đào trung đo

THI SĨ THI CA

(138)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137, Kỳ 138,

Francis Ponge

Chương 1

Francis Ponge Thi sĩ của Đối Vật

   Trong luận giải về mặt trời ở trên – mặt trời không phải là một đối tượng – Ponge cho thấy sự chóng mặt do việc nhìn gây ra khiến bản văn có khả năng đáp lời một cách chính đáng khi đối mặt và sự vật không thể quan sát. Sự chóng mặt này cũng cho thấy vì mặt trời không thể trở thành đối tượng của cái nhìn nên đó là sự chóng mặt của lời nói. Theo Ponge, sự chóng mặt này được giải quyết khi ta lập lại, làm mới mặt trời và kết hợp những câu văn bằng một nhịp điệu nối kết ở tần số cao: Cảm nhận mặt trời dưới những dáng vẻ khác nhau trong một nhịp điệu duy nhất cho thấy sự biến đổi của mặt trời chỉ là sự biến đổi từ nó tới chính nó mà thôi. Do vậy cuộc hôn phối của ngôn ngữ với sự vật là đơn phu-đơn thê (monogamie). Thế nhưng vì mặt trời lại không là đối tượng trong cuộc hôn phối này nên phải “nhận chìm” mặt trời, như trong chùm thơ “Le soleil placé en abîme/ Mặt trời đặt xuống vực thẳm” của Ponge. Ponge viết chùm thơ này để dẫn vào Trò Chơi với Sự vật/ObJEU (Pièces trang 133-163), nghĩa là đặt mặt trời vào trung tâm thế giới và nhìn nó từ xa. Nhưng dù có làm thế đi nữa nếu ta coi mặt trời là một đối tượng của cái nhìn thì phải “nhận chìm” mặt trời, làm cho mặt trời trớ thành vắng mặt, mất hút cả trong thế giới lẫn trong ngôn ngữ. Hữu của Mặt trời ở trong có mặt/vắng mặt.

   Tuy hấp dẫn, cuốn hút cái nhìn nhưng ta không thể mô tả, nói về mặt trời. Trong chùm thơ nêu trên Ponge tìm cách sống với mặt trời bằng cách đảo ngược mối tương quan: coi mặt trời như một con cù/vụ/gụ(toupie) – một thứ đồ chơi của trẻ con – muốn nó quay phải dùng một khúc dây quất nó, nó chuyển động quay tròn và biến dạng tùy theo cú roi quất.Thế nhưng ta lại không thể phân biệt hình dạng với chuyển động của nó, do đó nó không là một đối tượng của cái nhìn mà là toàn bộ những đường di chuyển (trajets). Nếu ngừng quất dây con vụ này sẽ quay chậm dần rồi ngừng lại, ngã lăn xuống và nằm bất động. Từ trò chơi này Ponge coi ngôn ngữ như một cái roi quất trong không khí quất sự vật bằng những từ và những mệnh đề để có thể nói về sự vật: đó là ObJEU, “nếu chẳng là một kiểu mẫu thì ít ra có thể coi là phương pháp của một thể loại mới […] mà chúng ta đặt tên là Trò chơi với Sự vật ([…] sinon le modèle, du moins la méthode du nouveau genre  […] nous l’avons baptisé l’Objeu).

   Thật ra câu nói trên của Ponge không những chỉ ra một thể loại văn chương mới mà còn ngầm nói về ngôn ngữ: nói/ngôn ngữ là một hành vi đặt mối tương quan nội tại với sự vật. Ponge thấy có sự nghịch lý ở chỗ từ hư vô hóa ở khởi điểm nhưng lại lạc quan ở điểm đến khi nhấn chìm cả sự vật lẫn ngôn ngữ “xuống vực thẳm” chỉ cứu xét độ dầy chóng mặt và sự phi lý của ngôn ngữ nên đề nghị giải pháp: vận dụng chúng sao cho do sự bội nhân nội tại những tương quan, những mối liên hệ được tạo thành ở mức độ nguồn gốc và chỉ nghĩa được thắt hai vòng khi đó chức năng được sáng tạo cho phép cứu xét chiều sâu vật thể (profondeur substantielle), tính chất đa phức (variété) và sự hòa điệu chính xác (harmonie rigoureuse) của thế giới.

   Có thể nói Ponge đã đưa ra một thi pháp của Trò chơi với Đối vật. Vì chơi cũng là làm, là hành vi của hai nhân vật: đó là Thế giới và Ngôn ngữ cộng sinh, có cùng hình thức trong vòng của nhửng xác lập trao đổi, hai chiều đi lại (réciproque). Theo Henri Maldiney: “Sự đồng nhất về hình thức này có nghĩa ngôn ngữ tiến hành những chuyển động trong một thời khoảng nào đó sao cho sự gắn kết với thế giới được duy trì và ngay cả đạt được.” Vòng tròn của những xác lập (cercle de déterminations) chỉ ra cả thế giới lẫn ngôn ngữ không được xác lập sẵn (pré-constitués). Vì vậy có một khoảng trống, một “lỗ hổng siêu hình” (trou métaphysique) giữa thế giới và ngôn ngữ nên Ponge đặt sự sáng tạo thi ca của mình ở đó: khi nhận chìm mặt trời xuống hố thẳm thì mặt trời không còn trong thế giới nhưng thế giới lại mở ra từ mặt trời. Mặt trời ở đây là mặt trời trong bản văn. Trong bài thơ “Le Soleil titre la Nature/Mặt trời đặt tựa đề cho Thiên/Tự nhiên” Ponge viết: “Mặt trời cách nào đó đặt tựa đề cho thiên/tự nhiên. Đây là cách thức [của nó]: Mặt trời tiếp cận thiên nhiên từ bên dưới trong đêm tối. Rồi nó hiện ra nơi đường chân trời của bản văn, nhập vào dòng đẩu chốc lát, nhưng liền sau đó nó rời xa. Và nơi đó có một khoảnh khắc đổ máu. Lên cao từ từ, khi ở thiên đỉnh nó chiếm được vị thế chính xác của tựa đề, và thế là mọi thứ thành đúng, mọi thứ qui chiếu về nó theo những tia sáng có cường độ và chiều dài ngang nhau. Nhưng rồi sau đó nó nhạt dần, hướng về góc bên trái phía dưới trang giấy, và khi nó vượt qua dòng chữ chót, để lại chìm vào trong bóng tối và sự im lặng, nơi đó lại có một khoảnh khắc đổ máu. Rồi thật nhanh bóng tối chiếm cứ trang giấy, trang giấy lập tức thành ra đọc được.”[56]  Không là điều đáng ngạc nhiên trước ý tưởng của Ponge cho mặt trời/ánh sáng là yếu tính mở ra thế giới và là kẻ sáng tạo bí ẩn của ngôn ngữ: Ponge vốn là người học Triết nên chịu ảnh hưởng Hegel khá rõ như Hegel đã nói điều này trong trong Hiện tượng luận Tinh thần phần Chân lý của Ánh sáng [57].

   Bài thơ, với Ponge, được chuẩn bỉ ra đời trong bóng tối, nảy sinh từ mẹ-đêm tối trong một khoảnh khắc ứa máu. Trong khoảnh khắc ứa máu đó thi sĩ khởi hành với sự sáng suốt mạnh mẽ của con người tư duy nhằm tạo dựng ngôn ngữ. Qua trích dẫn bài Le Soleil titre la Nature ta có thể đi đến kết luận về Trò chơi với Sự vật: đó là một sự chơi chữ làm nảy sinh một hình thức của lời nói đào sâu sự trống rỗng nơi treo lơ lửng đối tượng bất khả (mặt trời). Trò chơi giữa từ và sự vật nảy lan rộng để duy trì và biếu đạt khoảng cách duy nhất giữa từ và sự vật hướng đến thông giao.

____________________________

 

[55] Henri Maldiney, sđd trang 74: Cette identité de forme signifie que le langage éxécute pendant un certain temps des mouvements tels que la cohérence avec le monde est conservée et même conquise.

[56] Francis Ponge, Pièces trang 158: Le soleil en quelque façon titre la nature. Voici de quelle façon. Il l’approche nuitamment par en dessous. Puis il paraît à l’horizon du texte, s’incorporant un instant à sa première ligne, dont il se détache d’ailleurs aussitôt. Et il y a là un moment sanglant. S’élevant peu à peu, il gagne alors le zénith la situation exacte de titre, et tout alors est juste, tout se refère à lui selon des rayons égaux en intensité et en longeur. Mais dès lors il décline peu à peu, vers l’angle inférieur droit de la page, et quand il franchit la dernière ligne, pour replonger dans l’obscurité et le silence, il y a là un nouveau moment sanglant. Rapidement alors l’ombre gagne le texte, qui cesse bientôt d’être lisible.

[57] Hegel, Phénoménologie de l’Esprit I, La verité des Lumières bản dịch Pháp văn của Gwendoline Jarczyk và Pierre-Jean Labarrière, nxb Gallimard trang 548-557.

 

(còn tiếp)

đào trung đo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2019