ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 117

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

 

Giảm trừ siêu nghiệm, hay "đặt trong ngoặc/Einklammerung" siêu nghiệm  trong tiết §9 giảm trừ  hiện tượng luận siêu nghiệm, phản tư kiên định về ý thức luôn luôn cung ứng những dữ kiện thuần tuý về mặt siêu nghiệm, hơn nữa là trực giác trong cách thái của một loại kinh nghiệm "nội tại" siêu nghiệm/transzendentalen "inneren" Erfahrung cho nhà triết học siêu nghiệm. Mối liên hệ của bản ngã siêu nghiệm trong kinh nghiệm tự tại siêu nghiệm với kinh nghiệm tự tại tâm lý được xác định "chính trong trường kinh nghiệm tự tại siêu nghiệm (diễn đạt trong toàn tính cụ thể) ở trong mọi trường hợp có thể, chỉ qua biến đổi thái độ, thành ra kinh nghiệm tự tại tâm lý", cho nên "nếu song hành của hai lãnh vực kinh nghiệm siêu nghiệm và tâm lý trở nên dễ hiểu do chỉ qua biến đổi thái độ, như một loại tính đồng nhất của sự thâm nhập phức tạp  những giác quan của hữu, rồi ở đó kết quả rút ra từ nó cũng trở thành  khả niệm, nghĩa là cùng song hành và thâm nhập hiện tượng luận siêu nghiệm và tâm lý hàm ngụ  trong thâm nhập này, mà toàn bộ chủ đề của nó là liên chủ thể thuần tuý theo hai nghĩa". [53]

Khái niệm liên chủ thể nói đến ở đây là "liên chủ thể thuần tuý tâm linh một khi đã tuỳ thuộc vào Epoché siêu nghiệm thì cũng dẫn đến đối ngẫu của nó là liên chủ thể siêu nghiệm", được xác định "liên chủ thể siêu nghiệm là cơ sở hiện hữu tuyệt đối tự định một cách cụ thể, ở đó mọi siêu việt (bao gồm mọi hiện thể thuộc thế giới thực) có ý nghĩa hiện hữu như hữu của một hiện thể trong ý nghĩa tương đối và do đó mang ý nghĩa bất toàn, như một đơn vị có ý hướng, trong chân lý mang lại ý nghĩa siêu nghiệm, chứng thực hòa đồng và từ tập quán xác tín lâu dài thuộc vào bản chất điều độ".[54]                       

Đặt vấn đề liên chủ thể có nghĩa là đối lập với duy ngã luận/solipsismus ?  Trong phần bạt của Ideen II, Husserl nói đến chủ nghĩa (l)ý tưởng hiện tượng luận-siêu nghiệm đối lập với mọi chủ nghĩa (l)ý tưởng duy tâm lý học, do đó ông nói đến vấn đề liên chủ thể siêu nghiệm nhằm xác định vị thế về vấn đề duy ngã luận siêu nghiệm, bởi liên hệ đến nền tảng của chủ nghĩa (l)ý tưởng.

Trong phần một Ideen II, cấu thành bản nhiên vật chất qua những tầng khác nhau và đối với chủ thể "duy ngã - chủ thể trong cô lập - có những động lực để khu biệt giữa một sự vật "xuất hiện", mà nội dung định tính thuộc về tính chủ thể của tôi, với sự vật "khách quan" vẫn là "nó là cái gì" ngay cả nếu những biến đổi xảy ra trong tính chủ thể của tôi và, phụ thuộc vào nó, trong "xuất hiện" của sự vật. Xét đến khả hữu của một thế giới duy ngã, tôi có kinh nghiệm về một thế giới, cũng giống như thế giới thực sự tôi có kinh nghiệm : mọi sự vật vẫn như thế, trừ một ngoại lệ là trong trường kinh nghiệm của tôi không có thân thể nào tôi có thể nhận thức được như những thân thể của những chủ thể tâm linh khác. Husserl xác định, chỉ có một con đường giải quyết những vấn đề liên quan đến những kinh nghiệm sống của tôi với người khác và họ hiểu những xung đột với thế giới của họ, cấu thành về mặt liên chủ thể, đến thế giới duy ngã của tôi, v.v... Mỗi sự việc trong kinh nghiệm của tôi thuộc "khu vực xung quanh của tôi", có ý nghĩa "thân tôi là một  phần của nó"; nhận thức thân xác giữ một vai trò đặc biệt cho liên chủ thể trong đó mọi đối tượng được nhận thức "một cách khách quan" như thể sự vật trong một thời gian khách quan và một không gian khách quan của một thế giới khách quan. Khi xét đến khả hữu của cấu thành "bản nhiên khách quan" trên mức kinh nghiệm liên chủ thể, Husserl xác định chủ thể duy ngã có một bản nhiên khách quan, song chủ thể này không thể nhận thức nó như một thành phần của bản nhiên, không thể thông giác chính nó như chủ thể tâm lý-vật lý, như thể động vật, con đường vạch ra trên mức liên chủ thể kinh nghiệm.                                          

Vấn đề liên chủ thể như trình bày trong phần giảm trừ  hiện tượng luận siêu nghiệm mà thực sự Husserl đã luận những hướng đi tới, trong hành trạng của ông, phân chia ra ba thời kỳ: 1905-1920; 1921-1928; 1929-1935, song chỉ xuất hiện vào năm 1973 do Iso Kern biên tập trong bộ Husserliana tập XIII, XIV và XV. Tôi sẽ trở lại vấn đề khi đề cập đến vấn đề chủ nghĩa (l)ý tưởng.

Giảm trừ hiện tượng luận hay siêu nghiệm là những phương pháp  cần đến nguyên ủy của tri thức, như phương châm của Husserl "trở về với chính sự vật/nach den Sachen selbst", có nghĩa là trở về những dữ kiện nguyên ủy của ý thức. Những nền tảng trong triết học hiện tượng luận của Husserl đã nói đến như trực quan nguyên ủy về chính sự vật từ "trường cơ sở để làm việc, ở đó cho mọi sự vật tuyệt đối rõ ràng",[55] như ý hướng tính chỉ thị ý nghĩa "mọi ý thức là ý thức về điều gì đó" [thực sự, nhiều người thường nhắc châm ngôn này của Husserl, song không hiểu nguyên ủy] vì thực sự không phải chỉ vì mọi ý thức có một đối tượng hay một nội dung, mà vì nó còn biểu hiện là khái niệm "thực tại trong chính nó" trở nên bất khả đạt, cũng như quan niệm ý thức về mặt niêm phong tự đóng chính nó thì đương nhiên bị loại ra, vì một ý thức như thế không kinh nghiệm được thế giới và như thế trước hết phải làm sao có được liên lạc công chính với "thực tại trong nguyên ủy". Điều này chứng tỏ mọi biểu hiện trong kinh nghiệm siêu nghiệm phải chứng tỏ biểu hiện theo nguyên lý hiển nhiên thuần túy.

Nguyên lý đó chỉ ra mọi hành động "tôi nghĩ/cogito" có nghĩa là "tôi nghĩ về điều gì được nghĩ đến/cogito cogitatum" chứng tỏ mỗi hành động này bao hàm hai việc đã nói đến nhiều là tri kiện/noema và tri hoạt/noesis, như đối tượng do ý hướng thuộc noema và hành động nghĩ đến đối tượng đó thuộc noesis, mà qua miêu tả như vậy, rõ ràng là không thể tách rời chúng trong bất kỳ hiện tượng nào. Husserl đã diễn tả trong Ideen I "khắp nơi nào tương ứng với vô số những dữ kiện có nội dung tri hoạt, thì cũng có một vô số dữ kiện chỉ ra trong trực quan thuần túy thực trong một "nội dung tri kiện" tương ứng, hay nói tóm lại là trong "tri kiện".[56]

Qua những điều nói đến ở trên, người ta có thể thấy rõ lý do Husserl đề cập đến "đặt trong dấu ngoặc", "giảm trừ hiện tượng luận", đến cấu thành đối tượng trong ý thức, và hiện tượng luận như vậy là một lý luận siêu nghiệm của tri thức, tương phản với tri thức luận truyền thống, và tại sao trong "Những suy niệm theo Descartes" ông xác định hiện tượng luận do đó là "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm".[57]                                               

Để hiểu chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm này, trước hết từ hiện tượng luận siêu nghiệm như một toàn bộ, từ tính thời, thời gian và ý thức thời gian trong quan liên với ý hướng tính và những phản tư về cấu thành.  Những phản tư về thời gian và ý thức thời gian nội tại là những bài giảng xuất hiện trên Niên san triết học và nghiên cứu hiện tượng luận năm 1928, song thực sự công trình nghiên cứu thời gian có thể đánh dấu từ 1893 đến 1917, và có vị thế quan trọng trong triết học của Husserl ngay từ khởi đầu, mặt khác còn có sự đóng góp tập thể của những người học trò thân cận Husserl như Edith Stein, Martin Heidegger trong hình thành ra tác phẩm Zur Phänomenologie des inneren Zeitbewußtseins.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

-----------------------------------------------

[53] Husserl, Sdt :

"Es ist eben das (in voller Konkretion gefaßte) Feld der transzendentalen Selbsterfahrung, die jederzeit durch bloße Änderung der Einstellung in psychologische Selbsterfahrung zu wandeln ist".

"Ist der Parallelismus der transzendentalen und psychologischen Erfahrungssphären als eine Art Identität des Ineinander des Seinssinnes aus bloßer Einstellungsänderung verständlich geworden, so auch die daraus sich ergebende Folge des gleichen Parallelismus und des im Ineinander implicite Beschlossenseins der transzendentalen und der psychologischen Phänomenologie, deren volles Thema die doppelsinnige reine Intesubjektivität ist".   

[54] Husserl, Sdt :

"die rein-seelische Intersubjektivität, sowie sie der transzendentalen Epoché unterworfen wird, ebenfalls zu ihrer Parallele, der transzendentalen Intersubjektivität führt".

"Die transzendentale Intersubjektivität ist der konkret eigenständige absolute Seinsboden, aus dem alles Transzendente (darunter alles real weltlich Seiende) seinen Seinssinn schöpft als Sein eines in bloß relativem und damit unvollständigem Sinne Seienden, als den einer intentionalen Einheit, die in Wahrheit ist aus transzendentaler Sinngebung, einstimmiger Bewährung und wesensmäßig zugehöriger Habitualität bleibender Überzeugung".                        

[55] Husserl, Philosophie als strenge Wissenschaft/Triết học như thể khoa học nghiêm xác : das unterste Arbeitsfeld absolut klar gegebener Sachen gewonnen hat.                                             

[56] Husserl, Ideen I, Dritter Abschnitt, Drittes Kapitel, Noesis und Noema : Überall entspricht den mannigfaltigen Daten des reellen, noetischen Gehaltes eine Mannigfaltigkeit in wirklich reiner Intuition aufweisbarer Daten in einem korrelativen "noemastischen Gehalt", oder kurzweg im "Noema".

[57] Husserl, Cartesianische Meditationen, 1929 (theo bản dịch tiếng Anh "Cartesian Meditations" của Dorion Cairns, 1960) : phenomenology is eo ipso "transcendental idealism".

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017