ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 106

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106,

 

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

Nhìn lại khoảng thời gian 1900 đến 1913, khởi từ quyển Nghiên cứu luận lý I: Tổng luận về luận lý học thuần túy (1900), những công trình xuất bản có thể kể tiếp tục là bài Giới thiệu bộ Nghiên cứu luận lý : Tống luận về luận lý học thuần túy trên Quí san triết học khoa học VFWP số 24 tr. 511-12 (1900), quyển Nghiên cứu luận lý  Nghiên cứu về hiện tượng luận và lý luận nhận thức (1901), bài Giới thiệu quyển này trên Quí san VFWP dẫn trên số 25 tr. 260-63 (1901)[xem chú thích 6 và 7 kỳ 72], bài điểm sách Tranh luận giữa những nhà duy tâm lý học và những nhà hình thái học trong luận lý học hiện đại của Melchior Palágyi trên Tạp chí tâm lý học về giác quan ZPPS  số 31 tr. 287-94 (1903), bài Kiểm điểm những tác phẩm tiếng Đức về luận lý học trong những năm 1895-1899 trên Văn khố cho triết học hệ thống AFSP số 9 tr. 113-32, 237-59, 393-408, 523-43 (1903) và số 10 tr. 101-25 (1904), [Những chú giải về] "Quan năng", "Sự kiện", "Trí tưởng" trong A. Lalande, Từ vựng triết học, tập 9, F và G, trong Tập san Hội triết học Pháp BSFP số 6 tr. 293, 296, 299 (1906), [Những chú giải về] "Cá nhân" và "Ý hướng" trong A. Lalande, Từ vựng triết học tập 12, trong BSFP số 9, tr. 235, 263 (1909), [Điểm] sách Nghiên cứu về nền tảng của ngữ pháp tổng quát và triết học ngôn ngữ của Anton Marty trên Tạp chí văn học Đức DL số 31 tr. 1106-10 (1910), quyển Triết học như một khoa học nghiêm xác trong Tập san Logos 1 tr. 289-341 (1910-11), Niên san triết học và nghiên cứu hiện tượng luận, 11 quyển 1913-30, quyển Những ý niệm về một hiện tượng luận thuần túy và triết học hiện tượng luận trong Niên san dẫn trên, q. 1 tr. 1-323 (1913). [5]

Như vậy trong thời gian mười ba năm đó, những tác phẩm đã in ra và những bài viết xuất hiện trên các tạp chí cho thấy vấn đề chính Husserl quan tâm vẫn là luận lý học. Do đó Eugen Fink trong bài viết " Triết học hiện tượng luận của Edmund Husserl trước phê bình hiện đại" xác định mối liên hệ giữa hai tác phẩm như sau:

"Sự phát triển, không đồng đều, của triết học Husserl mở ra (ít ra đó cũng là ý kiến phổ biến nhất) những chủ đề nguyên ủy phát xuất từ bộ Nghiên cứu luận lý (1900-1901), song dưới ảnh hưởng của trường phái tân Kant, mang một biến chuyển triệt để xuất hiện lần thứ nhất trong  tác phẩm Những ý niệm."...  "Thuyết đồng tương quan" chính xác của vận hành Nghiên cứu luận lý là : thái độ "khách quan" đối diện với những hình thành luận lý và phản hồi "chủ quan" về những "sinh nghiệm" (ở đó đề ra những đối tượng chủ đề của luận lý học thuần túy) trong bóng tối của nền tảng phương pháp luận của nó) chứa một động cơ dẫn đến "giảm trừ hiện tượng luận", nhờ đó ý hướng triết học Husserl thành tựu. Sự tiến đến một vị trí sâu sắc xa hơn của vấn đề thực hiện từ nền tảng của một ý niệm mới của triết học, ngay khi xuất bản sách Những Ý niệm, là đối tượng  của những lý giải gia bội dựa trên giảm trừ hiện tượng luận."[6]

Bài tiểu luận của Fink có thể xem như một tập sách nhỏ vì khá dài (xuất hiện lần đầu trên tập san Kant-Studien XXXVII, 1933 từ trang 321 đến 383) xác định "phê bình của những nhà duy phê bình trước hết nhằm vào hiện tượng luận ở [tác phẩm] Những Ý niệm, song những khái niệm tranh biện cơ bản đến từ việc đánh giá [tác phẩm] Những Nghiên cứu luận lý. Dường như thiết yếu là phải bắt đầu phản bác phê bình này từ biện hộ tp. Những Nghiên cứu luận lý", song ông chỉ ra là "ý hướng sống động, định hướng và đối tượng của tp.Những Nghiên cứu luận lý chỉ có thể hiểu rõ được khởi từ tp. Những Ý niệm. Công việc phê bình của những nhà duy phê bình tất yếu thất bại, bởi vì chỉ có lý giải trình bày rõ ràng những lý luận triết học, mà bộ Những Nghiên cứu luận lý nhắm tới, mới có thể làm xuất hiện ý nghĩa quyết định. Công việc phê bình của họ thất bại không những bởỉ vì họ không thấy là chỉ có tp Những Ý niệm mới cho phép hiểu được khởi đầu vấn đề trong tp. Những Nghiên cứu luận lý, song còn do họ đặt tp. Những Ý niệm lệ thuộc về mặt phương pháp vào tp. Những Nghiên cứu luận lý mà không giải thích  được ý nghĩa thực sự."[7] Tôi sẽ nói đến lý giải của Fink khi luận về nội dung tp Những ý niệm.

Trở lại việc so sánh  hai tác phẩm chính của Husserl, người ta có thể thấy những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, đối với Marvin Farber (đã nói đến ở trên) trong Nền tảng của hiện tượng luận xb, năm 1943, ở lời Tựa lần xuất bản thứ ba 1967, khẳng định "không bao giờ tiến tới chấp nhận chủ thuyết duy tâm hiện tượng luận như một triết học, ngay khi đang theo học với Husserl", cho nên theo Farber "mặc dầu việc xuất bản những bản thảo của Husserl trong Văn khố Husserl ở đại học Louvain đang tiếp diễn, những nét chính trong phát triển của ông, và ngay cả "nền tảng hiện tượng luận" vẫn giữ nguyên như đã được trình bày trong quyển sách này [tức Nền tảng hiện tượng luận của Farber]". Gần 600 trang sách của Farber nhằm đưa ra một khảo sát tỉ mỉ triết học Husserl từ chủ nghĩa duy tâm lý luận lý đến hiện tượng luận siêu nghiệm, bao gồm nội dung chính trong "tác phẩm nối tiếng nhất của ông, bộ Nghiên cứu luận lý/Logische Untersuchungen". [8]

Trong tiểu luận Paul Ricœur, nhà hiện tượng luận thế hệ nửa đầu thế kỷ XX để tưởng niệm nhà triết học Pháp này vừa qua đời vào năm 2005, tôi đề cập đến việc ông "trong hoàn cảnh cấm cố tại trại giam của Đức Quốc xã đã được đọc cuốn Ideen I của Husserl (mặc dầu là sách cấm vì Husserl là người Do thái) và đã dịch tác phẩm  này bằng cách ghi chú ngay bên những lề trống của trang sách (vì điều kiện thiếu thốn và hạn chế ở trong trại giam). Cuốn sách đã đưa ông vào thế giới hiện tượng luận."[9]

Năm 1950, bản dịch Ideen I với tiểu đề Dẫn nhập khái quát vâo hiện tượng luận thuần túy sang tiếng Pháp của Ricœur hoàn tất tại Chambon-sur-Lignon đã được nhà Gallimard xuất bản, cùng với lời tựa và phần dẫn nhập khá dài. Khi dẫn nhận xét của Fink về vấn đề trong Ideen I  là nguyên ủy của thế giới, "là một triết học chỉ ra bao hàm của thế giới trong tuyệt đối của chủ thể"*, Ricœur xác định "hiện tượng luận ra đời chính vì mối đe dọa của duy ngã luận thục sự, của một chủ quan luận"**, như Husserl đã đề ra trong phần nhận xét cơ bản dẫn tới hiện tượng luận khi đặt lại vấn nạn về hiển nhiên của thái độ ý thức chân chất là hiển nhiên của thái độ tự nhiên "từ nhìn, sờ mó, nghe, v.v... theo những cách thế khác nhau của tri giác cảm xúc, những sự vật thể hình chỉ ở đó với tôi"*** cho nên nhà triết học, đi ngược lại với ảo tưởng tâm lý học, khởi từ một giảm trừ hiện tượng luận ngõ hầu đạt tới nguyên ủy của mọi vật. Ricœur nhận ra trong hành xử hiện tượng luận này "giảm trừ là động thái tự do đầu tiên, vì nó giải phóng ảo tưởng thế giới, bởi từ nó, bề ngoài có vẻ tôi đánh mất thế giới song thực sự tôi lại được thế giới."**** [10]    

Trong giai đoạn Ricœur viết Dẫn nhập cho bản dịch Ideen I, ông cũng đã phân tích những vấn đề trong Ideen II đăng trên Tạp chí siêu hình học và đạo đức học  số LVI năm 1952. Tiêu đề chính của Ideen II là Những nghiên cứu hiện tượng luận về cấu thành, chính bản tiếng Đức trong Husserliana IV 1952 nhằm khảo sát phương pháp "phân tích ý hướng" và lý giải hiện tượng luận.  

                                   

 

-----------------------------------------------

[5] Husserl, Logische Untersuchungen : Prolegomena zur reinen Logik, 1900, "Logische Untersuchungen: Untersuchungen : Prolegomena zur reinen Logik" in Vierteljahrschrift für wissenschaftliche Philosophie VFWP 24 (1900), Logische Untersuchungen: Untersuchungen zur Phänomenologie und Theorie der Erkenntnis, 1901,"Logische Untersuchungen: Untersuchungen zur Phänomenologie und Theorie der Erkenntnis" in VFWP 25 (1901), " Melchior Palágyis Der Streit der Psychologisten und Formalisten in der modernen Logik" in Zeitschrift für Psychologie und Physiologie    der Sinnesorgane ZPPS 31 (1903), "Bericht über deutsche Schriften zur Logik in den Jahren 1895-1899", in Archie für systematische Philosophie AFSP 9 (1903), " Faculté", "Fait", "Fantaisie" in A. Lalande, Vocabulaire philosophique, fascicule no. 9, F et G, in Bulletin de la Société française de philosophie BSFP 9 (1906), "Individu" et "Intention" in A. Lalande, Vocabulaire philosophique, fascicule no 12 in BSFP 9 (1909), "Anton Martys Untersuchungen zur Grundlegung der allgemeinen Grammatik und Sprachphilosophie" Deutsche Litteraturzeitung DL 31 (1910), Philosophie als strenge Wissenschaft, in Logos I (1910-11), Jahrbuch für Philosophie und phänomenologische Forschung 1913-30, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie, in Jahrbuch I (1913).  

[6] E. Fink, Studien zur Phänomenologie (1930-1939), 1966  -  bản dịch sang tiếng Pháp của Didier Franck, De la phénoménologie, 1974 : " Le développement, irrégulier, de la philosophie husserlienne déploie (telle est du moins l'opinion la plus répandue) les thèmes originaires inaugurés par les Recherches logiques (1900-1901), mais, sous l'influence du néo-kantisme, subit une transformation radicale qui apparaît pour la première fois dans les Idées.( 1913)... Le "corrélativisme" rigoureux de la démarche des Recherches logiques : attitude "objective" vis-à-vis des formations logiques et retour "subjectif" aux "vécus" (où sont donnés les objets thématiques de la logique pure) recelait, dans l'obcurité de sa fondation méthodologique, un motif qui conduisit à la "réduction phénoménologique" par laquelle l'intention philosophique de Husserl vint à elle-même. La percée vers une position plus profonde du problème qui s'opéra par la fondation, sur la réduction phénoménologique, d'une nouvelle idée de philosophie fut, lors de la publication des Idée, l'objet d'interprétations multiples",(in La philosophie phénoménologie d'Edmund Husserl face à la critiques contemporaine).

[7] Fink, Sdt : "Si la critique criticiste vise surtout la phénoménologie des Idées, ses concepts éristiques fondamentaux proviennent d'une appréciation des Recherches logiques. Il pourrait donc sembler nécessaire de commencer la réfutation de cette critique par une défense des Recherches logiques." [Or, nous l'avons déjà dit] "l'intention vivante, l'orientation et l'objectif des Recherches logiques ne peuvent être saisies qu'à partir des Idées. L'entreprise de la critique criticiste échoue nécessairemenr parce que seule une interprétation disposant explicitement des théories philosophiques vers lesquelles tendent les Recherches logiques peut en faire apparaître le sens décisif. Elle échoue non seulement parce qu'elle ne voit pas que seules les Idées permettent de comprendre le commencement problématique des Recherches logiques, mais encore parce qu'elle place les Idées sous la dẹpendance méthodologique des Recherches logiques dont le véritable sens n'a pas été interprété."

[8] M. Farber, The Foundation of Phenomenology, 1943/1967 : "The present writer never took the step toward aceptance of phenomenologicalm idealism as a philosophy, even while studying with Husserl." "Despite the process of publication of Husserl's manuscripts by the Husserl' Archives of Louvain University, the major outlines of his developmnt, and the "foundation of phenomenology" itself, remain as presented in the present volume." (Preface to the third edition, 1967).

[9] ĐPQ, Sdt in trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ, 2007.

[10] P. Ricœur, Introduction générale à la phénoménologie pure in Husserl, Idées directrices pour une phénoménologie : dẫn Fink :"Elle est une philosophie qui montre l'inclusion du monde dans l'absolu du sujet"*, Ricœur :"C'est sous la menace d'un vrai solipsisme, d'in vrai subjectivisme que naît la phénoménologie"**, dẫn Husserl "par la vue, le toucher, l'ouïe, etc., selon les différents modes de la perception sensible, les choses corporelles sont simplement là pour moi"***, Ricœur :"la  réduction est le premier geste libre, parce qu'il est libérateur de l'illusion mondaine. Par lui, je perds en apparence le monde que je gagne véritablement".   

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017