ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 122

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

Ý thức thời như thể trì động của thiên-địa-thời

 

Phóng động như đã chỉ ra ở trên là khái niệm đối ứng của trì động trong hiện tượng luận về thời gian, một đằng là ký ức sơ kỳ, ấn tượng liên hệ với biến cải trực tiếp cấu thành trong hiện tại, với ký ức hậu kỳ, về tương lai. Phóng động như thể ý thức ở vị thế tri giác, chờ đợi một kế tiếp với những gì sẽ đến.

Ở tiết § 24  luận về phóng động trong hồi ức/Protentionen in der Wiedererinnerung, Husserl xác định : mọi ký ức chứa ý hướng-kỳ vọng mà thành tựu đưa tới hiện tại. Mọi quá trình cấu thành tự nguyên ủy được những phóng động hoạt náo, cấu thành từ trống không và nắm được/auffangen cái gì xẩy đến như thế, hầu mang lại thành tựu. Tuy nhiên, quá trình hồi ức  không những làm mới về mặt ký ức cho những phóng động này; chúng không chỉ  ở đó để nắm được quá trình này, chúng cũng đã nắm được nó, thành tựu, và chúng ta ý thức được điều đó trong hồi ức.[80]

Mặt khác, Husserl cũng chỉ ra mối quan hệ trong phóng động với tri giác và hồi ức, nhằm chỉ ra cấu trúc của phóng động trong quá trình liên hệ này, khi diễn tả : Nếu phóng động nguyên ủy tuỳ thuộc vào tri giác của sự biến không xác định và để ngỏ vấn đề tha hữu hay vô hữu, thì trong hồi ức chúng ta có kỳ vọng sửa soạn trước không để mọi sự mở ngỏ, trừ phi ở hình thái hồi ức "chưa thành tựu", có một cấu trúc khác với phóng động nguyên ủy chưa xác định .[81]

Khái niệm phóng động lại được nhắc đến trong một tác phẩm khác về sau, Suy niệm kiểu Descartes/Cartesianische Meditationen 1929 trong thiên Suy niệm thứ hai và thiên Suy niệm thứ tư khi đề cập thời gian, ở thiên trước là "tổng hợp phổ cập của thời gian siêu nghiệm//universale Synthesis der transzendentalen Zeit", ở thiên sau là thời gian như thể "hình thái phổ cập của mọi khởi sinh ngã-luận/Die Zeit als Universalform aller egologischen* Genesis". Trong tiết § 18 của Suy niệm hai, Husserl xác định "đồng nhất hóa là hình thái nền tảng của tổng hợp... trước tiên như thể một tổng hợp tối cao, tràn khắp một cách tiêu cực, trong hình thái của ý thức liên tục về thời gian nội tại","hình thái nền tảng của tổng hợp phổ cập này, hình thái làm cho mọi tổng hợp khác của ý thức khả hữu, là ý thức phổ cập của thời gian nội tại". Song, ông cũng giải thích khu biệt giữa thời gian "nội tại" với ý thức về thời gian "nội tại" biểu hiện như thể khu biệt giữa quá trình chủ quan  trong thời gian nội tại (hay hình thái thuộc thời gian của quá trình này) với những cách thế xuất hiện thời gian, như những phức số tương ứng; những cách thế xuất hiện này tạo thânh ý thức của thời gian nội tại, chính là "những kinh nghiệm sống có ý hướng/intentionale Erlebnisse" và hữu của đời sống ý thức của bản ngã dưới hình thái hữu-có-ý-hướng-phản-tư-với-chính-nó/in Form des Auf-sich-selbst-intentional-zurückbezogen-Seins". Sang tiết § 19 luận về Hiện thể và tiềm thể  của đời sống có ý hướng, nhằm chỉ ra tính phức thể của ý hướng tính  thuộc mọi cogito, vì nó có định ý trong ý thức của thời gian nội tại. Một nét cơ bản khác của ý hướng tính thể hiện trong kinh nghiệm sống có "chân trời" biến đổi với biến dạng của nhóm ý thức mà quá trình này phụ thuộc và với biến dạng của chính quá trình trong những giai đoạn lưu lượng của nó - đó là một chân trời có ý hướng tham chiếu  với những tiềm thể của ý thức thuộc về chính quá trình. Chẳng hạn như trường hợp sau : thuộc về mọi tri giác ngoại tại có tham chiếu từ những mặt được tri giác chính thức của đối tượng tri giác đến những mặt có ý định , chưa được tri giác, song chỉ dự tính và trước tiên với một sự trống rỗng không trực giác - như thể những mặt hiện tại đến để tri giác, một phóng động liên tục có một chiều hướng mới với mỗi giai đoạn tri giác.[82]

Vai trò của phóng động biểu hiện những ý hướng nhằm về tương lai là một trong những khai phá quan trọng để nói đến tính thời, không những quan trọng trong phát triển hiện tượng luận, mà còn là một trong những khái niệm chủ yếu của triết học hiện đại. Trong hành trạng tư tưởng của Husserl, những suy niệm cũng phát triển theo thời gian, như thể vai trò của phóng động  trong quan niệm cấu thành, hiểu theo tinh thần Husserl, như một tặng dữ cảm quan/Sinngebung.

Cho nên, Husserl có thể khẳng định thời gian chủ quan hay thời gian sinh động  khu biệt với thời gian khách quan, hay thời gian theo mặt trời, hay theo đồng hồ, song vẫn trên cơ sở khoa học nghiêm xác. Ông quan niệm thời gian chi phối đối tượng thực tại; trong Suy niệm kiểu Descartes ông cũng mưu tìm như Descartes một phương pháp luận theo chiều hướng khoa học, khi xác định giải quyết vấn đề siêu nghiệm của những khách thể tính lý tưởng ("lý tưởng" hiểu theo nghĩa đặc biệt): Siêu thời tính của của chúng trở thành toàn thời tính, như thể thể tương liên của bất kỳ sản xuất và tái sản xuất nào ở mọi thời gian.[83]    

Ở thời khoảng 1920//21 trong những bài giảng tại đại học Albert-Ludwigs-Universität Freiburg dưới tiêu đề Luận lý học/Logik mà một phần lớn đã tập hợp in thành  Phân tích tổng hợp/ tiêu cực/ Analysen zur passiven Synthesis, Husserliana tập XI, Husserl đã giải thích ấn tượng nguyên thủy, trì động và phóng động : tri giác là trong hiện tại ở mọi khoảnh khắc, trì động ở liên tục của thực hiện tại của sự vật diễn ra trong mẫi khoảnh khắc của tri giác, và phóng động là dự tiến trong biến đổi từ trì động.    

---------------------------------------

[80] Husserl, Sdt.

§ 24. Protentionen in der Wiedererinnerung : Jede Erinnerung enthält Erwartungsintentionen, deren Erfüllugzur Gegenwart führt. Jeder ursprünglich konstituierende Prozeß ist beseelt von Protentionen, die das Kommende als solches leer konstituieren und auffangen, zur Erfüllung bringen. Aber : der wiedererinnernde Prozeß erneuert erinnerungsmäßig nicht nur diese Protentionen. Sie waren nicht nur auffangend da, sie haben auch aufgefangen, sie haben sich erfüllt, und dessen sind wir uns in der Wiedererinnerung bewußt.   

[81] Husserl, Sdt : Wenn die ursprüngliche Protention der Ereignisswahrnehmung unbestimmt war und das Anderssein oder Nichtsein offen ließ, so haben wir in der Wiedererinnerung eine vorgerichtete Erwartung, die all das nicht offen läßt, es sei denn in Form "unvollkommener" Wiedererinnerung, die eine andere Struktur hat als die unbestimmte ursprüngliche Protention.

[82] Husserl, Cartesianische Meditationen. I.Meditation

§ 18. Identifikation als eine Grundform der Synthesis : [...] zunächst als allwaltende, passiv verlaufende Synthesis gegenüber in der Form des kontinuierlichen inneren Zeitbewußtseins... Die Grundform dieser universalen Synthesis, die alle sonstigen Bewußtseinssynthesen möglich macht, ist das allumspannende innere Zeitbewußtsein.

§ 19. Atualität und Potentialität des intetionalen Lebens :  Die Vielfältigkeit der Intentionalität, die zu jedem cogito gehört... [sondern selbst,] als cogito, im inneren Zeitbewußtsein bewußt ist...

Z.B. zu jeder äußeren Wahrnehmung gehört die Verweiusung von den eigentlich wahrgenommenen Seiten des Wahrnehmungsgegenstandes auf die mitgemeinten, noch nicht wahrgenommenen, sondern nur erwartungsmäßig und zunächst in unanschaulicher Leere antizipierten Seiten - als die nunmehr wahrnehmungsmäßig kommenden, eine stetige Protention, die mit jeder Wahrnehmungsphase neuen Sinn hat.

* Egologisch/Egologie là từ mới trong tiếng Pháp vào thế kỷ 18 và Husserl dùng trong tác phẩm nói trên, như thể khu biệt giữa ngã thực nghiệm và ngã siêu nghiệm/faktischem und transzendentalem Ego.

[83] Husserl, Sdt. V. Meditation.

§ 55 : Ihre Überzeitlichkeit erweist sich als Allzeitlichkeit, als Korrelat einer beliebigen Erzeugbarkeit und Wiederzeubarkeit an jeder beliebigen Zeitstelle.

 

       (c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017