đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

                  (57) 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57,

 

RENÉ CHAR

 

Từ không trật tự của quyển sổ tay tới trật tự của quyển sách: Jean-Claude Mathieu so sánh sự không có trật tự của quyển sổ tay gồm những tờ rời không ghi ngày tháng với trật tự nối kết những đoạn rời trong quyển thơ khi được in ra và đặt câu hỏi: việc nối kết này đi theo trật tự nào? Sự liên tiếp của việc nối kết có ư nghĩa ǵ? Tuy trong việc lọc (décanter), làm sáng rơ ḍng thời gian René Char chỉ giữ lại “không ǵ khác ngoài những từ thiết yếu” (rien que les mots essentiels), theo Jean-Claude Mathieu “Nhưng thông tin do những bài viết này đem lại chứng tỏ rơ rệt rằng thời điểm chỉ bị sao lăng để làm cho diễn tiến tổng thể, tiến độ của những người tham gia kháng chiến trong một mật khu từ 1942 đến 1944 được hiển nhiên hơn.”[98]  Thứ tự trong bản in tập thơ như sau: Từ quyết định nhập cuộc kháng chiến “…nous sommes allés et avons fait face/chúng tôi ra đi và đă trực diện – frag. 4” – cho tới giờ phút kết thúc nuớc Pháp được giải phóng được nói tới trong bài Bạt La Rose de Chêne/Bông Hồng của Cây Sồi –  quyết định này tiếp nối bởi “…les tâtonnements du début/những ṃ mẫm ban đầu – frag. 9”, rồi tới việc Francis Curel bị bắt và lưu đầy (frag.11), cuộc thảm sát ở Vachère vào tháng 11 (frag.99), những khó khăn vào mùa đông 1943-1944 (frag.103 và frag.110), cái chết của Émile Cavagni vào tháng 5 (frag.157), vu xử tử Roger Bernard (frag. 138), quân Quốc xă lùng xục Céreste (frag.128), việc trở lại của “bọn chính trị” (frag.211 và 216), môi trường quân sự ở Alger vào tháng 7 và 8 khi René Char qua đó (frag.204.) Như chúng ta thấy không có sự kế tiếp theo thứ tự đường thẳng.

V́ được tiếp cận bản đánh máy thứ nh́ có những sửa chữa thêm bớt của chính René Char nên Jean-Claude Mathieu có những nhận xét thú vị về việc René Char dùng động từ ở thời imparfait/quá khứ chưa hoàn tất ở frag.11 tách rời khỏi cách dùng động từ ở thời hiện tại trong những đoạn rời kế cận, địều khá hiếm thấy trong tập thơ Feuillets d’Hypnos cho nên nó chỉ ra một độ lệch/vênh văn tự (décalage d’écriture). Jean-Claude Mathieu nhận ra nếu trật tự ban đầu của “sổ tay” không bị sửa đổi nhưng việc đánh số đơn giản những biến cố có thể định thời điểm lại cho thấy trật tự ở bản René Char chép lại sổ tay với bản đánh máy để xuất bản đă được thay đổi. Một điểm nhận xét khác của Jean-Claude Mathieu: v́ René Char luôn quan tâm về phần mở đầu và phần kết thúc khi làm tuyển tập (recueil) sao cho tạo nên sức căng (tension) giữa những đối nghịch ở mức độ của những đơn vị nhỏ của bản văn (au niveau des petites unités textuelles), nên những điểm cực độ này trở thành những cực đối nghịch qua đó những bản văn khác nhau có thể ở vị trí căng thẳng làm cho quyển sách thành vững vàng. Dẫn chứng: ở phần mở đầu tập thơ 5 frags./đoạn rời được dẫn ra trong giai đoạn quyết định tham gia kháng chiến. Năm đoạn rời này có điểm chung là để xác định giới hạn cho con người trong những h́nh thức hành động mới: được làm tất cả mọi sự v́ tất cả mọi sự đă bị loại bỏ. Ở đây biện chứng của hành động với ngoài hành động có một đường vạch đo lường hành động với hiệu quả của hành động, một “điểm vàng” không thể đạt tới, bên ngoài mọi sự đo lường, bảo tồn sức căng và tỉnh thức như René Char viết: “Dẫn thực tại tới tận hành động” (frag.3); “Càng có thể càng tốt hăy chỉ dậy để trở thành hữu hiệu, cho mục tiêu đạt tới chứ không phải cho cái ngoài tầm. Ngoài tầm là khói. Nơi nào có khói, nơi đó có sự thay đổi” (frag.1). Jean-Claude Mathieu cho rằng ở đây việc dùng văn tự đoạn rời là để vạch ra một cách chính xác những giới hạn; văn phong điện tín, giống như những dấu hiệu khói dùng đưa tin. Bản văn thứ nh́ [thêm vào bản đánh máy thứ nhất] sẽ chiếm vị trí trong cái toàn thể này: “Đừng khề khà nơi rănh ṃn của những thành quả” (frag.2); dấu vạch giới hạn, tự vượt qua trong nâng lên tầm cao, không phải tự đào bới tới tận rănh ṃn. Jean-Claude Mathieu nhận xét việc René Char “Thay thế “Đừng trượt chân trên” bằng “Đừng kề khà” trong bản văn nhấn mạnh tới sự độc hại của ḍng thời gian; trong chính từ này, từ “rănh ṃn”, nguồn gốc truợt hướng, rớt lại sau chót.” [99]  René Char viết trong frag.4 “Être stoïque, c’est se figer, avec les beaux yeux de Narcisse. Nous avons recensé toute la douleur qu’éventuellement le bourreau pouvait prélever sur chaque pouce de notre corps; puis le cœur serré, nous sommes allés et avons faire face./Thành kẻ chịu đựng khắc kỷ, đó chính là tự đóng băng, với cặp mắt đẹp đẽ của chàng Narcisse. Chúng ta đă kết toán mọi sự khổ đau mà tên đồ tể có thể dứt ra từ mỗi mảnh của cơ thể chúng ta; rồi với trái tim thắt lại, chúng ta bước đi và đến đối diện nó” cho thấy sự nhấn mạnh giọng điệu khắc kỷ trong xác định những vùng của thân xác (pouces de chair/những mảnh của cơ thể) dù cho có tùy thuộc hay không vào bản ngă.Tập thơ kết thúc bằng ba đoạn rời 235-236-237 và đoạn văn tự hậu “La Rose du Chêne/Bông Hồng của Cây sồi” mở rộng nhăn quan tới những kích thước vũ trụ và đáp ứng sự thu hẹp ban đầu ở frag. 235 nói lên nỗi xao xuyến trước những trái nghịch và chiếm trọn không gian “L’angoisse, squelette et cœur, cité et forêt, ordure et magie, intègre désert, illusoirement vaincue, victorieuse, muette, maîtresse de la parole, femme de tout homme, ensemble, et Homme./Xao xuyến, bộ xương và trái tim, thành thị và rừng rú, rác rưởi và ma thuật, sa mạc không suy xụp, bị chế ngự một cách ảo tưởng, chiến thắng, câm nín, người t́nh của lời nói, phụ nữ chung của mọi người, và Con Người,” Frag. 236 ngợi ca thân xác yêu đương “Mon corps était plus immense que la terre et je n’en connaissais qu’une toute petite parcelle. J’acceuille des promesses de félicité si innombrables, du fond de mon âme, que je supplie de garder pour nous seuls ton nom/“Thân xác tôi bao la hơn trái đất và tôi chỉ biết một mảnh thật nhỏ của nó. Tận đáy ḷng, tôi đón chào vô số những lời hứa hẹn của đại phúc, tôi nguyện giữ kín tên người chỉ cho chúng tôi thôi,” và Cái Đẹp được nói tới trong frag. 237 viết như văn xuôi “Dans nos ténèbres, il n’y a pas une place pour la Beauté. Toute la place est pour la Beauté./Trong những vùng bóng rợp của chúng tôi, không có một chỗ nào cho Cái Đẹp. Khắp chốn là để dành cho Cái Đẹp,” và tập thơ được khép lại bằng “LA ROSE DE CHÊNE : Chacune des lettres qui composent ton nom, ô Beauté, au tableau d’honneur des supplices, épouse la plane simplicité du soleil, s’inscrit dans la phrase géante qui barre le ciel, et s’associe à l’homme acharné à tromper son destin avec son contraire indomptable: l’espérance./Mỗi chữ ghép thành tên em, ôi Cái Đẹp, trên bảng danh dự của những h́nh dịch, kết hôn sự đơn giản phẳng của mặt trời, được viết vào đó câu văn khổng lồ chắn ngang bầu trời, và liên kết với kẻ oằn ḿnh đánh lừa số phận hắn với cái trái nghịch không thể khuất phục được của nó: kỳ vọng.”

V́ Jean-Claude Mathieu được sử dụng bản đánh máy tập thơ nên đưa ra kết toán lần lượt khá chi tiết 237 đoạn rời: “Bên trong 237 tờ này, người ta có thể thấy có những tổ hợp nhỏ ngắn gọn, những bản văn liên kết để làm tăng ư nghĩa của những đoạn rời do sự khác biệt hay tương đồng với những bản văn kế cận: giới hạn khắc kỷ (1-5) được tiếp theo bằng phân tích những t́nh cảm, những giá trị thực sự đang h́nh thành trong những trại mật khu (từ chức, nghi ngờ, bản năng sinh tồn, niềm tin vào việc phục vụ chân lư, sự trung thành của Arthur hay sự rộng lượng của Élageur (6-11); kế đến, chính là việc nhắc tới những h́nh bóng của một số kháng chiến quân khác: tên ăn cắp, Passereau, nhóm của Forcalquier (14-15-17), những bản văn 18-19 được thêm vào trong lần chép lại đầu tiên cả hai nhắc đến việc hăy để phần tưởng tượng cho sau này. Những đoạn rời từ đoạn 20 đến 29: sự nôn mửa của thời gian, cái tiêu cực trong “thời của đại số học khốn kiếp”, được ẩn dụ một cách khác đi; đặc biệt là sự khao khát  trong một giai đoạn mà người ta không thể “mở miệng” v.v…[100]  Nh́n chung, sau bản kết toán Jean-Claude Mathieu cho rằng sợi chỉ dẫn từ bản văn này sang bản văn khác không mấy rơ rệt. Chuyển vận từ cái nh́n về sự chấm dứt chiến tranh, tự vấn về loại “trợ giúp” nào con người trong xă hội hậu chiến cần có, nhiệt t́nh gạt bỏ gánh nặng quá khứ và “sự bùng nổ” để bắt đầu lại cuộc sống, nỗi âu lo sau chiến tranh, việc những chiến hữu biệt tích và sự quay lại nắm quyền của “bọn chính trị” là những chủ đề suy tư của những bản văn sau chót. Nhưng những bản văn này không cho thấy dấu vết nào của đường phân ranh với nhau, cũng không đưa tới một mạng liên kết. Như René Char đă cho biết những ghi chú này được viết ra trong sự căng thẳng, sự giận dữ, sự chán ngấy, sự sợ hăi, t́nh bạn, t́nh yêu… Mỗi ghi chú, dù cho có xác quyết đi nữa, vẫn bày ra sự bắt rễ của nó trong một hiện tại bị giới hạn, và tự nó bao gồm một cái lề không chắc thực, một ṿng hào quang của sự bất trắc.”[101]

Điển h́nh luận những ghi chú (Typologie des notes): Ghi chú tối thiểu có hai đặc tính là ngắn gọn và là chỉ dấu của tính chủ quan (dù cho chủ quan tính này là vô ngă (impersonnelle) đi nữa. Những ghi chú của Sổ tay của Hypnos “được viết trong sự căng thẳng, giận dữ, sợ hăi…” không ghi lại một cách chính xác các biến cố nhưng bị biến cố “tác động.” Những ghi chú mở rộng với nhiều chủ thể và h́nh thức khác nhau và được duy tŕ giữa những giới hạn ở đó những chủ thể này biến mất. Như René Char đă xác định ngay từ đầu những ghi chú không vay mượn “từ truyện ngắn, châm ngôn hay tiểu thuyết.” Ghi chú có hai giới hạn: ở một đầu là truyện kể, chẳng hạn truyện kể về việc tiếp nhận thả dù, ở đầu kia là châm ngôn hành động tùy theo hoàn cảnh. Jean-Claude Mathieu viết: “Ở giữa những cực điểm đó, khối những ghi chú, những phác họa ư tưởng tất cả trộn lẫn vào hoàn cảnh, những ấn định của một cái chợt xảy ra hay những phân tích một thời tiết, được văn tự gắn vào để kiểm chứng sự hiển nhiên. Vậy nên khi cứu xét những h́nh thức hay những dấu vết của chủ quan tính, những khoảng cách khác nhau ở vị trí người ghi chép, người ta có thể phác thảo một điển h́nh luận của diễn ngôn bằng những ghi chú này. Tùy theo độ dài của ghi chú, độ dài này thay đổi từ một gịng đến mười lăm gịng [ngoại trừ hai bản văn dài: những chỉ dẫn liên quan đến kho chứa Oraison và câu chuyện kể lại việc bao vây Céreste], ghi chú được h́nh thành chỉ bằng một loại câu với những h́nh thức khác nhau, hay di dịch từ loại câu này sang loại câu kia, kết hợp chúng lại.”[102]  Jean-Claude Mathieu phân chia ghi chú ra các loại sau:

1. Ghi chú viết ở động từ thời quá khứ (La note au participle passé): chỉ thấy được dùng một lần trong ở frag.75: “Assez déprimé par cette ondée (Londres) éveillant tout juste la nostalgie du secours/ Khá thất vọng bởi cái làn sóng truyền này (Luân đôn), [nó] làm thức dậy hoài niệm về sự trợ giúp.”

2. Những cách ghi danh xưng (Notations nominales): thường rất ngắn gọn, về cái thoạt mới báo cáo được biểu đạt bằng miệng. Tính từ hay yếu tố xác định đi theo danh từ chính thức trao gửi nơi danh từ tất sự hăi hùng hay ham muốn của chủ thể; cảm giác lập tức tự ẩn dụ thành một sự hiển nhiên mạnh mẽ hơn văn cảnh hay tiếng nói khi bị xóa bỏ, “sự hiển nhiên tối cao và khủng khiếp” như René Char viết ở bên lề một trong những khẳng định tỉnh lược. Jean-Claude Mathieu thấy cách ghi này trong bốn mươi bản văn của Feuillets dưới nhiều h́nh thức khác nhau: – lột trần hơn cả bằng cách dùng một danh từ và một tính từ định tính chất (qualificatif) chẳng hạn “Devoirs infernaux/Nhiệm vụ địa ngục (frag.106),” “Présent crénelé/Hiện tại thủng lỗ…(frag. 43),” “Midi séparé du jour/Giữa trưa tách rời khỏi ngày (frag.25)”, Curiosité glacée. Évaluation sans objet/Ngạc nhiên đóng băng. Đánh giá không đối tượng (frag.85)”, “Pouvoirs passionnés et règles d’action/Quyền lực đam mê và qui tắc hành động (frag.108); báo cáo toàn diện (constat global) là một h́nh thức văn tự được cho nghĩa phủ nhận và quá khứ phân từ (participle passé) được dùng thường hơn tính từ, làm cho thực tại này thành một chỉ dấu của thời gian; – cách ghi chú danh xưng tách rời ở đầu một bản văn chẳng hạn “Étoiles du mois de mai […] Chaque fois que je lève les yeux/Những v́ sao của tháng năm […] Mỗi khi tôi ngước mắt (frag.54)”, “Le timbre paradisiaque de l’autorisation cosmique (Au plus étroit de ma nuit…)/Con tem thiên đàng của sự ban phép vũ trụ (Nơi chật hẹp nhất trong đêm của tôi) (frag.112)”, “Le silence du matin. L’appréhension des couleurs/ Sự im lặng của buổi sáng. Nỗi e sợ màu sắc (frag.152)”, “La ligne de vol du poème. Elle devrait être sensible à chacun/Đường bay của bài thơ. Nó phải nhậy cảm với mỗi người (frag.98)”. Jean-Claude Mathieu nhận xét ở đây việc ghi chú danh xưng, được thực hiện bằng mạo từ xác định (article défini), được làm rơ bởi bổ túc từ xác quyết, là việc chỉ danh chuẩn định một cảm giác cao độ hay một t́nh cảm mơ hồ, để ư thức và phân tích chúng.  – Nhiều nhất trong Feuillets là những h́nh thức chỉ danh không mấy khẳng định nhưng có tính phân tích hơn bằng cách đặt một danh từ được ẩn dụ hóa ở đầu câu, rồi được dùng lại trong một nhăn giới chủ quan hoặc bằng một chuỗi những danh từ khác hoặc đặt kế nhau hoặc bởi một liên tự. Chẳng hạn:

“Le poète, conservateur des infinis visages du vivant/Thi sĩ, kẻ bảo tồn những khuôn mặt bất tận của người c̣n sống” (frag.83)

“L’angoisse, squelette et cœur, cité et forêt…/Nỗi xao xuyến, bộ xương và trái tim, thành thị và rừng…” (frag.235)

“Amer avenir, amer avenir, bal parmi les rosiers/Tương lai đắng, tương lai đắng, khiêu vũ giữa những khóm hồng…” (frag.21)

“Paupières aux portes d’un bonheur fluide…Mi mắt nơi những cửa sổ của một niềm hạnh phúc hay thay đổi…” (frag.234)

“Rosée des hommes, qui trace/Hạt sương của những con người, vạch dấu…”(frag.160)

“Du bonheur qui n’est que de l’anxiété différée…/Về hạnh phúc khi nó chỉ là sự xao xuyến được triển hạn…” (frag.145)

“Vie qui ne peut…/Cuộc sống nó chẳng thể…” (frag. 223)

“Temps où le ciel recur pénètre…/Thời đại nơi bầu trời chết mệt xuyên vào…” (frag.36)

Thường thường, trong những công thức danh xưng, danh từ được gắn liền với phát biểu riêng tư được hiểu ngầm bởi một từ để chỉ (déictique) như “cái/điều này (ce), những cái/điều đó (ces) hay một tính từ sở hữu (chúng tôi, của chúng tôi) chẳng hạn “L’intelligenge avec l’ange, notre primordial souci/Thông giao với thiên thần, sự lo âu ban sơ của chúng tôi.” (frag.16), “Têtes aux sèves poisseuses survenues dans notre hiver/Những cái đầu dính nhựa cây đột nhiên xuất hiện trong mùa đông của chúng tôi.”(frag.215), “Dans ces jeunes gens, un émouvant appétit de conscience/Nơi những người trẻ tuổi này, [có] một sự thèm khát ư thức thật cảm động.” (frag.123).

3. Giao phó và mệnh lệnh (Consignes et mots d’ordre): Những bản văn được viết ở động từ dạng ra lệnh (impératif) hay để nguyên không chia ngôi (infinitif) là những huấn thị cho chính bản thân v́ chủ từ ở ngôi thứ hai số ít không dùng để chỉ người khác mà để chỉ chính bản thân. Sổ tay với không gian thân thiết là chỗ ghi những chuẩn bị hành động như trong các đoạn rời 82,156, 161, 179, 204, 222, 233. Tính chất đột ngột của mệnh lệnh hay huấn thị được René Char dùng động từ nguyên th́ chẳng hạn “Remettre à plus tard…/Hăy để sau này…(frag.18), “Ne pas tenir compte outre mesure…/Đừng quá quan tâm tới…(frag.116). Động từ nguyên th́ để chỉ hành vi thuần túy với nỗ lực nhấn mạnh tới khía cạnh nguyên khởi (aspect inchoatif) của hành vi, cử chỉ.

4. Những báo cáo ở th́ hiện tại (Constats au présent): Theo Jean-Claude Mathieu trong Feuillets có tới năm mươi bản văn thuộc loại này tương ứng với h́nh thức văn tự của những báo cáo về thực tại sống trải, những hành động được tŕnh báo, những kết toán một biến cố. Động từ ở thời hiện tại trong những bản văn này có nghĩa hầu như-trùng hợp (quasi-coïncidence) giữa lúc xảy ra hành động với lúc người báo cáo, chú ư đến nội dung báo cáo hơn là điểm nh́n báo cáo nên không có lời phát biểu có tính cách cá nhân mà đôi khi chỉ có sự có mặt kề bên của chủ thể, yếu tố của câu truyện hay của bức tranh biến cố chẳng hạn “Arthur […] participe à nos jeux de hazard/Arthur tham dự vào những tṛ chơi t́nh cờ của chúng tôi.” Hiện tại được phác họa, được nh́n xuyên qua một biến cố (“Présent crénelé…Hiện tại thủng lỗ…”) và sau đó là những làm cho sáng tỏ (éclaicissements) về bản thân người báo cáo. Loại này gồm: 1. Những lời lẽ được báo cáo như ở frag.67 “Armand le météo définit sa function…/Armand anh chàng phụ trách thời tiết định nghĩa nhiệm vụ của hắn…”, frag.30 “Archiduc me confie…/Archiduc tâm sự với tôi…”; 2.những biến cố được viết ra với những dư chấn t́nh cảm như ở frag.97 “L’avion déboule…Cái máy bay liệng xuống thấp…”, frag.149, “Mon bras plâtré me fait souffrir…Cái cánh tay bó bột của tôi làm tôi đau đớn…”; những phán đoán hăy c̣n thẫm đậm hoàn cảnh, những chấm phá suy tư mà việc tổng quát hóa hay trừu tượng hóa chưa được xóa bỏ như ở frag.37 “Révolution et contrerévolution se masquent…Cách mạng và phản cách mạng che lấp nhau…”, frag.202, “La présence du désir ignore le philosophe…Sự có mặt của ham muốn phớt lờ triết gia…”, frag.205, “Le doute se trouve à l’origine de toute grandeur…Hoài nghi có mặt ở nguồn gốc mọi sự vĩ đại…”

_________________________________

[98] Sđd trang 220: Mais l’information apportée par ces écrits montre clairement que la date n’est négligée que pour rendre plus évident le devenir global, l’évolution d’hommes engagés dans le maquis de 1942 à 1944.

[99] Sđd trang 222: Remplaçant “Ne trébuche pas sur”  par “Ne t’attarde pas à”, le texte souligne l’empoissement de la durée même, “ornière”, l’origine vire, retombe en dernière.

100] Sđd trang 223-226.

 [101] Sđd trang 225: Chaque note, si assertive soit-elle, manifest son enracinement dans un présent limité, et s’enveloppe d’une marge d’incertitude, d’un halo d’improbabilité.

[102] Sđd trang 226-227: Entre ces deux extrêmes, la masse des notes, ébauches de pensées toutes mélées à la circonstance, fixations d’un intantané ou analyses d’un climat, attachées à vérifier l’évidence par l’écriture. C’est donc en considérant les formes ou les traces de la subjectivité, les différentes distances que prend celui qui écrit, que l’on peut esquisser une typologie de ce discours par notes. Selon sa longueur, qui varie d’une ligne à une quinzaine de lignes [Mis à part deux texts longs: les instructions concernant l’homodépôt d’Oraison, et le récit de l’encerclement de Céreste] la note est formée par un seul type de phrases et de formes, ou se déplace de l’une à l’autre, les combinant.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017