ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 124

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm

 

Tuy chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm  là vấn đề chủ chốt quan yếu của bộ ba Ideen, song chủ ngữ (l)ý tưởng này không được nhắc đến tên, ngoại trừ ở chung cục của bộ Ideen, vốn là lời Tựa cho bản dịch sang tiếng Anh của Ideen I, dịch giả là W. R. Royce Gibson [86]. Trong bản Chung cục/Epilog mà Husserl có chỉnh đổn, song nội dung không thay đổi, có thể xem như một tuyên ngôn chính thức cho hiện tượng luận siêu nghiệm của ông. Do đó, bản văn này có giá trị đặc biệt về quan điểm của ông là hiện tượng luận biểu thị cho chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, phổ cập cấu thành như một khoa học đã được biểu dương trong Triết học như thể khoa học chân xác, trong Những Suy niệm kiểu Descartes, trong Kinh nghiệm và phán đoán, cũng như một phần chính yếu trong Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm. Arion L. Kelkel, một trong những dịch giả trung kiên của Husserl  nhận xét rất đúng là "người ta có thể thấy trong những phần [của Nachwort này] những nhân tố chỉ rõ bất biến của chủ nghĩa (l)ý tưởng trong tư tưởng Husserl.... triết lý của ông đối với ông không là một hoạt động trong những sinh hoạt khác, song chính là bản thể của đời ông".[87]

Người đọc có thể bắt đầu từ tiết 5 của bản Chung cục, sau khi đã lý giải rõ những nhân tố tạo thành, như Husserl viết :

"Trong suy niệm này sinh ra chủ nghĩa (l)ý tưởng hiện tượng luận siêu nghiệm, nếu ta quả quyết bắt đầu và không e ngại (không phải mọi người đều thế), tuyệt đối tương phản với mọi chủ nghĩa duy tâm thiên tâm lý học. [88]

 Trong bốn tiết đầu, ông trình bày những nhân tố đó như sau :                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

Trước tiên ông liệt kê những phản bác phê bình ông về "duy trí thuyết/intellectualisme" hay "duy lý/rationalisme", theo ông, dựa trên những ngộ nhận, và phân giải tới cùng, là dựa trên sự kiện dẫn hiện tượng luận của ông đến một trình độ mà vượt qua rõ ràng tạo thành mọi ý nghĩa của nó; nói khác đi, người ta đã không biết những gì chủ yếu mới trong "giảm trừ hiện tượng luận" và chính ở đó người ta không hiểu nâng lên/Aufstieg từ tính chủ thể thế tục/subjectivité mondaine (nghĩa là của con người) tới "tính chủ thể siêu nghiệm/subjectivité transcendantale"; người ta vẫn còn giam hãm trong một thứ nhân học, hoặc thường nghiệm hay tiên thiên, nhân học mà theo lý luận của ông, vẫn xa với địa giới đặc biệt thuộc triết lý và xem nó như thể triết học, là rơi lại vào trong "thuyết duy nhân họcsiêu nghiệm/anthropologisme transcendantal", hay đúng hơn trong "thuyết duy tâm lý học siêu nghiệm".

Bộ Ideen dưới danh xưng hiện tượng luận thuần tuý hay siêu nghiệm nhằm xây dựng một khoa học mới; khoa học mới này dầu đã sửa soạn cho mọi tiến hóa của triết học từ Descartes, liên quan tới một trường kinh nghiệm mới, đặc biệt thuộc về riêng nó, trường  kinh nghiệm của "tính chủ thể siêu nghiệm". Tính chủ thể siêu nghiệm ở đây cấu thành với những kinh nghiệm sống/Erlebnissen, những quan năng/Vermögen và những hoạt động/Leistungen của nó, một lĩnh vực tuyệt đối tự trị của kinh nghiệm trực tiếp. Husserl giải thích kinh nghiệm siêu nghiệm có mục đích thuộc lý luận, trước tiên là miêu tả, chỉ khả hữu qua một biến cải triệt để về thái độ, mà thái độ này mở ra kinh nghiệm tự nhiên, trần tục, biến cải thái độ, với tính cách là phương pháp đắc thủ khu vực hiện tượng luận siêu nghiệm, gọi là "giảm trừ hiện tượng luận".[89]

Quyển I của bộ Ideen đã miêu tả giảm trừ hiện tượng luậm, sang quyển II dành cho những vấn đề về bản ngã, về nhân cách, vấn đề siêu nghiệm của "nội cảm/Einfühlung". Miêu tả ý tượng theo Husserl cấu thành một khu biệt văn phong giữa khoa học tiên thiên mới này với những khoa toán học. Trong hai chương đầu, tôi đã luận về triết lý toán học và nguyên ủy hình học thông qua những tác phẩm như Triết lý số học 1887 đến Nguyên ủy hình học 1936, để chỉ ra không thể khu biệt tư tưởng triết lý toán học với triết lý hiện tượng luận của Husserl theo phân chia giai đoạn. Điều này chứng thực ở đây, ông nói rõ những khoa toán học là những khoa học "diễn dịch/", điều này muốn nói là trong văn phong khoa học lý luận nhận thức diễn dịch gián tiếp vô cùng thắng thế trên nhận thức công lý/axiomatisch trực tiếp xây dựng mọi diễn dịch. Một vô số những diễn dịch ở đó dựa trên một số nhỏ những công lý/axiome. Đối với khu vực siêu nghiệm, trái lại, ta đề ra vô số những nhận thức hiện tại trước mọi diễn dịch, và những tính gián tiếp/Mittelbarkeiten - hàm ngụ ý hướng - không có gì quan hệ với một diễn dịch; những nhận thức này, tuyệt đối thuộc về trực quan, thoát khỏi mọi loại tượng trưng phương pháp và cấu tạo.[90]  

Ở tiết 3, ông xác định hiện tượng luận siêu nghiệm với tâm lý học "miêu tả" hay người ta cũng thường gọi là tâm lý học "hiện tượng luận". Điều nàu dẫn đến những ngộ nhận ngay với những nhà nghiên cứu trong phong trào hiện tượng luận. Thay đổi thái độ có thể gọi là giảm trừ hiện tượng luận siêu nghiệm trong khi phản tư triết lý, khởi từ thái độ tự nhiên mà tôi là con người sống giữa tha nhân trong thế giới. Trong một nội hướng/Innenwendung thuần tuý, nghĩa là chuyên chú vào "kinh nghiệm nội tại' hay đúng hơn là kinh nghiệm tự tại và "nội cảm", không nói đến những vấn đề tâm vật lý hàm ngụ thân thể con người, ông nhận được một nhận thức nguyên ủy và thuầm túy miêu tả của đời sống tâm linh tự tại. Một "tâm lý học hiện tượng luận" nẩy sinh và phát triển trên lãnh thổ của trực quan nội tại với tính cách trực quan của cái gì cấu thành bản chất riêng của tâm linh.. Trong lĩnh vực này, có một khoa học của những bản chất.

Nhà hiện tượng luận theo Husserl với toàn thể những miêu tả siêu nghiệm, chủ yếu ở đây nói đến cái "tôi siêu nghiệm", nghĩa là cái tôi như thể tuyệt đối hiện hữu tự ngã/en soi và quy ngã/pour soi.

Từ thái độ hiện tượng luận siêu nghiệm mà hiện tượng luận miêu tả tiên thiên, khi khai phá trực tiếp lĩnh vực siêu nghiệm, cấu thảnh "triết học đệ nhất" tự tại, triết học của khởi đầu. Tôi sẽ nói đến phần triết học đệ nhất này của Husserl, gồm hai phần thu tập trong quyển VII và VIII của bộ Husserliana, mang tiêu đề Erste Philosophie (1923-1924), phần đầu luận về lịch sử phê bình những ý niệm và phần sau lý luận về giảm trừ hiện tượng luận.

 

 

 

---------------------------------------------

[86] Husserl, Ideas : General introduction to pure phenomenology, translated by W.R. Royce Gibson,1931. Author's Preface to the English Edition.  Bản văn tiếng Đức dùng làm lời Bạt/Nachwort in trong quyền ba của bộ Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie xb năm 1952 do Marly Biemel phụ trách trong quyển V  Husserliana - Gesammelte Werke. Người đọc có thề đối chiếu nguyên tác tiếng Đức với bản dịch sang tiếng Pháp của Arion L. Kelkel, 1993 và bản tiếng Anh của Royce Gibson nói trên.

[87] Husserl, Postface à mes Idées directrices pour une phénoménologie pure, Avertissement par Arion L. Kelkel/Lệ ngôn của Kelkel [trong Husserl, La phénoménologie et les fondements des sciences/Hiện tượng luận và những nền tảng khoa học, bản dịch tiếng Pháp, 1993] : On peut trouver dans ces mêmes parties des éléments confirmant la permanence de l'idéalisme dans la pensée husserlienne... sa philosophie n'est pas pour lui une activité parmi d'autres, mais la substance même da sa vie.

[88] Husserl, Sdt: Postface à mes Idées directrices pour une phénoménologie pure.(nguyên tác tiếng Đớc trong Husserliana V : Ideen zu einer reinen Phänomenologieun phänomenologischen Philosophie. Drittes Buch : Die Phänomenologie und die Fundamente der Wissenschaften, Nachwort, S. 138-162/ Bạt cho Những Ý niệm chỉ đạo cho một hiện tượng luận thuần tuý của tôi trong Husserliana V : Những ý niệm . Bản dịch tiếng Pháp và tiếng Anh đều có đánh số bên lề số trang này. Tham chiếu ở đây theo bản tiếng Pháp, do Kelkel dịch) :

5. Dans cette réflexion naît, si l'on s'y engage résolument et sans crainte (ce qui n'est pas le cas de tout le monde), l'idéalisme phénoménologique transcendantal qui est diamétralement opposé à tout idéalisme psychologiste.

[89] Husserl, Sdt.

1. La "subjectivité transcendantale"... constitue avec ses vécus, ses facultés et ses opérations transcendantales, un domaine absolument autonome d'expérience directe.

L'expérience transcendantale, dont le but est théorique et d'abord descriptif, ne devient possible que par une modification radicale d'attitude, de cette attitude dans laquelle se déroule l'expérience naturelle, mondaine, modification d'attitude qui, en tant que méthode d'accès à la sphère phénoménologique transcendantale, s'appelle "réduction phénoménologique".

[90] Husserl, Sdt.

1. Celles-ci [les sciences mathématiques] sont des sciences "déductives", ce qui veut dire dans leur style scientifique théorétique la connaissance déductive mẹdiate prévaut infiniment sur la connaissance axiomatique immédiate qui fonde toutes les déductions. Une infinité de déductions y reposent sur un petit nombre d'axiomes. Pour la sphère transcendantale, au contraire, nous disposons d'une infinité de connaissances présentes avant toute déduction, et dont les médiatetés - médiatetés d'implication intentionnelle - n'ont rien à voir avec une déduction; ces connaissances, étant absolument intuitives, se soustraient à toute espèce de symbolique méthodique et constructive.

 

Đính chính : trong bài kỳ trước 122, do lỗi kỹ thuật nhẩy chữ trong computer của tác giả và không xem lại phần chú thích, xin sửa lại chú thích đánh số 84 như sau :

[84] Husserl, Cartesianische Meditationen, 4. Meditation.

§ 41. Die echte phänomenologische Selbstauslegung des "ego cogito" als "transzendentaler Idealismus" /tự lý giải hiện tượng luận chân thực về  "ego cogito/ngã suy tưởng"  như thể " chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" : [In dieser systematischen Konkretion durchgeführt] ist die Phänomenologie eo ipso transzendentaler Idealismus ... ; nicht in dem eins psychologischen Idealismus, nicht eines Idealismus, der aus sinnlosen sensuellen Daten eine sinnvolle Welt ableiten will. Nicht ist es ein Kantianischer Idealismus, der mindestens als Grenzbegriff die Möglichkeit einer Welt von Dingen an sicht glaubt offen halten zu können - sondern ein Idealismus, der nichts welter ist als in Form systematisch egologischer Wissenschaft konsequent durchgeführte Selbstauslegung meines Ego als Subjektes jeder möglchen Erkenntnis, und zwar in Hinsicht auf jeden Sinn von Seiendem, mit dem es für mich, das Ego, eben soll Sinn haben können.

 

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017