ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 66

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66,    

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Thế giới của đời sống: hội điểm thiên-địa-không

 

Những tiết § § 8-9, 33-34 luận về thế giới của đời sống trong tác phẩm mệnh danh là Die Krisis der europäischen Wissenschaften minh nhiên cho thấy chủ đích của Husserl nhằm chỉ ra cho chúng nhân trong thời đại thấy khủng hoảng cơ bản triệt để ấy ở ngay trong bản tính của nó là khoa học đánh mất vai trò quan trọng của nó trong đời sống- cho nên phải nhận ra có một khoa học thuộc thế giới của đời sống, nói lên ý niệm về phổ cập của khoa học. Cũng trong thời gian viết ra bản thảo này, trong diễn thuyết về "triết học trong cuộc khủng hoảng của chúng nhân châu Âu" tại thành Wien năm 1935, Husserl đã nói đến ý niệm cơ bản này khi phê phán "nhà nghiên cứu thiên nhiên không hiểu rõ ràng là nền tảng trụ trong lao động tư duy của ông,tuy nhiên lại là chủ quan, ở trong thế giới-xung quanh của đời sống, môi giới này luôn luôn được giả định như thể nền đất, trường lao động, chỉ ở đó những vấn nạn, những phương pháp tư tưởng mới có ý nghĩa" [194].

Trong Lật đổ học thuyết Copernic đã nói ở trên, Husserl nói ngay đến những người thời hiện đại, theo Copernic, nghĩa là thuộc khoa học tự nhiên, "những khoa học khách quan", Trái đất không là "toàn bộ thiên nhiên" mà chỉ là một trong những tinh tú của không gian vô hạn của thế giới. Như vậy lật đổ học thuyết Copernic phải chăng là phản lại những khoa học khách quan ? Và như Husserl xác định: chính Trái đất trong hình thái nguyên ủy của biểu hiện, không chuyển động, cũng không nghỉ, trước hết là chuyển động và ngưng nghỉ có ý nghĩa là do quan hệ với nó.

Trong Khủng hoảng của những khoa học châu Âu nói trên, trong phần II ông biện minh về nguyên ủy của đối lập hiện đại giữa thuyết khách quan duy vật lý và thuyết chủ quan siêu nghiệm mà hai tiết § 8 và 9 làm rõ nỗ lực của Husserl không phản lại khoa học, như những nhà thực chứng luận lý/Logischer Positivismus gán cho ông, mà chỉ ra nguyên ủy của ý niệm mới về tính phổ cập của khoa học: Đối với chúng ta, thuộc vào không gian lý tưởng có một tiên thiên phổ quát thống nhất về mặt hệ thống, một lý luận thống nhất vô hạn có hệ thống và bất chấp tính vô hạn này, hoàn thành tự nó - lý luận nổi lên từ những khái niệm và những nguyên tắc công lý có khả năng xây dựng trong một tính đơn nghĩa diễn dịch bất cứ hình thể khả tưởng nào nội tiếp trong không gian. Trước hết tất cả những gì "hiện hữu" lý tưởng hóa trong không gian hình học được xác định một cách bao quát trong mọi xác định của nó.Tư tưởng xác quyết của chúng ta chỉ "khám phá", trong tiến triển qua những giai đoạn tới vô hạn theo những khái niệm, nguyên lý, suy luận và chứng cớ, cái trước tiên, đã tự nó có trong thực tế. [195]   

Trong tiết § 9 bàn về toán học hóa thiên nhiên của Galilée - người mà Husserl xem là nhà triết học của tự nhiên/der Naturphilosoph, người tiên khu của khoa vật lý học/Bahnbrecher der Physik, nhà phát kiến vĩ đại nhất của thời hiện đại/der gröβten Entdecker der Neuzeit - nhằm hoản tất khách quan hóa kinh nghiệm, tính chính xác qua toán học hóa thiên nhiên với những công thức và mô điển; lý tưởng của nhà khoa học là duy khách thể trong ngôn ngữ công thức. song khủng hoảng của khoa học theo Husserl là khủng hoảng về ý nghĩa của nó. Cho nên ở những tiểu mục của § 9, từ giả thuyết cơ bàn của khoa học tự nhiên, vấn đề ý nghĩa của khoa học tự nhiên như thể "công thức", đến thế giới của đời sống/Lebenswelt là nền tảng ý nghĩa của khoa học tự nhiên, ông muốn chỉ ra khủng hoảng của khoa học là "đem thế giới của những lý tưởng, có cơ sở toán học thế vào thế giới thực duy nhất, thực sự là vì chúng ta có thể tri giác được, thế giới của kinh nghiệm thực hay có thể kinh nghiệm, đó là thế giới của đời sống thường ngày của chúng ta. Tác động thế chỗ này truyền tức thì từ những người kế tục [Galilée], đến mọi nhà vật lý học ở những thế kỷ về sau.[196]

Tuy nhiên, trong khảo sát nguyên ủy hình học đã chỉ ra là thực tiễn của phép đo đạc, không biết gì về những lý tưởng, đã có trước hình học của những lý tưởng: hoạt động tiền-hình học đó mới chính là cơ sở ý nghĩa của hình học, cơ sở của phát kiến lý tưởng hóa, kể cả phát kiến ra thế giới lý tưởng của hình học. Con người sống trong thế giới của đời sống/Lebenswelt và mọi vấn nạn lý thuyết hay thực tiễn đề ra trong thế giới này, cho nên cơ sở của những khoa học khách quan cũng ở trong thế giới này, hay nói khác đi, cũng là tác phẩm của thế giới này. Ở tiết § 33, Husserl xác định: đối với chúng nhân, luôn luôn một thế giới của đời sống đã có đó trước khoa học, cũng như ý nghĩa hiện hữu của thế giới đời sống này cũng vĩnh tồn ngay ở thời đại khoa học.[197]

Vậy bản chất của thế giới đời sống ra sao, đó là nội dung của tiết § 34 trần thuật vấn đề về khoa học của thế giới đời sống này:     

Trước tiên, tiêu đề "thế giới của đời sống" đem lại khả hữu cho những vấn đề khoa học khác nhau, song lại liên kết với nhau - ... vấn đề khách quan-luận lý cũng chỉ là một cung ứng đặc thù trong lòng thế giới đời sống, trong khi những vấn đề khác không đơn giản tiếp thu về mặt khoa học, có nghĩa là không đơn giản đề ra theo kiểu thế giới của đời sống hoạt động như thể hậu cảnh và những hiệu ứng tiền-luận lý đa biệt của nó là nền tảng cho những chân lý luận lý, những chân lý về mặt lý luận. Có thể tính khoa học trong phổ cập của thế giới đời sống này có một đặc tính khoa học riêng, không thuộc khách quan-luận lý, song là nền tảng không kém phần giá trị, mà còn là giá trị cao nhất.[198]

Husserl cũng nhấn mạnh đế ý niệm về chân lý khách quan được xác định trước trong nội dung ý nghĩa của nó đối lập với ý niệm về chân lý của đời sống tiền- và ngoại-khoa học, có nguổn sâu xa nhất về những xác định trong kinh nghiệm thuần túy, song không phải là những "dữ kiện của cảm giác" thường giả định tiêu biểu trực tiếp cho những dữ kiện thuần túy trực quan của thế giới đời sống. Theo ông, cái thực sự có trước, là trực quan "đơn thuần là chủ quan-tương đối" của đời sống tiền-khoa học của thế giới.[199]

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

 

--------------------------

[194] Husserl, Die Krisis des europäischen Menschentums und die Philosophie: der Naturforscher macht sich nicht klar, daβ das ständige Fundament seiner doch subjektiven Denkarbeit die Lebensumwelt ist, sie ist ständig vorausgesetzt als Boden, als Arbeitsfeld, auf dern seine Fragen, seine Denkmethoden allein Sinn haben.

[195] Husserl, Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie, II, § 8: Zum idealen Raum gehört für uns ein universales systematisch einheitliches Apriori, eine unendliche systematischeTheorie, die, von axiomatischen Begriffen und Sätzen aufsteingend, jede erdenkliche in den Raum einzuzeichnende Gestalt in deduktiver Eindeutigkeit zu konstruieren gestatter. Im voraus ist, was imeometrischen Raume idealiter "existiert", in allen seinen Bestimmtheiten eindeutig entschieden. Unser apodiktisches Denken "entdekt" nur, nach Begriffen, Sätzen, Schlüssen, Beweisen etappenmäβig ins Unendliche fortschreitend, was im voraus, was an sich schon in Wahrheit.

[196] Husserl, Sdt, § 9h : [Aber nun ist als höchst wichtig zu beachten eine schon bei Galilei] sich vollziehende Unterschiebung der mathematisch substruierten Welt der Idealitäten für die einzig wirkliche, die wirklich wahrnehmungsmäβig gegebene, die je erfahrene und erfahrbare Welt - unsere alltägliche Lebenswelt. Diese Unterschiebung hat sich alsbald auf die Nachfolger, auf die Physiker der ganzen nachfolgenden Jahrhunderte vererbt.                                                                                        

[197] Husserl, Sdt, § 33 : Lebenswelt gab es also für die Menschheit immer schon vor der Wissenschaft, wie sie denn ihre Seinsweise auch fortsetzt in der Epoche der Wissenschaft.

[198] Husserl, Sdt, § 34a :  Der Titel "Lebenswelt" ermöglicht und verlangt vielleicht verschiedene, obschon wesensmäβig aufeinander bezogene wissenschaftliche Aufgabenstellungen -... die objektiv-logische, für sich (diese besondere Leistung innerhalb der Lebenswelt), während die anderen wissenschaftlich überhaupt nicht in Arbeit genommen sind; also nie wissenschaftlich gefragt ist nach der Weise, wie ihre mannigfachen vorlogischen Geltungen begründende sind für die logischen, die theoretischen Wahrheiten. Und vielleicht ist die Wissenschaftlichkeit, die diese Lebenswelt als solche und in ihrer Universalität fordert, eine eigentümliche, eine eben nicht objektiv-logische, aber als die letztbegründende nicht die mindere sondern die dem Werte nach höhere.                                                                               

[199] Husserl, Sdt, § 34a : Die Idee der objektiven Wahrheit ist ihrem ganzen Sinne nach vorweg bestimmt durch den Konstrast zur Idee der Wahrheit des vor- und auβerwissenschaftlichen Lebens. Diese hat ihre letzte und tiefste Bewährungsquelle in der im oben bezeichneten Sinne "reinen" Erfahrung... Und vor allem darf man nicht, um ein Wichtiges gleich vorwegzunehmen, alsbald rekurrieren auf die vermeintlich unmittelbar gegebenen "Empfindungsdaten", als ob sie das wären, was die rein anschaulichen Gegebenheiten der Lebenswelt unmittelbar charakterisiert. Das wirklich Erste ist die "bloβ subjektiv-relativ" Anschauung des vorwissenschaftlichen Weltlebens.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016