đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

                  (55)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55,

 

RENÉ CHAR

Jean-Claude Mathieu trong La Poésie de René Char t.II dành chương cuối cùng để vẽ lại khá chi tiết toàn cảnh vị trí (le site) nơi xảy ra những diễn biến trong tập thơ Sổ tay của Hypnos dựa trên những tư liệu René Char cho phép tiếp cận, bài La Lune d’Hypnos, bài viết của Georges Louis Roux, những chia sẻ của đại tá Coste (tư lệnh tổ chức Kháng chiến của Quân đội (O.R.A), của Jean Fernand (chỉ huy Dọn băi và Thả dù (S.A.P) ở Vaucluse), Marceau Seignon (thị trưởng Bonnieux) [90] và tất nhiên những đoạn rời trong Sổ tay của Hypnos cùng những tài liệu liên quan khác như một số những ghi chú René Char viết trên các sách tặng Max Fischer (phụ tá của Ph. Beyne chỉ huy trưởng mật khu Vengnées) và Yvonne Zervos chẳng hạn để giúp soi sáng cho người đọc tập thơ này v́ có khá nhiều chi tiết René Char không nói rơ [91]  Khung thời gian của tập thơ cũng là giai đoạn căng thẳng, cam go nhất của mật khu kháng chiến Céreste: từ tháng 9, 1943 cho tới tháng 7, 1944.

 

Nhấn mạnh tới sự khắc nghiệt của thời tiết mùa đông đối với kháng chiến quân Jean-Claude Mathieu bắt đầu bằng khai từ “Hypnos saisit l’hiver et le vêtit de granit. L’hiver se fit sommeil et Hypnos devint feu. La suite appartient aux hommes/Hypnos nắm lấy mùa đông và trang phục mùa đông bằng đá granit. Mùa đông biến thành giấc ngủ và Hypnos thành lửa. Cái ǵ tiếp theo tùy vào mọi người”. Theo Jean-Claude Mathieu mùa đông nằm ở trung tâm của tập thơ như trong những đoạn rời 22 và 171 cho thấy “Il neige sur le maquis et c’est contre nous chasse perpétuelle,” mùa đông ngủ kín và thức giấc trong lửa “Les cendres du froid sont  dans le feu qui chante du refus/ Tro của giá buốt nằm trong lửa ca hát sự chối từ”(frag. 171). Trong ghi chú trên tập thơ tặng Max Fischer bút tự của Char “compagnon d’armes, de pensée et d’espoir/người đồng hành chiến đấu, tư tưởng, và hy vọng” kèm ghi chú: “L’hiver 1943-1944 fut, de tous, celui où nous connûmes dans le maquis le plus d’épreuves difficiles. Les représailles allemandes, les expeditions de malice se multipliaient, […] L’espoir alternait avec le plus brutal désespoir! Notre solitude était à la mesure de notre fraternité/Mùa đông 1943-1944, đối với tất cả chúng tôi, là mùa đông trong mật khu chúng tôi biết được những thử thách khó khăn nhất. Những cuộc tấn kích của bọn Đức, những cuộc dọ thám của bọn địa phương quân gia tăng, […] Hy vọng xen lẫn thất vọng tàn nhẫn hơn bao giờ! Niềm cô đơn tương ứng với t́nh huynh đệ của chúng tôi.” Tuy mùa đông giá buốt cắt da xẻ thịt nhưng Đại úy Alexandre vẫn kiên tŕ với nhiệm vụ “L’impératif de maintien à tout prix de la guerilla collait à ma peau comme une prébende/Mệnh lệnh giữ vững cuốc chiến du kích bằng mọi giá, dính chặt vào da tôi như một ân sủng” tuy sự trống vắng vẫn ngập tràn như Char viết ở đoạn rời 119: “Je pense à la femme que j’aime. Son visage  soudain s’est masqué. Le vide est à son tour malade/Tôi nghĩ tới người phụ nữ tôi yêu. Khuôn mặt cô ta đột nhiên bị che khuất. Sự trống rỗng đến lượt nó là bệnh hoạn.” và ở đoạn rời 192: “Je vois l’espoir, veine d’un fluvial lendemain, décliner dans le geste des êtres qui m’entourent. Les visages que j’aime dépérissent dans les mailles d’une attente qui les ronge comme un acide. Ah, que nous sommes peu aidés et mal encouragés! La mer et son rivage, ce pas visible, sont un tout scellé par l’ennemi, gisant au fond de la même pensée, moule d’une matière où entrent, à part égale, la rumeur du désespoir et la solitude de résurrection./Tôi nh́n thấy niềm hy vọng, mạch của ngày mai xuôi chảy, tàn lụi trong cử chỉ của những người quanh tôi. Những khuôn mặt tôi hằng mến yêu suy sụp trong mạng lưới của một đợi chờ nó ăn ṃn họ dần dần như chất cường toan. À, mà quả thực chúng tôi chẳng mấy được trợ giúp và khuyến khích! Biển và bờ của nó, cái bậc lên xuống nh́n thấy được này, tất tật bị kẻ thù bít kín, nằm bất động tận đáy của cùng một ư tưởng, khuôn đúc của một chất liệu ở đó đi vào, với phần ngang nhau, tiếng thầm th́ của sự tuyệt vọng và sự chắc chắn của hồi sinh” và ở đoạn rời 221 La carte du soir/Bản đồ buổi chiều: “Une fois de plus l’an nouveau mélange nos yeux/De hautes herbes veillent qui n’ont d’amour qu’avec le feu et la prison mordue/Thêm một lần nữa năm mới lẫn vào mắt chúng tôi/ Cỏ cao canh giấc, chúng chỉ yêu lửa và nhà tù đắm đuối.” Lửa ở đây là lửa đốt lên giữa đêm đông trong khi chờ đợi máy bay thả dù vũ khí. Jean-Claude Mathieu dựa vào ghi chú trên quyển thơ tặng Max Fischer ba năm sau cho biết René Char có ư muốn đặt lại “lửa” giữa hai đêm “Le livre peut-être entre deux nuits/Quyển sách có thể là ở giữa hai đêm.”

 

            V́ René Char ghi bên cạnh ngày in sách trong bản tặng Yvonne Zervos rằng “một số tờ của quyển sổ tay là từ năm 1942 nên Jean-Claude Mathieu cho rằng những ghi chú đầu tiên của Sổ Tay được viết cùng thời điểm với những bài thơ cuối năm 1942 trong tập Seuls demeurent. Mùa đông 1942-1943 và mùa xuân 1943 là thời gian chỉ có “một nhúm kháng chiến quân” tham gia đánh dấu một giai đoạn băng giá biến con người trở lại thời đại của “một nhân vật bắc cực” (personnage arctique), con người cổ đại của một “Nước Pháp Hang Động” (La France-des-cavernes). René Char viết trong Billets à Francis Curel [đoạn II] sau khi nói về những khó khăn thách thức xảy ra trong mật khu: “Quel hiver! Je patiente, quand je dors, dans un tombeau que des demons viennent fleurir de poignards et de bubons/Ôi mùa đông! Tôi cum ḿnh, khi tôi ngủ, trong một nấm mồ mà những con quỉ dữ tới trồng hoa bằng những con dao găm và mụt hạch.” Jean-Claude Mathieu dựa trên tư liệu cho biết René Char trong giai đoạn này hiếm khi làm thơ; vào tháng 6 René Char chỉ sửa lại đôi chút bài thơ “Évadné” và bài “Louis Curel de la Sorgue” theo đề nghị của Henri Passot và hoàn tất hai đoạn rời trong bài “Partage formel.” Từ mùa hè trở đi René Char hoàn toàn dành thời gian cho kháng chiến “J’écris brièvement. Je ne puis guère m’absenter longtemps. S’étaler conduirait à l’obsession. L’adoration des bergers n’est plus utile à la planète./Tôi viết ngắn gọn. Tôi không thể vắng mặt lâu. Dông dài sẽ dẫn tới ám ảnh. Sự thiết tha tôn vinh của những kẻ chăn cừu không ích ǵ cho hành tinh.” (frag. 31). Trong bức thư viết cho Gilbert Lély René Char cho biết dành hết th́ giờ cho việc củng cố mật khu Céreste, cùng với SAC tổ chức việc tiếp nhận những chuyến thả dù vũ khí đạn dược và thuốc men, tham gia Lực Lượng Pháp Tự do (Forces Françaises Libres) và ngày 15 tháng 9 nhận chức vụ đại úy của lực lượng này. Cũng trong bức thư này René Char – bằng cách nói kín đáo – nhắc tới những sự hiểm nguy đè nặng trên ḿnh nên phải ẩn náu trong vùng núi non nên khi gia đ́nh Lambert ghé thăm ở Isle-sur-Sorgue không gặp được Char. Ngày 16 tháng 9 quân Đức tấn công mạnh vào Vaucluse bắt đi 126 người t́nh nghi trong đó có Francis Curel vừa mới ra khỏi bệnh viện bị đem đi lưu đầy ở Linz (Áo)

 

            V́ Sổ tay của Hypnos không phải là bản văn biên niên, tin tức (chronicle) nên theo Jean-Claude Mathieu thật vô ích nếu  có ư định tái tạo từ những đoạn rời trong tập thơ bản tin về những biến cố từ tháng 9, 1943 tới tháng 7, 1944 v́ chính bản thân René Char không có dụng ư này. “Những ghi chú này không được coi như một bản viết về biến sự, nhưng chúng bị “ảnh hưởng” bản viết; bị lôi cuốn bởi nhu cầu lớn tiếng và sự cần thiết phải câm nín, đớn đau khi nh́n thấy những tra khảo và cái chết làm cho chúng biến đi.”[92]  Về những biến cố người ta chỉ thấy ở tập thơ điểm hiện ra (point d’émergence) như tiếng động trầm lắng liên tục của cuộc sống về đêm, tiếng rít của những chiếc dù thả xuống, sự lo lắng và nỗi hân hoan bùng vỡ của những người đón nhận tiếp liệu thả dù, sự tuyệt vời của một ban đêm sáng trăng, của cánh đồng phủ tuyết tạo sự khó khăn cho việc dọn băi thả…[93]  hay như trong đoạn rời 148 “Le voilà”. Il est deux heures du matin. L’avion a vu nos signaux et réduit son altitude. La brise ne gênera pas la descente en parachute du visiteur que nous attendons. La lune est d’étain vif et de sauge/“Nó đây rồi”. Hai giờ sáng. Chiếc máy bay đă thấy báo hiệu của chúng tôi và giảm cao độ của nó. Gió nhẹ thổi không làm khó việc đáp dù của người khách chúng tôi chờ đợi. Trăng màu thiếc óng ả và xanh tía.” Trong La lune d’Hypnos René Char cũng mô tả những người chờ đợi dưới băi nh́n chiếc máy bay tới thả dù “nhỏ tí xíu,” “đột nhiên hiện ra trong bóng tối,” sự chờ đợi âu lo tiếp theo nỗi vui mừng giữa hương thơm thấm đẫm vườn đêm. Trong đoạn rời 109 René Char viết: “Toute la masse d’arôme de ces fleurs pour rendre sereine la nuit qui tombe sur nos yeux./Tất cả khối hương thơm của những bông hoa này để làm cho đêm tỏ ngời rơi trên mắt chúng tôi.

 

Câu hỏi đặt ra cho người đọc: tuy René Char có nói ở lời Khai từ “Những ghi chú này không vay mượn chút ǵ từ t́nh yêu bản thân, từ truyện ngắn, châm ngôn, hay từ tiểu thuyết. Một ngọn lửa của cỏ khô rất có thể là người chủ biên của chúng…” nhưng có bao nhiêu phần như sự thực đă xảy ra được đưa vào tập thơ và có thể nào nhận ra h́nh ảnh ch́m khuất của “người chủ biên” được không? Trả lời những câu hỏi này cũng là một cách đáp lại lời phê phán thường được đặt ra: Sổ tay của Hypnos đậm nét những biến cố. Phản bác phê phán này Jean-Claude Mathieu cho rằng người đọc “Trên cái nền của đời sống về đêm này, những Tờ Ghi Chép tách ra h́nh bóng những kháng chiến quân, những mệnh lệnh cho bản thân, chứng cứ của những lúc hạnh phúc hay lo âu, những câu truyện của một vài hành động triệt để, việc đối diện với cái chết hay “máu đổ”. Ngữ cảnh của Sổ tay của Hypnos chỉ đưa ra rất ít biến cố để soi sáng so với những ǵ đă thực sự xảy ra [94]. Để củng cố luận cứ của ḿnh Jean-Claude Mathieu dẫn chứng những chứng từ của những người bạn chiến đấu của Char đang trong phần “Témoignages” của quyển L’Herne/René Char và rất nhiều những ghi chú khá chi tiết của Char suốt thời gian này về những việc thật người thật phản ánh như những h́nh bóng trong các đoạn rời của Số tay của Hypnos như thế nào.

 ___________________________________

[90] L’Herne, René Char, phần Témoignages trang 291-319.

[91] Jean-Claude Mathieu, La Poésie de René Char t.II trang 199-285.

[92] Sđd trang 203: Ces notes ne peuvent pas passer pour une écriture de l’événement, mais ells sont “affectées” par lui; emportées par le besoin de crier et la nécessité de se taire, traversées par la vision des tortures et de la mort, qui les anéantit.

[93]  Tài liệu của mật khu Jean-Claude Mathieu được đọc chỉ rơ những địa điểm thả dù và dọn băi như “Vignoble”, “Noctambule”, “Osier”, “Splifire”, “Abatteur”…cũng như những câu nói được kư hiệu một cách bí ẩn như “Isabelle aura le sourire/Isabelle sẽ mỉm cười”, “La capitain fumera sa pipe/Đại úy sẽ hút ông điếu”, “La bibliothèque est en feu/Thư việc bốc cháy”, “Darwin fera la mise en scène/Darwin sẽ đạo diễn” v.v…

[94] Sđd trang 204:  Sur ce fond de la vie nocturne, les Feuillets détachent des silhouettes de maquisards, des consignes pour soi même, l’évidence d’instantanés heureux ou angoissés, les récits de quelques actions extrêmes, face-à-face avec la mort ou le “sang supplicié”. On n’entourera ces derniers texts que du peu de context qui leur apporte quelque éclairage lateral, les redistribute dans le temps.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017