lebenswelt của Husserl. Derrida nhận xét: cần phải không ngừng đặt vấn đề quan hệ giữa những chân lý chủ quan-tương đối của sinh giới với những chân lý khách quan-nghiêm xác của khoa học. Nghịch lý trong mối quan hệ hỗ tương của chúng khiến hai chân lý đồng thời trở nên "khó hiểu". Chính trong sự bất trắc của ẩn ngữ này, trong sự bất định của khoảng giữa mà giảm trừ trở nên bức bách giữa άρχη/khởi đầu và τελος/kết thúc của một đoạn đường qua. [89]

Mặt khác, có một tình trạng chất phác không phải là khinh suất mà rất là sâu sắc nhằm dẫn xuống về một tri giác tiền-khoa học, không đặt vấn đề "vượt ra ngoài/Überschreitung"  những chân lỷ của sinh giới về thế giới của những chân lý "tự tại".[90]

Derrida hỏi liệu như vậy việc trở lại với những cấu trúc của kinh nghiệm tiền khoa học có phải tiếp tục giữ vấn nạn: Làm thế nào tiên thiên của tính khách thể khoa học có thể cấu thành khởi từ tiên thiên của sinh giới ?  

Nếu không có vấn nạn này, bất cứ trở lại nào, dầu sắc sảo, cũng liều nhường mọi tính khoa học nói chung và mọi phẩm cách triết lý để muốn thúc bách một phản ứng chinh đáng  vào cái mà Husserl gọi là "khuyếch trương chủ tri luận".[91]

Ở phần X của Dẫn nhập, Derrida đặt vấn đề: Vậy đâu là những thành phần chủ yếu và tổng quát của thế giới văn hóa tiền khoa học ? Hay đúng hơn, những cấu trúc bất biến ấn định sự ra đời của khoa hình học là gì ?

Theo Husserl, dầu chúng ta không biết những sự kiện lịch sử, nhận thức trực tiếp và xác quyết cho ta biết: thế giới tiền-hình học này là thế giới của những sự vật theo một không-thời gian chủ yếu không đúng; những sự vật này phải hữu hình, tính hữu hình này là xác định đặc thù của tính sự vật/Dinglichkeit nói chung, song kể từ khi văn hóa đã để lại dấu ấn trên thế giới, vì ngôn ngữ và liên chủ thể phải có trước hình học, tính hữu hình không lấn lên toàn diện tính sự vật "vì con người thiết yếu hiện hữu trong cộng đồng không được nghĩ như đơn thuần là thể xác, và dầu những đối tượng văn hóa là gì đi nữa,về cấu trúc thuộc về con người, dù sao cũng không hao mòn trong vật hữu hình của họ", những thân thể thuần túy có những hình thái không-thời gian, và "biến dạng", tương ứng với những phẩm chất (màu sắc, nhiệt, trọng lượng, v.v...) thiết yếu phải liên hệ  với những hình thái tiền-hình học, không-thời gian do một xác định bản thể bổ trợ.[92]    

Nói đến tính lý tưởng hình học, Derrida nhận xét dầu sinh ra khởi từ tính lý tưởng hình thái học khả giác, khởi điểm kiện tính lịch sử này bị tiêu trừ như cơ sở ở trong hình học. Chắc chắn là lý tưởng hóa tưởng tượng-khả giác (nếu không có, không thể có hình học) đề ra một số vấn đề  về nguyên ủy mà Husserl rất ý thức. Song theo Derrida, một cách nghịch lý, chính vì tính lý tưởng của không gian hình học không phải là tưởng tượng, khả giác, nên nó có thể thích hợp với sự thống nhất toàn diện của thế giới khả giác và một khoa hình học ứng dụng vẫn khả hữu, đến độ lẫn lộn dưới mắt chúng ta với "tự nhiên thực"mà đồng thời nó che dấu. Quả thực, một tính lý tưởng khả giác, luôn luôn sinh ra từ tưởng tượng chỉ có thể gây ra một không gian và một khoa học không gian hư ảo, một phân bào không lượng trước và vô cơ của những loại hình thái học.[93]

Khi nhắc lại kỹ thuật đo đạc như Husserl  nói đến trong Nguyên ủy hình học phát triển phong phú khi nó được cho trước đối với nhà triết học còn chưa biết đến hình học, song đã tưởng tượng được như người phát kiến ra nó, như vậy theo Derrida thiết lập hình học chỉ có thể là một hành vi triết lý.[94]

----------------------------------

[88] Xem kỳ 37 và 38; đoạn in nghiêng trong nguyên tác.

[89] Derrida, Introduction et traduction de l 'Origine de la géométrie: il faut sans cesse problématiser le rapport des vérités subjectives-relatives de la Lebenswelt et des vérités objectives-exactes de la science. Le paradoxe de leur relation mutuelle rend "énigmatiques" les deux vérités à la fois. C'est dans l'insécurité de cette énigme, dans l'instabilité de l'entre-deux que l'époché doit se tendre, entre l'άρχη et le τελος d'un passage.

[90] Derrida, Sdt: Naïveté de profondeur et non de légèreté, elle consiste à redescendre vers la perception préscientifique sans problématiser la "transgression" des vérités du monde de la vie vers le monde des vérités "en soi".

[91] Derrida, Sdt: Sans cette question, il risque, si pénétrant soit-il, d'abdiquer toute scientificité en général et toute dignité philosophique pour avoir voulu précipiter une réaction légitime à ce que Husserl appelle l' "hypertrophie intellectualiste".

Bị chú: Derrida lấy cụm từ ngữ "hepertrophie intellectualiste" này từ La crise des sciences européennes et la phénoménologie transcendantale, § 34f của Husserl.

[92] Derrida, Sdt: không-thời gian chủ yếu không đúng: un espace et un temps anexactes; tính hữu hình này là xác định đặc thù của tính sự vật nói chung: corporéité, une détermination particulière de la choséité en général; một xác định bản thể bổ trợ: une détermination eidétique supplémentaire.

Đoạn trong dấu ngoặc kép dẫn từ Nguyên ủy hình học: "car les hommes existant nécessairement en communauté ne sont pas pensables comme de simple corps et, quels que soient les objets culturels qui leur correspondent de façon structurelle, ils ne s'épuisent pas, en tout cas, dans leur être corporel".

[93] Derrida, Sdt: Paradoxalement, c'est parce que l'idéalitẽ de l'espace géométrique n'est pas imaginaire, donc sensible, qu'elle peut se rapporter à l'unité totale du monde sensible et qu'une géométrie appliquée reste possible, allant jusqu'à se confondre à nos yeux avec la "vraie nature" qu'elle dissimule du même coup. En effet, une idéalité sensible, toujours née de l'imagination, ne pourrait donner lieu qu'à un espace et à une science de l'espace fantastiques, à une prolifération imprévisible et inorganique de types morphologiques.

[94] Derrida, Sdt: Car l'instauration de la géométrie n'a pu être qu'un acte philosophique.

Xem gio-o kỳ 37, chú thích 49.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015