đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(63)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,

 

RENÉ CHAR

Chương 4

Đối thoại Char/Heidegger

1.Dưới tàng cây hạt dẻ.

 

Vào cuối Hè 1955, trước khi lên đường sang Pháp lần đầu để đọc bài thuyết tŕnh Was ist das – die Philosophie?/Triết học là ǵ?[137] ở Cerisy-la-Salle, Normandie vào tháng Tám, Heidegger viết thư cho Jean Beaufret ngỏ ư “ Nhân dịp sang Pháp, tôi sẽ thật hài ḷng được gặp gỡ Georges Braque và René Char.”[138]   Cuộc gặp mặt Heidegger-Char – theo tường tŕnh của Jean Beaufret [JB] – đă diễn ra tại tư gia của JB ở Ménilmontant (thuộc XXè arrond., phía đông Paris) – và “Mặc dù có sự cách biệt về đời sống và ngôn ngữ, một sự thấu hiểu nhau vừa h́nh thành. Đó là cuộc đối thoại của thi ca và của tư tưởng.” Như chúng ta đă biết từ năm 1936 cho tới năm 1968 thế kỷ trước Heidegger, trong những biên khảo về Hölderlin, Rilke, và Tralk là người khởi xướng vấn đề về  mối tương quan giữa tư tưởng và thi ca. Thế nhưng, theo Heidegger, “lời thi ca (le dire poétique) ca và lời của tư tưởng (le dire de la pensée) hay lời tri hoạt (la parole noétique) tương tự nhau trong sự chăm sóc dành cho lời, nhưng đồng thời từ trong bản chất chúng lại chia cách bởi một khoảng rất lớn.” Về mối tương quan giữa thi ca và tư tưởng người ta hiểu biết nhiều nhưng về cuộc đối thoại giữa thi sĩ và nhà tư tưởng chúng ta lại không biết ǵ mấy v́ tuy nhà tư tưởng và thi sĩ “cư ngụ cận kề [nhưng lại] trên những ngọn núi rất cách biệt.”[140] Chính khoảng cách biệt lớn giữa thi ca và tư tưởng – nhất là sự kiện lời thi ca luôn luôn đi trước lời tư tưởng – cho nên cuộc gặp gỡ Char-Heidegger – “Đó cũng chính là cuộc gặp gỡ một lần và vào một buổi chiều mùa hè, giữa hai kẻ Khác Nhau nhưng cùng gịng giống và cả hai đều mang dấu vết của một niềm cô đơn lấp lánh, bởi họ chỉ khác nhau trong cùng một nỗi lo lắng, nỗi lo lắng canh chừng những từ sao cho là lời”[141] như Jean Beaufret nhận xét. Nhà tư tưởng gặp gỡ, lắng nghe thi sĩ không phải để thu thi ca vào chủ đề tư tưởng nhưng ngược lại để cho thi ca là thi ca. Jean Beaufret dẫn lời René Char nói về Heidegger: “Đây thực sự là lần đầu tiên mà một người loại này đă không diễn giải cho tôi nghe xem tôi là ǵ cũng chẳng về việc tôi làm ǵ,”[142] Như vậy Heidegger đă chỉ im lặng lắng nghe, và từ niềm im lặng này nảy sinh khả tính trao đổi không cần đáp lời, v́ câu đáp/trả lời trong thinh lặng đă biến đổi cái để tư tưởng thành một vấn đề. Thế nhưng đối thoại thi ca-tư tưởng cũng có ba mối nguy như Jean Beaufret trích dẫn Heidegger: 1. Do sự cận kề thi sĩ; 2. Do chính việc tư tưởng phải chống lại chính tư tưởng; 3. Do chính sản xuất triết lư.[143]  Sau cuộc gặp lần đầu này Heidegger c̣n sang Pháp gặp Char vào ba năm 1966, 1968 và 1969.

 

2. Tranh luận đối nghịch về mối quan hệ Char-Heidegger.

Trước khi tŕnh bày mối quan hệ này một cách khách quan dựa trên bản văn của Heidegger và của Char tưởng cũng nên tóm lược về hai “mặt trận” – từ của Patrick Née – [144] b́nh luận về mối quan hệ này. Sở dĩ có hai mặt trận v́ sự yêu/ghét, thù hận Heidegger chứ không liên quan ǵ tới Char. Sự kiện này thật ra chỉ là “sản phẩm” Pháp. Những người chống Heidegger, tiêu biểu là Henri Meschonnic và Paul Veyne, lấy cơ sở cho luận cứ của ḿnh trên chứng cứ Heidegger là người có tư tưởng chống-Do thái, từng hậu thuẫn chủ nghĩa Quốc xă như trong bài đọc nhận chức Viện trưởng đại học Frisburg năm 1933 cho thấy c̣n René Char lại là một lănh tụ kháng chiến chống Quốc xă trong thời kư Pháp bị Đức chiếm đóng trong thế chiến II. Trong khi những đệ tử của Heidegger – Jean Beaufret và các học tṛ như François Fédier, François Vézin, Patrick Levy, Gérard Granel, Barbara Cassin – lại phớt lờ yếu tố này khi xem xét mối quan hệ Heidegger-Char.

 

“Mặt trận” thứ nhất

1.Henri Meschonnic trong quyển sách gây tranh căi Le langage Heidegger đả kích Heidegger đă yếu-tính-hóa (essentialisation) ngôn ngữ và thi ca nên dẫn đến kết quả không đáng ngac nhiên chút nào: đó là “Heidegger không biết đọc một bài thơ. Heidegger chỉ đọc yếu tính. Yếu tính của hữu nói về yếu tính của thi ca trong một bài thơ. Yếu tính không nh́n bài thơ.”[145]  Nếu tinh ư chúng ta thấy Henri Meschonnic không chỉ đả kích Heidegger mà c̣n chĩa mũi dùi vào Maurice Blanchot là người đă cho rằng “[…] thi ca của René Char là sự phơi mở thi ca, thi ca của thi ca, gần giống như điều Heidegger nói về Hölderlin, bài thơ của yếu tính của bài thơ.”[146]  Henri Meschonnic đưa ra tuyên bố rằng giữa Char và Heidegger “thật sự không có cái ǵ là chung cả” mà chỉ có những “cái giống nhau” (ressemblances), “một sự thấu hiểu (entente) về một phạm vi (thoạt nh́n là) tốt hơn cả và xấu hơn cả: phạm vi của việc yếu tính hóa thi ca”, và “một số qui chiếu chung, chính yếu là về Héraclite, nó làm cho sự hôn phối dễ dàng – tất cả được biến thành công cụ “bởi những người bạn của kẻ chăn giữ Hữu”, và “ở một mức độ thật trừu tượng nó chỉ được duy tŕ cho cái giá của một sự quên lăng tất cả cái c̣n lại, cái c̣n lại này là không thể tách rời khỏi cái cụ thể của thi ca này.”[147] Ngoài ra Henri Meschonnic cũng liệt kê những sách của Heidegger cho đến thời điểm cuộc gặp mặt mùa Hè 1955 René Char đă đọc qua bản dịch sang tiếng Pháp của Henri Corbin Heidegger như bài viết “Hölderlin và yếu tính của thi ca”(1938), những trích đoạn quyển Sein und Zeit/Hữu và Thời nhất là những trích đoạn viết về cái chết và thời gian tính, và quyển Kant và vấn đề Siêu h́nh học (1953). Tóm lại, đó là tất cả những ǵ cần thiết để cho thấy việc yếu tính hóa ngôn ngữ và thi ca của Heidegger. Tuy quan điểm tranh luận của Henri Meschonnic xét ra thô thiển, nóng vội và qui chụp nhưng tức thời cũng đă tạo ra được “dàn đồng ca” do Jean-Pierre Faye khởi xướng và một vài người phụ họa bằng cách nêu ra quan điểm “đúng đắn về chính trị/politicaly correct).”

 

2. Paul Veyne trong quyển René Char en ses poèmes Chương XIII Héraclite, Nietszche et Heidegger [148]  phần viết về mối liên hệ Char-Heidegger trước hết dẫn lời René Char: “Phải hiểu rơ điều này: Heidegger với tôi là một người bạn. Ông ta đă lầm lỗi, ông ta đă là đảng viên quốc xă trong sáu tháng, không hơn. Ông ta muốn phục hồi. Ở Pháp, Beaufret và tôi đă giúp ông ta việc này, với lư do đúng đắn. Người ta không thể vạch một đường phân chia giữa Những Người Kháng Chiến với những người khác: Những Người Kháng Chiến cũng phạm tội ác đồng lơa giết người […], chẳng có cái ǵ là đơn giản cả […] Thêm nữa Heidegger chẳng bao giờ nói với tôi những lời bài-Do thái.”[148]  Liền sau đó Paul Veyne kể tội Heidegger phản bội thày Husserl , gọi Husserl là tên Do thái kẻ làm xáo trộn hết sách vở trong thư viện của trường đại học Frisburg,” Heidegger đă phạm tội  mà không chịu hối cải, tỏ ra vô cảm với tha nhân…Tại sao René Char lại mù quáng kết thân với một người như thế? Câu trả lời của Paul Veyne: do tin lời Jean Beaufret! Veyne tỏ ra hết sức thù hận Beaufret người thày cũ của ḿnh. Ngóa ra năm 1985 René Char cũng c̣n viết một bài bênh vực Heidegger gửi cho Blanchot dể đăng trên tờ Débat. Paul Veyne dẫn lời René Char – tuy Paul Veyne là một nhà sử học nhưng mức độ khả tín khi ghi lại những lời của Char trong sách không mấy đáng tin cậy – chẳng hạn Char nói về Parménide và Platon không có ảnh hưởng ǵ trên Char, bảo rằng Char khởi hứng từ Heidegger là đă không biết Char đă viết hai phần ba tác phẩm trước khi gặp Heidegger, rằng “một cách tự động” những đệ tử của Heidegger muốn xếp chung hai người với nhau, muốn chỉ ra cả hai người cùng nói những điều giống nhau. Có lẽ Paul Veyne không những chỉ thù ghét Heidegger mà c̣n v́ sự phẫn hận trong những dịp gặp René Char để viết quyển sách nêu trên đă nhiều lần bị René Char mắng nhiếc thậm tệ về sự không hiểu biết thi ca (chính Paul Veyne kể lại trong sách.) Người ta cũng nêu nghi vấn: Nếu như René Char c̣n sống thêm một vài năm nữa quyển sách của Paul Veyne chưa chắc được René Char cho phép xuất bản.

 

“Mặt trận” thứ nh́.

Mặt trận này qui tụ những nhà nghiên cứu trẻ quanh Patrick Née và Danièle Leclair với những bài viết trong Série René Char do  Lettres Modernes/Minard, Paris ấn hành. Tuyển tập số 2 của loạt sách này mang tựa đề Poètes et philosophers, de la fraternité selon Char (2007). Những người trong mặt trận này tuy không có ác cảm với Heidegger nhưng không đồng ư về việc đánh giá quá cao Heidegger trong khi làm giảm sự độc đáo của René Char khi bàn về mối quan hệ Heidegger-Char. Patrick Née đơn cử thí dụ: bài viết của Patrick Quillier “René Char: du silence au verbe (l’écoute métaphysique selon René Char et selon Martin Heidegger” trong tập sách nói trên tŕnh bày quan điểm phải phân biệt thật rơ ràng tác phẩm của Heidegger và Char trên chủ đề hiện tượng âm thanh và nghe âm thanh để rút ra tính chất độc đáo của René Char. Parick Née tóm tắt mục tiêu của mặt trận thứ hai này: nhằm đánh tan những ngộ nhận và không  thể suy diễn từ mối quan hệ Heidegger-Char ra bất kỳ một quan hệ nhân quả nào về ảnh hưởng (relation causale d’influence) mà phải giải thích đó là hiện tượng gặp gỡ (phénomène de rencontre). Việc René Char “đọc” Heidegger “trước 1955” (là năm có cuộc gặp mặt Heidegger-Char) không mấy quan trọng, kể cả việc Char đọc Heidegger “sau 1955” cho thấy những giao thoa  giữa Heidegger và Char như  Beaufret chỉ ra cũng như những cuộc gặp gỡ ở Thor vào những năm 1966, 1968 và 1969 chung qui chỉ là “sức hút đi lại” (aimantation réciproque) Char-Heidegger. Vào tháng 3, 1958 Heidegger cũng sang Pháp (Aix-en-Provence) đọc bài thuyết tŕnh “Hegel vàa người Hy-lạp” sau đó được René Char mời tới thăm ở  L’Isle-sur-Sorge. Thật ra Heidegger thấy ở Char một sự nhập thể hiện đại của tính chất thi ca như Heidegger đă suy tưởng (đặc biệt khởi từ Hölderlin). Điều quan trọng cần nhấn mạnh: Char “đọc” Héraclite, Nietszche và Heidegger với tư cách, vị thế của một thi sĩ chứ không phải của một người chuyên nghiên cứu triết học. Từ quan điểm này Patrick Née coi mối tương quan Heidegger-Char là một sự nh́n nhận nhau, hai chiều qua  lại (reconnaissance réciproque).

 

3. Diễn giải mối quan hệ trên cơ sở văn bản.

Đây có lẽ là quan điểm nghiên cứu có cơ sở và công bằng nhất: chúng ta hăy xem Heidegger viết về Char ra sao cũng như xem Char đă t́m thấy ở Heidegger những chủ điểm tư tưởng nào, tuy đôi khi cũng cần qui chiếu những thông tin tiểu sử nhưng chỉ với mục đích dẫn giải hoàn cảnh đưa đến các bản văn. Quan điểm này được Françoise Dastur sử dụng trong bài René Char et Martn Heidegger: un dialogue/René Char và Martin Heidegger: một cuộc đối thoại.[149] Điều kiện cần và đủ để làm công việc như trên là nhà nghiên cứu phải có khả năng thấu hiểu thi ca và triết học, và thông thạo cả hai ngôn ngữ Pháp và Đức.

 

1.Về phần Martin Heidegger.

Như chúng ta đă biết từ giữa những năm 30 thế kỷ trước Heidegger khởi xướng nghiên cứu mối tương quan thi ca-tư tưởng với những tác phẩm viết về Hölderlin (Erläuterungen zu Hölderlin Dichtung GA 4, Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein” GA 39, Hölderlins Hymne “Andenken”, Hölderlins Hymne “Der Ister” GA 52), về Rilke (trong Parmenides GA 54, bài “Wozu Dichter?” trong GA 5), và về Trakl (bài Die Sprache im Gedicht: Eine Erörterung von Georg Trakls Gedich, bài Die Sprache trong Unterwegs zur Sprache GA 12). Ngoài ra Heidegger cũng c̣n viết về thơ của Stefan George và Eduart Mörike. Sinh thời Heidegger giao du thân thiết nhất với Rebé Char và Paul Celan.

Qua chuyến thăm Char và cùng nhau dạo chơi hàng ngày trong vùng Provence sau đó về nghỉ ngơi ở nhà René Char ở Busclats Heidegger rất thích thú phong cảnh vùng này cũng như niềm vui tṛ chuyện, chia sẻ những nghĩ tưởng với Char nên Heidegger đă có những hàng đề tặng ở đầu quyển Unterwegs zur Sprache (1959) như sau:

       Tặng

       René Char

       Để cảm tạ việc cư ngụ thi ca thật gần gũi

       Trong thời gian những hội thảo ở Thor

       Với sự chào đón của t́nh bạn

       Martin Heidegger

Tiếp đó là ghi chú:

       “Những lời của René Char người chứng cho chúng tôi

       sự gần gũi của thi ca và của tư tưởng”

       […]

       kèm theo câu hỏi của Heidegger:

       “Phải chăng vùng Provence thân yêu là

       cái ṿng cầu không nh́n thấy được một

       cách bí ẩn này nối liền tư tưởng ban mai

       mai của Parménide với bài thơ của Hölderlin?

 

Vào tháng 9 năm 1963 khi nhận được bài thơ Lettera Amorosa của Char với những tranh minh họa của Braque gửi tặng Heidegger nhân viết một bản văn ngắn về những bức tranh thạch bản của Braque này nhấn mạnh tới tụng ca sự vắng mặt trong bài thơ của Char rằng “sự biến đổi của cái phức tạp thành sự đơn giản của cùng một” mà nghệ thuật của nhà họa sĩ hoàn thành là “cái để cho hiện hữu sự vắng mặt, xuyên qua đó cái đơn giản đi tới sự có mặt” bởi v́ “sự vắng mặt là cho sự có mặt mở ra, cái chết đem theo sự cận kề.”[150]  Françoise Dastur nhân đó cho rằng có một “cộng đồng tư tưởng” (communauté de pensée) Heidegger-Char v́ trong tập thơ Le Marteau sans maître/Cái Búa vô chủ René Char đă từng viết: “Mort, tu nous étends sans nous diminuer/Cái chết, ngươi căng chúng tôi ra nhưng không giảm thiểu chúng tôi,” và Char cũng đă kết luận bài thơ “L’Absent” trong tập Fureur et Mystère/Cuồng nộ và Bí mật: “Nous dormirons dans l’espérance, nous dormirons en son absence, puisque la raison ne soupçonne pas que ce qu’elle nomme, à la légère, occupe le fourneau dans l’unité/Chúng tôi sẽ ngủ trong hy vọng, chúng tôi sẽ ngủ trong sự vắng mặt của hắn, bởi lư trí không nghi ngờ rằng cái nó đặt tên [là sự vắng mặt], một cách không cần suy nghĩ, nằm ở trong cái nồi luyện kim của nhất tính.”

 

________________________________

 

[137] Có thể xem bản dịch Pháp văn Qu’est-ce que la Philosophie? của Kostas Axelos và Jean Beaufret trong Heidegger, Questions II nxb Gallimard trang 315-346.

[138] Jean Beaufret, L’entretien sous le marronnier lần đầu đăng trên tạp chí L’Arc số 22, mùa hè 1963 sau được cho vào René Char, O.C. trang 1169: Au cours de mon voyage en France, je serais très content de faire la connaissance de Georges Braque et de René Char.”

[139] Sđd, 1169: Malgré la séparation des existences et des langages, une entente vient de s’établir. C’est le dialogue de la poésie et de la pensée.

[140] Martin Heidegger, Was ist Metaphysik? Bản Pháp văn Qu’est-ce que la métaphysique, Questions I trang 83-84: […] si le dire poétique et le dire de la pensée le plus purement se ressemblent dans le soin donné à la parole, ils sont en même temps dans leur essence séparés tous deux par la plus grande distance. […] Mais nous ne savons rien du dialogue entre poète et penseur  qui “habitent proches sur les monts les plus séparés.”

[141] Jean Beaufret, L’entretien sous le marronnier, O.C. trang 1175: C’est ainsi que se rencontrèrent, une fois et un soir d’été, deux Différents de même race et marqués tous les deux d’une étincelante solitude, car ils ne différaient que dans un même souci, celui qui se garde des mots afin que soit une parole.

[142]  Sđd trang 1170: C’est bien la première fois, disait Char de Heidegger, qu’un homme de ce genre ne m’ait pas expliqué ce que je suis ni ce que je fais.

[143] Martin Heidegger, Aus der Erfahrung des Denken, Bản Pháp văn L’Expérience de la pensée, trong Questions III&IV trang 29.

[144] Patrick Née, René Char. Une poétique du retour trang 15-18.

[145] Henri Meschonnic, Le langage Heidegger, nxb Presses Universitaires de France (PUF), Collection Écriture , 1990 trang 364: L’essentialisation du langage, l’essentialisation de la poésie ont pour résultat, […] que Heidegger ne sait pas lire un poème. Heidegger ne lit que l’essence. L’essence de l’être parle de l’essence de la poésie dans un poème. Elle ne voit pas le poème.

[146] Maurice Blanchot, René Char trong La part du feu trang 107: L’une des grandeurs de René Char, celle par laquelle il n’a pas d’égal en ce temps, c’est que sa poésie est révélation de la poésie, poésie de la poésie et, comme le dit à peu près Heidegger de Hölderlin, poème de l’essence du poème.

[147] Henri Meschonnic,  Le dialogue entre Char et Heidegger, un chapitre d’histoire sainte trong Politique du rythme, nxb Verdier 1995 trang 485.

[148] Paul Veyne René Char en ses poèmes, trang 309. Trong quyển René Char do Paul Veyne viết chung với Laurent Greilsamer xuất bản năm 2007 Paul Veyne không c̣n nhắc tới mối liên hệ Char-Heidegger nữa! Có thể nói trong số những sách viết về René Char quyển nói trên của Paul Veyne và quyển Avez-vous lu Char của Georges Mounin là những cuốn tệ nhất.

[149]  Trong René Char en son siècle, nxb Garnier 2009 trang 77-91.

[150] Theo Françoise Dastur trích dẫn bài “Für René Char” của Heidegger trong Denkerfahrungen trang 115.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017