ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 126
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126,
Chương IV
Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận
Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm
Tặng dữ cảm tính/Sinngebung là khái niệm đặc thù trong hiện tượng luận Husserl. Một triết gia hiện tượng luận, Jean-Luc Marion đã viết hai tác phẩm Réduction et donation/Giảm trừ và tặng dữ xb năm 1989 và Étant donné/Tặng dữ xb năm 1997 như một biện hộ trước những phản ứng về quyển sách trước.[95] Trong quyển sách sau, Marion dẫn lời Husserl để xác định đã lý giải Husserl theo chiều hướng nào: Sau rốt đó là lý do tại sao toàn thể cương lĩnh hiện tượng luận trở lại việc phân biệt những cách thế khác nhau của tặng dữ của chính những sự vật. "Khắp nơi tặng dữ (Gegebenheit) là một tặng dữ, mà một biểu hiện đơn giản biểu thị trong nó hay một hiện thể thực, của cái thực hay cái ý thuộc, của cái khả hữu hay phi khả hữu, trong một hiện tượng của tư tưởng theo ý nghĩa rộng nhất của từ ngữ, và khắp nơi cái cần phải nghiên cứu trong chiêm ngưỡng bản chất, trước hết đó là mối tương quan khá lạ lùng này".[96]
Mặt khác, Marion cũng nhắc đến ghi nhận của P. Ricœur về sự hòa hợp giữa "trực quan tặng dữ" và "cái tự tặng" không những "hiển nhiên", song trước hết "còn rút ngắn lại mọi khó khăn của một triết học về cấu thành đồng thời vẫn là một chủ nghĩa duy trực quan ở một quan điểm khác".
Vấn đề tặng dữ trong tác phẩm của Marion có tham vọng nhằm khai triển viễn tượng "liên tặng dữ/interdonationü" vượt lên trên "liên chủ thể" và "liên khách thể", nhằm đạt tới điều mà đạo đức học không đạt được, đó là "cá biệt hóa tha nhân", còn mang một danh xưng khác : tình yêu.
Đó là con đường của một chủ nghĩa (l)ý tưởng khách quan, chủ quan, siêu nghiệm nào chăng ?
Như tôi đã nói đến ở phần trên, một số nhà nghiên cứu theo hiện tượng luận không đề cập đến chủ nghĩa (l)ý tưởng Husserl xác định rõ ràng từ bộ Ideen, mà Fink và những nhà nghiên cứu hiện tượng luận khác về sau khai triển theo nhiều mặt. Chẳng hạn, Uwe Meixner đi tìm ý nghĩa "nhị nguyên luận/Dualismus" của Husserl hiểu như thế nào trong công trình hiện tượng luận Husserl qua những tác phẩm Erste Philosophie, hay Die Krisis; hoặc Harrison Hall nhập cuộc tranh biện về Husserl là "duy thực" hay "duy tâm", v.v...
Meixner xác định : Vị thế khác biệt trong những tác phẩm của ông nói lên điều Edmund Husserl không là bạn đồng hành của nhị nguyên luận tâm vật lý học. Trong lịch sử ý niệm phê phán ở phần một của Triết học đệ nhất, Husserl nói đến "tai họa lớn lao ... mà Descartes mang lại cùng với những xung động mới và hanh thông cho triết học hiện đại" và kế đến "học thuyết lưỡng thể sai lầm của ông" (Erste Philosophie, 1. Teil, S. 73). Trong Bản văn về khủng hoảng/Krisisschrift ông nói đến "sai lầm về nguyên lý ở chỗ muốn xem người và thú vật như những thực thể cặp đôi, như liên kết của hai thực thể, khác nhau về chủng loại, song giống nhau ở vị thế trong ý nghĩa thực tại của chúng, và cũng như muốn khai phá linh hồn theo phương pháp của khoa học thể xác, như thể nhân quả tự nhiên, là thể không-thời gian như thể xác" (Krisis, tr. 222), nói rộng ra từ "những lý do nguyên tắc đối lập với nhị nguyên luận, đối lập với nhị nguyên tính ở trình độ đã ngụy tạo ý nghĩa của kinh nghiệm thuần tuý của thế giới đời sống, đối lập với thực thể giả định là đồng nhất (thuộc thế giới đời sống) trong ý nghĩa thực thể sâu xa nhất của hữu thể chất và tâm linh, đối lập một tính đồng nhất của thời tính và cá tính" (Krisis, tr.. 227). [97]
Với bài viết "Husserl là nhà duy thực hay duy tâm ?", Harrison Hall mở đầu xác định : Nếu chúng ta cần không đến độ quá đỗi đích xác, vấn đề duy thực/duy tâm có thể đặc thị từ vấn nạn sau đây : Liệu có một thế giới những đối tượng vật chất hiện hữu ở bên ngoài và độc lập với ý thức ? Thuyết duy thực tóm lại là một trả lời khẳng định, thuyết duy tâm tóm lại là một trả lời phủ định cho câu hỏi này. Thoạt xem, dường như mọi trả lời nhân danh Husserl đã có. "Lý giải chung về Husserl là một nhà duy tâm" khi gán cho ông câu trả lời phủ định, đến nay vẫn tồn tại khi những nhà phê bình như Ingarden đồng nhất thuyết duy tâm như thể thất bại ghê gớm của phương pháp triết học đưa vào trong những tác phẩm Ý niệm và Suy niệm kiểu Descartes. Küng nhận xét chẳng hạn thật rõ ràng là đối với Husserl, tri kiện/noema (ý nghĩa) của thế giới vật chất không có vật nói đến..." Cả Findlay lẫn Morriston xem Husserl như thể chẳng may sa vào thuyết duy tâm, mặc dầu toan tính giữ trung lập về vấn đề duy thực/duy tâm.
Lý giải đối lập về Husserl như một nhà duy thực, gán cho ông một câu trả lời khẳng định cho câu hỏi về hiện hữu bên ngoài và độc lập của thế giới vật chất, ít ra cũng có vẻ hàm chứa bênh vực Husserl chống lại việc gán ông vào chủ nghĩa duy tâm. Ameriks có lý giải minh nhiên này, tìm ra trong những bài viết của Husserl "một lý chứng tốt về duy thực..."
Làm cho vấn đề phức tạp hơn nữa, Holmes gần đây biện luận là phương pháp hiện tượng luận của Husserl dẫn đến một bất lực để trả lời cho vấn nạn về hiện hữu thực của thế giới là có hay không, như vậy là buộc Husserl phải giữ trung lập về vấn đề siêu hình.[98]
Trong nhận xét mở đầu này, Hall thấy có vẻ tán thành một vài cách giải thích trong quan điểm trung lập của Holmes chống lại những lý giải về Husserl như thể duy thực hay duy tâm. Thực sự ông nhắm tới việc loại bỏ cả ba lối cơ bản nói đến ở trên, cùng với lý do trong mỗi trường hợp. Mỗi lối đó, ở mức độ khác nhau, phụ thuộc vào việc thất bại hiểu được phản tư hiện tượng luận của Husserl, bản nhiên và chiều rộng của phân cát giữa tự nhiên và siêu nghiệm nó tạo ra, và những hàm ngụ cho những phần trong sự việc triết lý.
Hall nhận xét rốt cuộc : 1/ vị trí triết học của Husserl, "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" của ông không là một chủ nghĩa duy tâm. 2/ "Chủ nghĩa duy thực" không phủ nhận ở thái độ tự nhiên mà Husserl khẳng quyết không là một vị thế triết lý, và thuyết duy thực triết lý là một vị thế phi lý. 3/ "Tính trung lập" của Husserl triệt để hơn là bất kỳ người lý giải nào đề ra.
Tôi sẽ nói đến quan điểm riêng của Hall trong phần thảo luận về chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm.
------------------------------------------
[95] J.-L. Marion, Réduction et donation, Recherches sur Husserl, Heidegger et la phênoménologie/Giảm trừ và tặng dữ. Những nghiên cứu về Husserl và Heidegger, 1989 và Étant donné, Essai d'une phénoménologie de la donation/Tặng dữ. Luận về một hiện tượng luận của tặng dữ, 1997.
[96] Marion, Étant donné : C'est enfin pourquoi le programme entier de la phénoménologie revient à distinguer dans l'unique donation faite à la connaissance les différents modes de donation des choses mêmes : "Partout la donation est une donation dans un phénomène cognitif, que s'annonce une simple représentation en elle ou un étant véritable, du réel ou de l'idéel, du possible ou de l'impossible, dans un phénomène de pensée au sens le plus large du mot, et partout ce qu'il faut rechercher dans la contemplation d'essence, c'est cette corrélation si étonnante au premier abord."*.
* Husserl, L'idée de la phénoménologie/Die Idee der Phänomenologie, Hua. II
[97] Uwe Meixner, Husserls Dualismus (trong tập san Philosophiegeschichte und logische Analyse, 2007) :
1. Husserl und der Cartesianische Dualismus.
Verschiedene Stellen seines Werkes sprechen dafür, dass Edmund Husserl kein Freund des psychophysischen Dualismus war. In der Kritischen Ideengeschichte, die den ersten Teil seiner Ersten Philosophie bildet, spricht Husserl von "große[m] Unheil ..., das Descartes in eins mit den neuen und segensreichen Impulsen der neueren Philosophie gebracht hat", und erwähnt dabei "seine verkehrte Zwei-Substanzen-Lehre" (Erste Philosophie, 1. Teil, S. 73). In der Krisisschrift spricht er von der "prinzipielle[n] Verkehrtheit, Menschen und Tiere erstlich als Doppelrealitäten ansehen zu wollen, als Verband von je zwei verschiedenartigen, in ihrem Realitätssinn gleichzustelleden Realitäten, und danach die Seelen ebenfalls in der körperwissenschaftlichen Methode erforschen zu wollen, also naturkausal, raumzeitlich seiend wie Körper" (Krisis, S. 222), des Weiteren von den "prinzipiellen Gründe[n] gegen den Dualismus, gegen die schon den rein lebensweltlichen Erfahrungssinn verfälschende Zweischichtigkeit, gegen die vermeintlich im innersten Realitätssinn gleichartige (lebensweltliche) Realität von physischem und psychischem Sein, gegen eine Gleichartigkeit der Zeitlichkeit und Individualität"(Krisis, S. 227).
[98] Harrison Hall, Was Husserl a Realist or an Idealist ? :
The "common interpretation of Husserl as an idealist"* attributing to him a negative answer to the question, is as alive today as it was when critics such as Ingarden** identified its idealism as the fatal defect of the philosophic method introduced in Ideas and Cartesian Meditations. Küng, for exemple, thinks it is quite clear that for Husserl "the noema (meaning) of the material world has no referent..."*** Both Findlay and Morriston see Husserl as slipping unfortunately into idealism, in spite of his attemts to maintain neutrality on the realism/idealism issue****.
The opposite interpretation of Husserl as a realist, attributing to him an affirmative answer to the question of the external and independent existence of the material world, seems at least implicit in defenses of Husserl against the charge of idealism. Ameriks makes this interpretation explicit, finding in Husserl's writings "a good argument for realism..." *****
To complicate matters further, Holmes has argued recently that Husserl's phenomenological method leads to an inability to say whether the answer to the question of the real existence of the world is yes or no, thus forcing Husserl to remain neutral on the metaphysical issue******.
* K. Ameriks, Husserl's Realism.
** R. Ingarden, Der Streit um die Existenz der Welt/ Tranh luận về hiện hữu của thế giới và Die vier Begriffe der Transcendenz und das Problem des Idealismus in Husserl/Bốn khái niệm về siêu việt và vấn đề duy tâm của Husserl.
*** G. Küng, Husserl on Pistures and Intentional Objects/Husserl về ảnh tượng và đối tượng ý hướng
**** J. Findlay, Phenomenology and the Meaning of Realism/Hiện tượng luận và chỉ thị ý nghĩa của chủ nghĩa duy thực.
***** Ameriks, Husserl's Realism/Chủ nghĩa duy thực của Husserl.
****** R. Holmes, Is Transcendental Phenomenology commited to Idealism/Hiện tượng luận siêu nghiệm có liên quan tới chủ nghĩa duy tâm ?
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng
Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017