ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 58

 (tiếp theo) 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,    

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

 

Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào nguyên sử xác thân

 

Trở lại với Merleau-Ponty, trong giảng khoa về Husserl,  luận về chân lý và triết học, trong Nguyên ủy hình học, ông nhận xét Husserl đã nói đến một thứ chân lý chiến đấu/militante, đặt những tính lý tưởng cấu thành và ngôn ngữ toàn diện  thành vấn đề và muốn tìm lại ngoài mọi "kỹ thuật" - "kỹ thuật hóa" cũng chính khởi sinh của tính lý tưởng, đó là triết học, có nghĩa là chiều kích của sử tính như thể "không gì khác hơn vận chuyển sinh động của cộng đồng sinh tồn và giao ngộ từ hình thành ý nghĩa và kết tầng ý nghĩa nguyên ủy" [151]; mặt khác, triết học là đi vào chiều kích của những thâm viễn/Tiefendimension sử-tiền sử; đó chính là 'bừng tỉnh" trước vấn đề toàn diện của sử tính phổ cập.  Hình học trồi lên "từ vấn đề triết học/wird zur Frage der Philosophie".                                   

Song, theo Husserl trong Nguyên ủy hình học như Merleau-Ponty lý giải, khu biệt giữa triết học và khoa học hiểu một cách trọn vẹn thì không thể thấy rõ: chỉ vì sử tính đã bị triết học lay động tới tận những thâm viễn của nền tảng/Stiftung luận lý học đến độ là chân trời phổ cập của vấn nạn/universale Frage Horizont.

Triết học có chủ đề là chân trời của chân trời. Suy cứu cho kỹ những định nghĩa mở đầu của triết học như thể khoa học nghiêm xác/strenge Wissenschaft. Đặc biệt là những định nghĩa về Hình thái/bản chất-ý niệm/Eidos: kể từ nay, Eidos là lý giải/Auslegung của một chân trời, biến thiên niệm ý tìm cái bất biến "như thể bản chất hàm ngụ thường hằng trong lưu lượng của chân trời sinh động/als das im strömend legbendigen Horizont ständig implizierte Wesen". Triết học minh thị bản chất này ra sao ? Chủ đề của nó là một lý trí ẩn dấu trong lịch sử/verborgene Vernunft in der Geschichte (biếu ngữ của Fink)

, một mục đích luận phổ cập của lý trí/universale Teleologie der Vernunft, chỉ nắm bắt được như một liên hệ ẩn náu. Như vậy bản chất không bao dung chân trời, mà chì biểu tỏ cấu trúc của nó như chân trời văn hóa [xem chú thích 150 -kỳ 56

 bao gồm văn hóa hiện tại và quá khứ với truyền thống], song cái tiên thiên - cấu trúc - đó là nền tảng/đất theo nghĩa phổ cập, không phải ý niệm, mà là đất. Chính trong cơ sở khảo cổ học về đất, trong sâu xa, không phải về thăng cao (những ý niệm) mà triết học tìm kiếm [152]

Trong Merleau-Ponty và triết học, tôi đã nhận xét: Tin tưởng nơi Merleau-Ponty là một niềm tin tri tưởng. Sau những cuộc phiêu lưu vào lịch sử hay giải thích những bản văn trong công trình giảng huấn, ông trở về với tri tưởng/perception, với mô tả thế giới được tri tưởng, ông trở về với lãnh vực của mình, ông đặt chân lên mảnh đất của Antée. Đất là chân trời vừa tới của những đứa con biển cả, đất là ngưỡng cửa, là mức độ và lãnh địa của tư tưởng chúng ta, bao dung và nuôi dưỡng tư tưởng cho tư tưởng. Trong giảng trình, ông ghi lại: "Husserl không ngần ngại mô tả Đất như lãnh địa của không gian tính và thời tính tiền khách thể, là quê hương và sử tính của những chủ thể bằng xương bằng thịt chưa là những nhà quan sát xuất thế, là lãnh địa của chân lý, là con tàu chở vào tương lai những hạt giống của tri thức và văn hóa".

Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào Nguyên sử xác thân. Cho nên không những có một lịch sử triết học, còn có một địa chí triết học.[153]

Niềm tin nói đến ở đây là niềm tin triết lý, điểm tương đồng giữa Merleau-Ponty và Derrida trong lý giải hiện tượng luận của Hussert - một đằng là thác ngộ/écart (Merleau-Ponty), một đằng là diên trì/différance, theo thuật ngữ riêng của mỗi triết gia. Tuy nhiên, không phải niềm tin của tôn giáo như Kant khu biệt niềm tin và tri thức trong thiên Tôn giáo [154], ở đó ông gọi là niềm tin phản hưởng; Niềm tin triết lý cũng không trong định nghĩa của Heidegger về một niềm tin tôn giáo như khi viết về thi ngôn của Anaximander/Der Spruch des Anaximander: Niềm tin không có chỗ trong tư duy/Der Glaube hat im Denken keinen Platz. Derrida luận về tuyên ngôn này có vẻ đặc thù, và từ niềm tin/Glauben ở đây trước tiên chỉ liên quan đến một hình thái của tín ngưỡng, khinh tín, hay tán đồng mù quáng với quyền thế.[155]  

      

-----------------------------------

[151] Merleau-Ponty, Sdt: La vérité militante, celle qui met en question les idéalités constitutives et le langage tout fait et veut retrouver hors de toute "technique" - "technicisation" la genèse même de  idéalité, c'est la philosophie, i.e. la dimension de l'historicité comme " nichts anderes als die lebendige Bew egung des Miteinander und Ineinander von ursprünglicher Sinnbildung und Sinnsedimentierung".

[152] Merleau-Ponty, Sdt: La philosophie a pour thème l'horizon des horizons. Approfondissement des définitions initiales de la philosophie comme science. En particulier de l'Eidos: l'Eidos est désormais Auslegung d'un horizon, la variation eidétique cherche l'invariant "als das im strömend lebendigen Horizont ständig implizierte Wesen". Ce Wesen, l'explicite-t-elle ? Elle a pour thème un verbogen Vernunft in der Geschichte (Fink), un universale Teleologie der Vernunft, mais qui ne peut être saisie qu'en {?}, comme attache secrète ou cachée. Donc le Wesen n'englobe pas l'horizon. Il est la formulation de sa structure comme horizon  de culture ... Mais cet a priori - structurel - ... c'est allegemeinen Sinnesboden = le sens {?}, loin d'être idée, est sol.  C'est dans archéologie du sol, dans le profond et non vers le haut (les idées) que la philosophie cherche.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

Bị chú: dấu hỏi để trong hai dấu {?} của Franck Robert, người sao lại những ghi chép  của Merleau-Ponty không thể nhận ra những chữ, hoặc để trống trong bản thảo.

[153] Đặng Phùng Quân, Bài dẫn trên trong Triết học và Văn chương, 1974. Đoán văn dẫn Husserl trong

Résumés de cours, Collège de France (1952-1960) của Merleau-Ponty do Gallimard xb năm 1968.

Bị chú: Những Notes de cours khác của Merleau-Ponty chỉ mới xuất bản sau này, như Notes de cours 1959-1960, Gallimard 1996; La nature, Notes, Cours au Collège de France , Seuil, 1995; Notes de cours sur L'Origine de la géométrie de Husserl, Presses Universitaires de France 1998.

[154] Kant, Die Religion innerhalb der Grenzen der bloβen Vernunft/Tôn giáo trong những giới hạn của riêng lý trí, 1794: Sie [die Vernunft] rechnet sogar darauf, daβ, wenn in dem unerforschliche Felde des Übenatürlichen noch etwas mehr ist, als sie sich verständlich machen kann, was aber doch zu Ergänzung des moralischen Unvermögens nothwendig wäre, dieses ihrem guten Willen auch unerkannt zu statten kommen werde, mit einem Glauben, den man den (über die Möglichkeit desselben) reflectirenden nennen könnte...[Lý trí cũng dự tính là, trong lãnh vực không thể hiểu thấu của siêu tự nhiên, có điều hơn cả tự nó có thể hiểu, song lại thiết yếu bổ khuyết cho sự bất túc đạo lý, điều đó, dầu không biết, lại hợp với thiên chí của nó, với niềm tin, mà người ta có thể mệnh danh là niềm tin phản hưởng (liên quan đến khả hữu của bổ khuyết siêu tự nhiên này).  

[155] Derrida, Foi et Savoir/Tin và trí 1996: Le mot Glaube semble y concerner d'abord une forme de la croyance, la crédulité ou le consentement aveugle à l'autorité.  

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016