đào trung đo

THI SĨ THI CA

(133)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133,

 

Francis Ponge

Chương 1

Francis Ponge Thi sĩ của Đối Vật

       Câu “Parti pris des choses égale compte tenu des mots/Đứng về phía sự vật ═ xem xét các từ” của Ponge quả thực quá vắn tắt, cần tìm hiểu thêm. Trước hết, phát biểu này của Ponge nằm trong bài My Creative Method (trong tập Méthodes) Ponge viết vào ngày 29 tháng Chạp 1947, trong khi ProêmesLe Parti pris des Choses được viết từ mười đến mười hai năm trước là giai đoạn Ponge phê phán và rời bỏ Siêu thực, bỏ lại sau lưng những tranh luận về thi ca với André Breton và hướng đến việc nói lên quan điểm lý thuyết về thi ca của mình. Trong vế trước “Parti pris des choses” Ponge muốn nói tới sự thách đố khi đến với sự vật, trong vế sau “compte tenu des mots” là sự thách đố với ngôn ngữ dùng để mô tả sự vật.

         Thách đố từ sự vật: Đến với sự vật người quan sát thay vì cảm thấy vui thú lại cảm thấy khó chịu, không thoải mái (malaise), bất lực trước ngoại giới (le dehors) vì ý thức không cân bằng được với sự mở ra mãnh liệt của tự nhiên nên trượt về sự tự xóa bỏ (auto-effacement). Ponge nhận định mình có thể sống giữa nhiều sư vật (varieté des choses) nhưng khi chỉ quan sát một sự vật thì lại thấy mình bị xóa bỏ, biến mất.[22]  Tương tự như vậy khi quan sát một tác phẩm nghệ thuật. Đối diện một sự vật có bề dầy và đứng chơ vơ, một sự vật lạ lẫm, vô ích như một mảnh, đoạn rời thuần túy của thế giới (un pur fragment de monde) Ponge ban đầu cảm thấy say mê nhưng sau đó sự say mê này biến thành trạng thái tê bại (paralysie), câm nín (mutisme), ý thức vốn là khả năng chiêm ngưỡng, nhìn ngắm sự vật bị xóa bỏ. Theo Jean-Pierre Richard “Thay vì nói đứng về phía sự vật phải chăng ở đây nên nói là bị chế ngự, chế ngự bởi sự vật: một thứ bị ngoại giới chiếm hữu, trong đó sự ngây ngất [xuất thần] xuất ngoại lập tức thành một sự từ bỏ. Thế nhưng chính cái bên ngoài này ở đây cũng không cho thấy những “tình cảm” được chia sẻ. Chính nó cũng câm nín, và đó là một sự lặng thinh có thể mang hai ý nghĩa rất khác nhau. Đối tượng dường như rất thường quay lưng lại tôi, như thể có ý bảo tôi, bằng tất cả bề dầy và sự tự túc sáng ngời của nó, rằng nó không cần tôi, để hiện hữu nó chẳng đói hỏi sự trợ giúp hay sự có mặt của tôi: đứng trước nó tôi cảm thấy hoàn toàn vô dụng, nghĩa là tôi là kẻ xâm nhập, và chính điều này làm nó thành quí giá đối với tôi. “Những đối tượng, những quang cảnh, những con người của ngoại giới mang đến cho tôi thật nhiều sự nhìn nhận...Chúng ôm giữ sự tin tưởng của tôi. Chỉ bằng sự kiện chúng không hề mảy may có nhu cầu nào. Sự có mặt, sự hiển nhiên sờ sờ, bề dầy, ba chiều kích, khía cạnh có thể cảm nhận được, không thể nào chối bỏ được của chúng, sự hiện hữu của chúng mà tôi tin chắc hơn chính sự hiện hữu của tôi, tất cả những thứ đó là lý do hiện hữu duy nhất của tôi, nói cho đúng là lý chứng của tôi.”[23]  Như vậy cảm nhận ban đầu không thoải mái, bất lực khi đến với sự vật nay trở thành một niềm an ủi thật hạnh phúc. Có thật như vậy không?

          Sự câm lặng của ngoại giới, của những sự vật thoáng nhìn tưởng như là ẩn chứa một sự lạnh nhạt, lãnh đạm hay một sự tự thỏa mãn nhưng thực ra ngược lại đó là một sự khổ đau, một lời trách cứ. Jean-Pierre Richard viết: “Nếu tất cả các đối tượng đều lặng thinh, phải chăng thực ra đó có phải vì chúng ta nín tiếng không nói gì về chúng, vì chúng ta không biết nhìn ngắm chúng, cũng như nói với chúng? Rất có thể tình cảm về sự khác biệt tức thời mà chúng ta cảm thấy khi quanh chúng là do chúng ta đã lưu đầy chúng ra khỏi thế giới của chúng ta, trong khi chúng đòi hỏi, với ai hay về cái gì chẳng quan trọng, phải được tuyên nhận, được khám phá, được mời gọi bởi cái mà con người cũng còn sở hữu một thứ vô cùng quí giá: ngôn ngữ. Qua sự im lặng của nó đối tượng sau hết đòi hỏi, nó đòi chúng ta lời nói; nó thúc dục chúng ta đem nó tới hữu trong khi buộc lời nói giải thích hữu của nó, một sự giải thích cũng buốc chúng ta động viên nơi chúng ta một ý thức thật chính xác, và bằng lời nói, về hữu đó...”[24]    

   Theo Ponge muốn thực sự “đứng về phía sự vật” trước hết cần lánh xa, bỏ trong ngoặc kép [...], giảm trừ tất cả những cách thế hay từ ngữ mô tả sự vật đã có trước đây dù chúng có đẹp đẽ hay ho mấy đi nữa và những đặc tính chung chẳng hạn như độ cứng (của đá), màu sắc v.v... là những thuộc từ trừu tượng gắn vào tên sự vật. Ponge nhận xét “cho đến nay những sự vật có rất ít độ dày trong tinh thần con ngưởi, ”[25], “độ dày” tức chiều sâu làm cho chúng là những sự vật và Ponge chủ trương có thái độ ngược lại: “khuynh hướng biểu lộ những đặc tính này của tôi đúng ra phải được sản xuất đế chống lại từ ngữ nhắm đến triệt hủy, thay thế, đóng hộp tức thì những sự vật.”[26]  Đây là một thách thức của sự vật đối với việc miêu tả của Ponge được chính Ponge ghi nhận trong bài cuối của tập Proêmes Dẫn nhập vào Hòn Sỏi/Introduction au Galet:

   “Nếu như, sau hết tôi thuận hợp với sự hiện hữu, chính là với điều kiện chấp nhận nó một cách hoàn toàn, khi nó đặt lại hết thảy vào trong sự nghi ngờ, dù rằng mọi phương tiện của tôi có thể là yếu kém bởi hiển nhiên chúng thuộc về văn chương và tu từ; tôi không thấy tại sao tôi lại không bắt đầu, một cách tùy ý, bằng cách chỉ ra rằng đối vớí những sự vật đơn giản nhất rất có thể tạo những diễn ngôn vô tận hoàn toàn được cấu tạo bởi những phát biểu chưa hề được xuất bản, và do vậy về bất cứ cái gì không những chẳng mấy được nói tới, mà hầu như tất cả mọi thứ vẫn còn cần được nói tới.”[27]

và trong bài Le Verre d’Eau trong nhật ký thi ca My Creative Method:

   “ngày 3 tháng Tư:

   Toàn thể những gì của thế giới được giả định là đã được biết, thế nhưng ly nước lại không, làm thế nào chúng ta gợi nó lên? Giờ đây sẽ là vấn đề của tôi.

   Hay nói thế khác:

   Ly nước không hiện hữu, vậy nay hãy tạo ra nó bằng lời trên trang giấy này.

   Hay nói cách khác:

   Nếu như toàn thể ly nước đã mãi mãi biến mất trong thế giới vậy hãy thay thế nó: vẻ hiện ra của nó, những ân huệ của nó là do trang giấy chúng ta viết ra hôm nay.”[28]

 

______________________________________

[22] Francis Ponge, Méthodes trang 13: [...] chacun d’eux me repousse, me gomme (efface), m’annihile.

[23] Jean-Pierre Richard, Francis Ponge trong Onze Etudes sur la Poésie moderne trang 162: Plutôt que de parti pris des choses ne vaudrait-il pas mieux alors parler ici d’emprise, d’emprise par les choses: sorte de possesstion par le dehors, dans laquelle l’extase s’égalerait bientôt à une abdication, Mais ce dehors lui-même n’éprouve pas ici des “sentiments” moins partagés. Il se tait lui aussi, et d’un silence qui peut comporter deux significations bien différentes. Le plus souvent l’objet semble me tourner le dos, comme pour me signifier, de toute son épaisseur et radieuse suffisance, qu’ill n’a pas besoin de moi, qu’il ne réclame pour exister ni mon aide ni ma présence: en face de lui je me sens en somme inutile, voir intrus, et c’est cela même qui me le rend precieux. “Les objets, les apysages, les évenements, les personnes du monde extérieur me donnent beaucoup d’agrement...Ils emportent ma conviction. De seul fait qu’ils n’en ont aucunement besoin. Leur présence, leur évidence concrète, leur épaisseur, leurs trois dimensions, leur coté palpable, induibitable, leur existence dont je suis beaucoup plus certain que de la mienne propre, tout cela est ma seule raison d’être, à proprement parler mon prétexte.”(Grand Recueil/Methodes page 12.

[24] Sđd trang 162: À travers son silence en somme l’objet réclame, il nous réclame la parole; il nous presse de l’amener à l’être en l’obligeant à expliquer son être, explication qui nous obligeait aussi à mobiliser en nous une conscience très précise, et verbale, de cet être...

[25] Francis Ponge, Introduction au galet (Proêmes) trong TOME PREMIER trang 201:  les choses jusqu’ici ont eu peu d’épaisseur dans l’esprit des hommes.

[26] Francis Ponge, My Creative Method trong Grand Recueil trang 35: [...] ma tentative d’expression de ces qualités doit se produire plutôt contre le mot qui tendrait à les annihiler, remplacer, précipitamment emboîter (mettre en boîte).

[27] Francis Ponge, Introduction au Galet (Poêmes) trong TOME PRMIER trang 196: Comme après tout je consens à l’existence c’est à condition de l’accepter pleinement, en tant qu’elle remet tout en question; quels d’ailleurs et si faibles que soient mes moyens comme ils sont évidemment plutôt d’ordre littéraire et rhétorique; je ne vois pas pourquoi je ne commencerais pas, arbitrairement, par montrer qu’à propos des choses les plus simples il est possible de faire des discours infinis entièrement composés de déclarations inédites, enfin qu’à propos de n’importe quoi non seulement tout n’est pas dit, mais à peu près tout reste à dire.

[28] Francis Ponge, Le Verre d’Eau (Méthodes) trong GRAND RECUEIL trang 198:                               

“3 avril

  Tout le reste du monde étant supposé connu, mais le verre d’eau ne l’étant pas, comment l‘évoquerez-nous? Tel sera aujourd’hui mon problème.

   Ou en d’autres termes:

   Le verre d’eau n’existant pas, créez-le aujourd’ui en paroles sur cette page.

   Ou en d’autres termes:

   Tout verre d’eau ayant à jamais disparu du monde remplacez-le: son apparence, ses bienfaits par la page que vous ecrirez aujourd’hui.

 

 

Francis Ponge

thơ

Cái bánh tây []

   Trước hết bề mặt của bánh mì là tuyệt vời do cái  ấn tượng hầu như toàn cảnh này nó trình ra: như thể người ta có dưới tay núi Alpes, núi Taurus hay núi Cordillere của rặng Andes.

   Thể như một khối không có hình thù nhất định đang ói ra được đẩy trườn vào trong lò nướng cho chúng ta, ở đó khi cứng lại nó tự tạo thành hình những thung lũng, những mỏm núi, những nhấp nhô, những kẽ nứt...Và rồi ra tất cả những mặt phẳng đưoợc biểu lộ thật rõ nét, những phiến mỏng này hay ở đó ánh sáng tỏa ra từ lửa một cách tỉ mỉ,– mà chẳng ngó ngàng gì tới cục bột não nhoẹt gớm ghiếc nằm bên dưới.

   Cái nằm chìm lỉm ươn hèn và lạnh lẽo ở dưới mà người ta gọi là ruột có tế bào tương tự như tế bào của những cái khăn lau sốp: lá hay hoa nơi đó giống như những chị em mèo xiêm được hàn vào nhau cùng một lúc ở khắp các cạnh. Khi cái bánh mì ỉu xìu những bông hoa này héo đi và cong queo: rồi chúng tách rời nhau, và cái khối này trở thành dễ vụn nát...

               Nhưng ta hãy bẻ ở đó: bởi cái bánh mì nằm trong miệng chúng ta là thứ đối tượng chẳng mấy đáng kính so với đối tượng của sự tiêu thụ

 

Le pain

   La surface du pain est merveilleuse d’abord à cause de cette impression quasi panoramique qu’elle donne: comme si l’on avait à sa disposition sous la main les Alpes, le Taurus ou la Cordilès des Andes.

   Ainsi donc une masse amorphe en train d’éructer fut glissée pour nous dans le four tellaire, où durcissant elle s’est façonnée en vallées, crêtes, ondulations, crevasses...Et tous ces plans dès lors si nettement articulés, ces dalles minces ou la lumière avec application couche ses feux,– sans un regard pour la mollesse ignoble sous-jacente.

   Ce lâche et froid sous-sol que l’on nomme la mie a son tissu pareil à celui des éponges: feuilles ou fleurs sont comme des sœurs siamoises soudées par tous les coudes à la fois. Lorsque le pain rassit ces fleurs fanent et se rétrécissent: elles se détachent alors les unes des autres, et la masse en devient friable...

   Mais brisons-là: car le pain doit être dans notre bouche moins objet de respect que de consommation.

                                                                               (TOME PREMIER trang 52)

(còn tiếp)

đào trung đo