đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(46)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46,

 

RENÉ CHAR

Có thể coi thi pháp của René Char là “thi pháp của khoảnh khắc” (la poétique de l’instant) – thi sĩ cư ngụ trong tia chớp [chúng ta sẽ trở lại đề tài tia chớp như đoạn rời trong thơ René Char ở một chương sau] khi những đối nghịch đụng/chạm mặt – và v́ vậy thi sĩ sử dụng đoạn rời có thể coi là sự bó buộc tất nhiên. “La Parole en archipel/ Lời nói như quần đảo”, một hay những bản văn, những bài thơ với những đoạn rời là những điểm thi sĩ chỉ ra cho người đọc đi theo như Char đă tuyên bố “Mon métier est un métier de pointe/Nghề của tôi là một nghề chỉ đường”, cây gậy chỉ đường của thi sĩ liên tục di chuyển từ đảo này sang đảo kia nằm trong nhóm quần đảo, hay từ đỉnh cao tới đỉnh cao, đúng với định danh thi sĩ là kẻ dẫn đường, cầm lái (passeur), kẻ mở lối đi qua (passage). Cây gậy dẫn đường thi sĩ với từng cái “nhẩy” (le saut) nói như Heidegger dẫn người đọc tới con đường đúng nghĩa trong “hiện diện chung cùng” (commune préesence). Thế nhưng mỗi đoạn rời lại cũng là điểm tựa và vật hướng dẫn cây gậy chỉ đường. Tiền t[n]hân của Char chính là Héraclite thi sĩ đoạn rời, kẻ đặt ngón tay bị dứt móng lên môi chúng ta, đó là ngón tay thiết yếu (doigt essentiel) giầu có bởi vết thương. Mary Ann Caws có nhận xét tinh tế khi cho rằng “Bởi mỗi đoạn rời hoàn toàn là nó, không chỉ là là kiểu mẫu của một toàn thể nằm ở phía trên hay bên ngoài nó, mỗi đoạn rời là một trận địa giữa hai lực đối nghịch của sức đẩy của nó nếu như chúng phụ thuộc nhau. Những “ảo ảnh đúng thời điểm và huyên náo” này như chúng ta đă nhận ra có một sự đối nghịch trong việc mô tả nó, h́nh thành nền tảng cấu trúc của đoạn rời.”[44] 

René Char sử dụng đoạn rời để làm thơ sớm nhất trong bài Moulin Premier/Cái Cối Xay Đầu Tiên (1935-1936) gồm khổ đầu không đánh số và 70 đoạn rời đánh số từ I tới LXX. Một vài trích dẫn:

       IV.

       Aptitude: porteur d’alluvions en flame.

          Audace d’être un instant soi-même la forme accomplie du poème. Bien-être d’avoir entrevu scintiller la        matière-émotion instantanément reine.

          Năng khiếu: kẻ mang những tích bồi bốc cháy.

          Can trường trong một khoảnh khắc chính ḿnh là h́nh thức hoàn tất của bài thơ. An nhiên đă thoáng nh́n thấy ánh lên vật chất-cảm xúc thoáng chốc hoàng hậu.

       XXXVII

       Il advient au poète d’échouer au cours de ses recherches sur un rivage où il n’était attendu que beaucoup                 plus tard, après son anéantissement. Insensible à l’hostilité de son entourage arriéré le poète s’organise,            abat sa vigueur, morcelle le terme, agrafe les sommets des ailes.

          Nếu như thi sĩ có t́nh cờ thất bại trên đường t́m kiếm trên một bến bờ nơi hắn chỉ được chờ đợi rất lâu sau       đó, sau khi hắn tiêu ma. Không nhạy cảm đối với sự thù nghịch của những kẻ lạc hậu chung quanh thi sĩ       trù bị, hạ thấp nhiệt t́nh của hắn, phân chia kỳ hạn, buộc chặt những đầu cánh của hắn.

Ngay sau bài thơ này Char cho in bài Commune Présence. Trích đoạn:

       Hâte-toi

          Hâte-toi de transmettre

          Ta part de merveilleux de rébellion de bienfaisance

          Ngươi hăy nhanh lên

          Hăy nhanh nhanh chuyển đi

          Phần tuyệt vời của sự nổi loạn của ḷng nhân từ của ngươi.

 

Sự hối thúc người thi sĩ trẻ tuổi có liên hệ tới bản chất đoạn rời của văn tự thi ca như khổ kế tiếp chỉ ra:

       Effectivement tu es en retard sur la vie

          La vie inexprimable

          La seule en fin de compte à laquelle tu acceptes de t’unir

          Celle qui t’est refusée chaque jour par les êtres et par les choses

          Dont tu obtiens péniblement de-ci de-là quelques fragments décharnés

          Quả thực ngươi trễ muộn trong đời sống,

          Đời sống chẳng thể biểu lộ,

          Xét cho cùng cuộc đời ngươi chấp nhận gắn kết,

          Cái cuộc đời ngươi bị từ chối hàng ngày bởi những con người và những sự vật,

          Mà ngươi khó khăn lắm mới nhặt nhạnh được đây đó một vài mẩu vụn

Theo Eric Marty “Sự hối thúc ở đây ngược lại với sự không kiên nhẫn tuổi trẻ; nó tương ứng với “peu de chose/không ǵ mấy” thi ca có thể nắm bắt, và đoạn rời, thu tập được nhờ nó, hiện ra như kết quả của độ chênh giữa thi sĩ với “La vie inexprimable/Đời sống chẳng thể biểu lộ”; điều mà Char đă diễn dịch dưới một h́nh thức trừu tượng hơn trong bài thơ khác này:

       Ici, toujours écrus entre l’être et le dire, sans enfiévrer ceux qui ne dormant pas.

          Nơi đây, luôn c̣n nguyên chất giữa hữu và lời, không kích thích những kẻ không ngủ.

                                     (La Collation interrompue, trong tập Fenêtres dormantes et Porte sur le Toit)

 “Thi ca là đoạn rời – đoạn rời bị bóc trần – bởi thực sự, thi sĩ chỉ là kẻ mang vác phù du, sớm nở tối tàn của cái hắn nắm bắt được “đây đó”, của cái hắn không thể tư hữu một cách thường hằng. Thực ra, vấn đề về đoạn rời không hẳn là một vấn đề h́nh thức nhưng đúng ra là một vấn đề đặt ra về thời gian của kiến thức thi ca.”[45]

Thời gian của kiến thức thi ca được René Char nói rơ hơn trong bài đề từ (feuillet) cho tập Le Marteau sans Maître tái bản lần thứ nh́ năm 1945:

“Cuộc sống đích thực, cái cột trụ không thể phủ nhận, chỉ có thể h́nh thành trong những cái sườn của thi ca. Song le con người không có quyền hành (hoặc đă không có, hoặc vẫn chưa có) để xếp đặt theo ư muốn cuộc sống đích thực này, để sung măn ở đó, ngoại trừ trong những chớp sáng ngắn ngủi, chúng giống như những cực độ sướng khoái. Và trong những tối tăm tiếp theo chúng, nhờ có sự hiểu biết mà nhưng chớp sáng này mang tới, Thời gian, giữa khoảng trống không đáng sợ thời gian bài tiết ra và một niềm hy vọng-         phỏng đoán chỉ phát sinh từ chúng ta, và chỉ là trạng thái kế tục của thi ca tuyệt đỉnh và                 kiến thị cất tiếng, th́ Thời gian sẽ phân chia, sẽ trôi đi, nhưng v́ lợi ích của chúng ta, nửa xanh tươi, nửa sa mạc.”[46]

Như vậy ta thấy “cuộc sống đích thực” h́nh thành trong thi ca, được đồng hóa với thi ca. Tốc độ của khoảnh khắc cực nhanh nên René Char hối thúc nhà thơ trẻ tuổi phải nhanh tay nắm bắt một cái ǵ đó kẻo nó biến mất và viết ra những đoạn rời: đó là khoảnh khắc thi ca (instant poétique). Nhưng René Char cũng cảnh báo v́ bản chất của bài thơ là mong manh như tia chớp, đoạn rời viết ra là để biến mất, “mỗi trang giấy như tia chớp ở trong cuộc tranh đấu khốc liệt với con người và thời gian” (Đàm thoại với France Huser). Theo Eric Marty, sự xung đột này khi th́ đưa đến sự tách khỏi (dislocation) – thi sĩ nhận ra “số lượng những đoạn rời xé rách tôi” (Seuls demeurent, fragment 5) khi th́ đưa đến “fête de l’inconnu/lễ hội của cái không/chưa biết” (Thư viện bốc cháy trong Parole en archipel). Nhưng khoảnh khắc của đoạn rời lại không phải là khoảnh khắc tự nhiên mà là thành quả của sự liên kết giữa thi sĩ và thời gian, nghĩa là sự gặp gỡ của cái thoáng chốc với cái toàn thể: “Khoảnh khắc là một hạt do thời gian nhường cho và cháy sáng trong chúng ta” (Faire du chemin avec…trong Fenêtres dormantes et Porte sur le toit). Như vậy bản chất của đoạn rời là có tính chất thời gian. Câu nói khá nổi tiếng của René Char thường được nhắc tới nhưng lại rất bí hiểm “Nhưng nếu chúng ta cư ngụ trong một tia chớp, [th́] tia chớp là trái tim của vĩnh cửu.”[47] Nói rằng câu nói này bí hiểm v́ chứa đựng nghịch lư (chớp vs vĩnh cửu) nếu như chỉ đọc lướt qua và không hiểu rơ thi pháp đoạn rời của René Char.

Như chúng ta đă biết mối tương quan đi lại giữa đoạn rời và toàn thể không là tương quan biện chứng nhưng là tương quan dung hợp (relation englobante) nói như Karl Jasper: toàn thể được nắm bắt trong và bằng đoạn rời có tính chất thoáng hiện, vụt qua, phù du (éphémère) th́ vĩnh cửu tăm tối của đêm chỉ thể sở hữu từ tia chớp: cư ngụ nơi tia chớp có nghĩa tiếp cận hai đối nghịch do tia chớp vén mở: đêm và vĩnh cửu. Chính những phẩm chất của đoạn rời đưa thi sĩ tới việc biến cải sự phù du để cho nó một giá trị lễ hội (valeur de fête), như Eric Marty nhận định, dù cho thi sĩ chỉ có trong tay “những đoạn rời bóc trần” hay chân lư được nhận biết trong “những sướng khoái ngắn ngủi”. Bằng cách biến cải – dù cho hiểm nguy – thi sĩ làm cho đoạn rời không những vượt qua giới hạn mà c̣n đem lại sự mới mẻ cho thi ca như trong bài Thư viện bốc cháy Char đă viết: “Le poète ne retient pas ce qu’il découvre; l’ayant transcript, le perd bientôt. En cela réside sa nouveauté, son infini et son peril/ Thi sĩ không giữ lại cái ǵ hắn khám phá ra; ngay khi hắn viết nó ra, hắn liền mất nó. Sự mới mẻ nằm chính trong điều này, cũng là sự hữu hạn và mối hiểm nguy của hắn.”

Tương quan giữa những đoạn rời: những đoạn rời không chồng chất lên nhau mà được đặt kế cận nhau nhưng không có giải thích về sự sắp đặt này – đoạn rời không có kư ức hay kỷ niệm về cái có trước nó và cũng không biết cái sẽ theo sau nó – chính v́ vậy đoạn rời được viết ra như bản văn tỉnh lược, cô đọng, bí hiểm, phù du thoáng nhanh như tia chớp và được sự tăm tối của đêm đón nhận như những sinh phần liên tục:

En poésie, il n’y a pas de progress, il n’y a que des naissances successive, l’ardeur du désir, et le consentement des mots à faire échange de leur passé avec la foudre du présent, de notre présent commençant.

                                                                                                                                (Description d’un carnet gris)

Trong thi ca, không có diễn tiến, chỉ có những sinh nở kế tục nhau, sự nhiệt t́nh của ham muốn, và sự thuận ḷng của những từ để trao đổi quá khứ của chúng với tiếng sấm của hiện tại, của khởi đầu lúc này của chúng ta.

Khi thi ca đă là đoạn rời thi ca đi xuyên qua số phần đoạn rời của nó và dần dần tự biến đổi thành sự thiết yếu phong phú nhưng “cũng có một nỗi âu lo, một sự tôn trọng đạo đức, một sự tôn trọng, có thể vậy, tính chất chính thực cốt tủy của những từ đối mặt với tính chất thô nhám đă chết của ư thức”[48] như Eric Marty diễn giải đoạn rời sau đây của Char:

Tu es dans ton essence constamment poète, constamment au zenith de ton amour, constamment avide de vérité et de justice. C’est dans doute un mal nécessaire que tu ne puisses l’être assidûment dans ta conscience.

                                                                                                                                 (À la santé du serpent, frag. X)

Từ bản chất của ngươi ngươi luân luôn là thi sĩ, luôn luôn ở thiên đỉnh t́nh yêu của ngươi, luôn luôn khao khát chân lư và công lư. Đó chắc chắn là một cái ác thiết yếu mà ngươi không thể cứ như vậy hoài hủy trong ư thức của ngươi

René Char quan niệm hành vi bạo động của việc cắt thành đoạn rời (fragmentation) ngôn ngữ là để bảo vệ ngôn ngữ chống lạ sự quá độ, sự chiếm hữu mù quáng của con người do ư thức thúc đẩy. Những từ do thi sĩ đưa ra có vai tṛ khác hẳn với ngôn hàng ngày vốn do thói quen đă bị vong thân; từ, lời trong ngôn ngữ thi ca thi sĩ nhận được từ sự kết trái sau ánh chớp, là sự kết hợp giữa một “tiền-ngôn ngữ” (pré-language), một thứ “trước khi nói” (avant-dire) với những từ nằm bên ngoài kho tàng ngôn ngữ của xă hội. Thế nhưng, chân lư trong đoạn rời thi ca cũng chính là những lời thầm th́ trụ vững trên trái đất của một khởi đầu ở đây, hôm nay.

_____________________________________

[44] Mary Ann Caws, The Presence of René Char trang 10-11: Since each fragment is entire, not just the model of a totality located above it or beyond it, each is the battlefield between the two opposed if interdependent forces of its impulse. These “punctual and tumultuous mirages” (FM) in whose description we already notice an opposition, form the structural basis of the fragment.

[45] Eric Marty, René Char trang 145-146: La hâte est ici à l’inverse d’une impatience junévile; elle correspond à ce “peu de chose” dont la poésie peut se saisir, et le fragment, obtenu grâce à elle, apparaît comme la résultante du décalage entre le poète et la “vie inexprimable”; ce que Char a traduit sous une forme plus abstraite dans ce autre poème: “Ici, toujours écrus entre l’être et le dire, sans enfiévrer ceux qui ne dorment pas.”

La poésie est fragment – fragment décharné – parce qu’au fond, le poète n’est que le porteur éphémère de ce qu’il saisit “de-ci de-là”, de ce qu’il ne peut posseder assidûment. En vérité, la question du fragment  est moins une question formelle qu’un question qui pose le temps de la connaissance poétique.

[46] René Char, Œuvres complètes trang 730 bài Arthur Rimbaud trong tập Recherche de la base et du sommet: La vraie vie, le colosse irrécusable, ne se forme que dans les flancs de la poésie. Cepenadant l’homme n’a pas la souveraineté (ou n’a plus, ou n’a pas encore) de disposer à discrétion de cette vraie vie, de s’y fertiliser, sauf en de brefs éclairs qui ressemblent à des orgasmes. Et dans les ténèbres qui leur succèdent, grâce à la connaissance que ces éclairs ont apportés, le Temps, entre le vide horrible qu’il sécrète et un espoir-pressentiment qui ne relève que de nous, et n’est que le prochain état d’extrême poésie et de voyance qui s’annonce, le Temps se partagera, s’écoulera, mais à notre profit, moitié verger, moitié desert.

[47] René Char, À la santé du serpent, fragment XXIV: Si nous habitons un éclair, il est le cœur de l’éternel.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016