ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 87
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của Husserl )
Trong vấn nạn a) khi hỏi phê bình chủ nghĩa duy tâm lý có là phê bình tâm lý học chính là đi tới rốt ráo vấn đề, nhất là vị trí của tâm lý học trong nửa sau thế kỷ XIX rất quan trọng, thậm chí như một khoa học thống lãnh của thời đại. Heidegger nêu ra sự phân cách hữu tinh thần thực sự của tư tưởng với nội dung lý tưởng của cái được tư duy hiển nhiên đến độ người ta có thể nghĩ là chỉ có duy trì sự phân cách một cách vững chãi và kiên quyết ngõ hầu có thể, một là phá mọi ảnh hưởng phức tạp của tâm lý học liên hệ tới tinh thần thực, hai là tạo một khu vực phân định đơn nhất cho luận lý học. Luận lý giá trị và đặc biệt là khái niệm về tâm lý học của Rickert thuộc loại quan điểm này, vì ông xem tâm lý học cũng tương tự như cơ học. Heidegger tham chiếu quan điểm từ Rickert [91], xem tâm lý học luận về hữu thực và do đó là một khoa học tự nhiên thuần tuý; mặt khác, luận lý học luận về hữu lý tưởng của giá trị.
Vấn đề đặt ra là, có mối tương quan của cái lý tưởng với cái thực có là một tương quan thực ? Hay vấn đề thực có thể là nối nhịp cầu giữa cái thực và cái lý tưởng, cái khả giác và cái phi khả giác, thời hay phi thời, sử và siêu sử, hữu và giá trị ? Theo Heidegger, Husserl không đặt vấn đề như thế, song trong khuôn khổ của chủ nghĩa duy tâm lý, ông hỏi cái thuộc tinh thần như vậy phải là cái gì nếu nó có thể như cái thực trong tương quan với cái lý tưởng. Do đó ngay từ bắt đầu, ông đã quan niệm khu biệt và đặt vấn đề về cấu trúc cơ bản của tinh thần, đặc biệt là đối với biểu tượng, phán đoán, nhận biết, định vị, thông giác và tư duy. Husserl không cần thiết tìm hướng về đặc tính cơ bản và những yếu tố của vấn nạn tinh thần, vì ông đã nhận được từ Brentano hướng xác định tư duy khi nó là cái thuộc tinh thần. Nghĩ là nghĩ-về-cái- được-nghĩ, vì tư duy, như thể tinh thần thiết yếu đã có cấu trúc của tự-định-hướng về một-cái-gì; trong bản chất, nghĩ là cái thuộc tinh thần từ khởi điểm liên quan tới một cái gì... Áp dụng vào phê bình chủ nghĩa duy tâm lý, điều đó muốn nói : chủ nghĩa duy tâm lý bị loại bỏ không phải vì tâm lý học muốn thúc bách lối đi của nó vào một vị thế không phải của nó, song vì nó là áp dụng một tâm lý học không hiểu được chính vấn đề của nó, cũng không phải vì chủ nghĩa duy tâm lý vượt qua giới hạn, song vì nó vượt qua vào cái không phải là tâm lý học, và do đó lầm lẫn... Điều đó làm rõ ý nghĩa đích thực của phê bình chủ nghĩa duy tâm lý, thiết yếu phải là phê bình tâm lý học.[92]
Trong vấn nạn b) đề ra là cái gì cấu thành khi đã rõ là hiện tượng chân lý như thể kết quả của nghiên cứu hiện tượng luận. Giải đáp vấn đề này khả dĩ xác định được ý hướng tính, vì tinh thần tự nó là một tương quan giữa cái thực và cái lý tưởng.
Tri thức như một tương quan hiện tượng luận là có ý hướng. cho nên vấn đề là tri thức trực tiếp hướng về cái gì/Worauf. Khi đặt vấn đề từ chính hiện tượng,xem hành vi tri thức cụ thể dẫn về cái gì, chẳng hạn như cử tọa trước mặt, hay bức tường, cửa sổ, bảng đen; Heidegger xác định hành vi tri thức không có ý xem chúng như "những nội dung của ý thức", chẳng hạn, khi tôi nhìn cái đèn, tôi không có ý lĩnh hội những ấn tượng-cảm giác, song là chính cái đèn và ánh sáng; cũng không phải liên hệ đến những khái niệm, cũng không phải nhìn thấy cái đó như một ảnh tượng trong ý thức, ảnh tượng của bức tường, song chính cái tường mà cái nhìn của tôi có ý hướng đến.
Lấy một ví dụ cụ thể khác, như yêu cầu một người nào đó lên xóa tấm bảng, ý muốn nói tấm bảng đằng sau khi ông đang nói. Lúc đó, ông không nhìn thấy tấm bảng, không tri giác nó. Thường thì người ta nói, như vậy ông chỉ có ý niệm tấm bảng; điều đó có ý nghĩa gì ? Có lẽ là ông đang hướng vào ý niệm tấm bảng và như vậy là yêu cầu người ta xóa ý niệm này, song đương nhiên không phải như thế. Ngay cả "có ý niệm về", cái mà ông nói chính là tấm bảng, hiện tại đằng sau ông trong giảng đường, khi quay lại ông thấy nó "bằng xương bằng thịt", ngay cả lần đầu nói về nó, dầu không nhìn thấy nó "bằng xương bằng thịt", ông vẫn có ý nói đến chính tấm bảng, không phải là ý niệm về tấm bảng.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt giữa ý niệm và tri giác: có ý niệm về tấm bảng, và nhìn thấy bức tường: một đằng là ý niệm, một đằng là tri giác. Trong cả hai trường hợp, điều có ý nghĩa là chính sự vật: tri giác khi có sự vật không chỉ "chính nó" mà còn "bằng xương bằng thịt", như thể chính tri thức, có nghĩa là tri thức được nhận thức/lĩnh hội và có chính sự vật "bằng xương bằng thịt". Trong hiện tượng luận, gọi là trực quan.
Trực quan không giới hạn vào cách nhận thức sự vật do nhìn bằng mắt; nghe một khúc nhạc, nghĩa là nghe chính âm nhạc, về mặt hiện tượng luận, là trực quan. phát biểu một phán đoán "2 x 2 = 4" là một trực quan. Trực quan cho chính sự vật, như vậy có khả năng chứng thực những ý kiến, tri thức/cognition, sự vật nói đến, mệnh đề. Khi ta sống trong trực quan của sự vật như thể một trực quan chứng tỏ, thì hành vi trực quan không mất đi trong sự vật cũng như nội dung của nó, Nội dung này được trực giác như thể hiện diện bằng xương bằng thịt, và làm đầy nghĩa là đồng nhất-nó-với-ý niệm-trống rỗng. ở đó sẽ sinh ra khái niệm hiển nhiên, là hành vi tự-lĩnh hội đồng nhất. Khi là một hành vi nhận thức mà tính chính thống có thể nhận được bất kỳ lúc nào nó tính, thì đó là chân lý.
Chân lý là sự đồng nhất của cái có ý nghĩa và cái được trực giác. Trực quan là đồng nhất, song không phải mọi hình thức đồng nhất là chân lý. Đồng nhất là một tương quan, và chân lý như thể một đồng nhất là một tương quan giữa cái có ý nghĩa và cái được trực giác. Do đó, chân lý là tương quan đặc thù (của đồng nhất) của một "cái đúng-như-thế": một cái gì có ý nghĩa đúng lúc được trực giác. Heidegger xác định đó là xác định chân lý, trong mọi trường hợp, như Husserl đã lý giải qua nghiên cứu về tri thức như thể xử sự có ý hướng, hay đúng hơn, tri thức như thể trực quan.[93] Trong Nghiên cứu VI " Những yếu tố của một minh giải hiện tượng luận về nhận thức", tiết § 39 Hiển nhiên và chân lý , Husserl đã viết: "Tương ứng nghiêm xác đúng là có thể mang lại những ý hướng không tương quan cũng như có tương quan tốt như thế với những hoàn tất đầy đủ; thử lấy một tiêu biểu đặc biệt trong lĩnh vực biểu hiện, không thiết yếu là chỉ xét những phán đoán với tính cách như thể ý hướng hay hoàn tất những biểu hiện, mà ngay cả những hành vi biểu diện cũng có thể bước vào một tương ứng."[94]
-------------------------------
[91] Heinrich Rickert, Die Grenze der naturwissenschaftlichen Begriffsbildung. Ein logische Einleitung in die historischen Wissenschaften (Những giới hạn của hình thành những khái niệm trong các khoa học tự nhiên. Dẫn nhập luận lý học trong những khoa học lịch sử), 1896.
[92] Heidegger, Sdt, § 10 : Husserl had already received from Brentano a direction for determining thinking insolar as it is something mental. Thinking is the thinking-of-what-is-thought, because thinking, as mental, already necessarily has the structure of self-directedness-to-something. In its essence, thinking as something mental is already from the start related to something...
Applied to the critique of psychologism, that means: Psychologism is to be rejected not because psychology wants to force its way into a place where it does not belong, but because it is the application of a psychology that does not understand its own subject matter; not because psychology merely transgresses a boundary, but because it transgresses into what is not psychology, and for that reason is confused... By now it should be clear what the sole authentic meaning of the critique of psychologism is, and why such a critique must necessarily be a critique of psychology.
[93] Heidegger, Sdt : In any case, this is the determination of truth that we have been looking for, namely, the interpretation that Husserl provides through his investigations into knowing as intentional comportment, or more precisely, knowing as intuition.
[94] Husserl, Logische Untersuchungen, II/2 Elemente einer phänomeologischen Aufklärung der Ekenntnis, § 39 Evidenz un Wahrheit: Die strenge Adäquation kann eben nichtbeziehende Intentionen, so gut wie beziehende, mit ihren vollkommenen Erfüllungen in eins setzen; es brauchen, um speziell das Gebiet der Ausdrücke herauszuheben, nicht gerade Urteile als Aussageintentionen oder Aussageerfüllungen in Frage zu kommen auch nominale Akte können in eine Adäquation treten.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016